fbpx

Thuốc vitamin B12 tiêm khi nào được sử dụng? Avisure Safoli

Tháng Mười Một 3, 2021

Hiện nay, nhu cầu bổ sung vitamin b12 dạng tiêm rất nhiều. Tuy nhiên, trường hợp nào được dùng thuốc vitamin b12 tiêm và liều lượng khi bổ sung vitamin b12 như thế nào? Tất cả được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. 

1. Thuốc tiêm vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 hay còn được gọi là cobalamin, đây là một vitamin tan trong nước. Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp ADN, tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid và acid folic, cấu tạo nên các tế bào hồng cầu, duy trì hoạt động của các tế bào thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ, viêm đa dây thần kinh.

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Thiếu vitamin B12 có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm

Vitamin B12 có nhiều trong các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa… Nhu cầu Vitamin B12 hàng ngày của cơ thể từ 1-3 mcg, nó được dự trữ ở gan. Trong dược phẩm, thuốc vitamin B12 được tổng hợp dưới dạng thuốc ống và thuốc tiêm. Thuốc tiêm vitamin B12 thường được sử dụng dưới dạng hydroxocobalamin hoặc cyanocobalamin. Trong cơ thể người, các cobalamin sẽ tạo thành 2 coenzyme hoạt động là methylcobalamin và 5 – deoxyadenosylcobalamin. Methylcobalamin rất cần thiết cho quá trình tạo methionin và dẫn chất là S- adenosylmethionine từ homocysteine. Thuốc tiêm Vitamin B12 được sử dụng để tiêm bắp và tiêm dưới da có tác dụng rất tốt trong việc tăng nồng độ vitamin B12 trong máu và ngăn ngừa sự thiếu hụt B12.

2. Chỉ định vitamin B12 dạng tiêm

Các chỉ định khi dùng vitamin B12 dạng tiêm:

+ Người bị thiếu máu ác tính kèm theo các rối loạn thần kinh.

+ Viêm đa dây thần kinh ở những người nghiện bia, rượu hoặc người đái tháo đường.

+ Người bị cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày, viêm teo dạ dày có dấu hiệu kém hấp thu vitamin B12 từ thức ăn.

+ Thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.

+ Người gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể.

3. Những chống chỉ định của thuốc tiêm vitamin B12

Thuốc vitamin B12 chống chỉ định trong các trường hợp:

+ Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

+ Người đang có các khối u ác tính.

Trường hợp nào áp dụng thuốc vitamin B12 tiêm trực tiếp

Vitamin B12 tiêm chống chỉ định trong những trường hợp nào?

+ Người bị bệnh Leber, giảm thị lực do hút thuốc lá không dùng thuốc vitamin B12 dạng cyanocobalamin.

4. Liều lượng và cách dùng thuốc vitamin b12 dạng tiêm

Liều dùng và cách dùng của vitamin B12 được khuyến cáo như sau:

+ Đối với thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ không kèm theo các triệu chứng thần kinh:  Áp dụng tiêm bắp đối với trẻ em và người lớn 1mg/lần, 3 lần/tuần trong 2 tuần. Sau đó duy trì với liều lượng 1 mg/lần, 3 tháng 1 lần.

+ Đối với thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ kèm theo các triệu chứng thần kinh: Thuốc vitammin b12 được tiêm bắp cho người lớn và trẻ em, 1mg/lần; cách 1 ngày tiêm 1 lần đến khi không có thêm cải thiện. Sau đó duy trì 2 tháng tiêm 1 lần với liều 1mg/lần.

+ Đối với điều trị dự phòng thiếu máu: Bác sĩ, điều dưỡng sẽ tiêm bắp với liều lượng 1mg/lần. Cứ 2-3 tháng tiêm 1 lần.

+ Trong điều trị giảm thị lực do thuốc lá và bệnh teo dây thần kinh thị giác Leber (chỉ sử dụng thuốc Vitamin B12 dạng hydroxocobalamin): tiến hành tiêm bắp với liều lượng 1mg/ngày trong vòng 2 tuần. Sau đó, Mỗi 2 tuần 1 lần, cho đến khi không có thêm cải thiện thì duy trì 2 tháng tiêm 1 lần với hàm lượng là 1mg/lần.

5. Tác dụng không mong muốn khi tiêm thuốc vitamin b12

Vitamin B12 tan trong nước nên có thể đào thải qua thận. Do đó lượng vitamin B12 dư thừa trong cơ thể ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bổ sung liều cao trong một thời gian dài sẽ gây tác dụng không mong muốn như:

+ Sốc phản vệ do dị ứng với vitamin B12, trường hợp này hiếm gặp tuy nhiên nếu gặp phải có thể dẫn đến tử vong. Cần thận trọng khi tiêm cho người có cơ địa mẫn cảm.

+ Ảnh hưởng đến tim mạch: tăng nhịp tim, tăng huyết áp, đau ngực, khó thở, suy tim…

+ Tác dụng trên đường tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, nôn mửa…)

+ Đau đầu

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng vitamin B12 liều cao, kéo dài: Đau đầu

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng vitamin B12 liều cao, kéo dài: Đau đầu

+ Tê bì hay liệt yếu cơ các chi, cơ mặt.

+ Làm tổn thương thần kinh thị giác cho người mắc bệnh Leber khi sử dụng thuốc vitamin B12 dạng cyanocobalamin.

+ Ngứa, phát ban…

Vì vậy, khi bổ sung vitamin B12 dạng tiêm cần thận trọng và chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ. Người bệnh phải sử dụng đúng liều lượng và thông báo cho bác sĩ khi gặp dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, nếu gặp phải tình trạng cao huyết áp, suy tim, sốc phản vệ cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin về thuốc vitamin B12 dạng tiêm được sử dụng khi nào và những lưu ý khi sử dụng. Nếu còn vấn đề gì cần giải đáp hãy liên hệ với các chuyên gia của Avisure để được giải đáp bạn nhé.

Xem thêm bài viết: Thiếu vitamin B12 gây ra bệnh gì?

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).