fbpx

Tổng quan về vitamin B12 trong cơ thể 

Tháng Mười Hai 3, 2021

Vitamin B12 là chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình tạo máu của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin này do chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ăn chay trường hay bất cứ nguyên nhân nào; cũng có thể khiến cơ thể mệt mỏi, yếu cơ, thiếu máu và dễ gặp các vấn đề về đường ruột hay bệnh lý tổn thương thần kinh và rối loạn tâm lý.

Vitamin B12 là gì?

Vitamin B12 hay còn gọi là cobalamin, là một phức hợp chất cơ kim loại trong đó có một nguyên tử Coban trong vòng corrin. Nó có cấu trúc tương tự như porphyrin. Tuy nhiên, hợp chất hữu cơ này không thể tự tổng hợp được trong cơ thể người mà được hấp thụ qua ăn uống.

Những thực phẩm rất giàu vitamin b12
Những thực phẩm rất giàu vitamin b12

Nhóm vitamin này tan trong nước. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự trao đổi chất được diễn ra bình thường. Đồng thời, còn đảm bảo số lượng và chất lượng của tế bào máu cùng tế bào thần kinh.

Xem thêm: Thuốc bổ máu là gì?

Tác dụng của vitamin B12 đối với cơ thể

Vitamin B12 ở người khỏe mạnh được đưa vào trong cơ thể dưới dạng liên kết với một protein (yếu tố R), được tiết ra từ tuyến nước bọt. Khi đến ruột non, nó được thuỷ phân ra khỏi phức hợp nhờ các enzym tuyến tụy, và được liên kết mới với một glycoprotein được tiết ra bởi các tế bào thành dạ dày.

Phức hợp mới này tiếp tục liên kết với các thụ thể trên hồi tràng, cho phép hấp thụ vitamin B12 này tới các cơ quan như gan, tuỷ xương và các tế bào khác. Cuối cùng, khi vào cơ thể, vitamin này sẽ tham gia vào các quá trình trao đổi chất quan trọng, đặc biệt là quá trình tạo máu và tế bào thần kinh.

Vitamin B12 là yếu tố tạo ra enzyme được sử dụng như chất trung gian trong quá trình tổng hợp các nhân pyridine của ADN; Đặc biệt là ở các tế bào tạo máu và tế bào niêm mạc ruột. Đồng thời, hợp chất này cũng tham gia tổng hợp và chuyển hoá myelin của tế bào thần kinh.

Triệu chứng thường gặp ở người khi thiếu hụt vitamin B12 là gì? 

Khi bị thiếu hụt vitamin B12 ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể không nhận thấy biểu hiện gì. Tuy nhiên, khi không điều trị sớm, khi bệnh diễn biến nặng, thì một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

– Người hay mệt mỏi, choáng váng đầu óc

– Tim đập nhanh, khó thở

– Tinh thần dễ kích động, kích thích

–  Trí nhớ suy giảm, trầm cảm

– Chân tay tê bì, da nhợt nhạt, thị lực kém

–  Một số trường hợp gặp các vấn đề rối loạn tiêu hóa như: Táo bón, tiêu chảy, chán ăn hay đầy hơi…

Hậu quả của thiếu hụt cobalamin(B12)

Việc thiếu hụt vitamin cobalamin hay vitamin B12 có thể gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng như:

– Thiếu máu ác tính: Bệnh thiếu máu ác tính hay còn gọi là bệnh lý thiếu máu hồng cầu khổng lồ. Nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể thiếu hụt vitamin b12 cùng với axit folic gây ra. Nhưng do nhu cầu tiêu thụ vitamin B12 hằng ngày rất nhỏ so với lượng được dự trữ trong gan. Vì thế, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện rất muộn kể từ thời điểm ngừng hoặc giảm cung cấp vitamin B12. Do đó, bệnh có thể diễn tiến thời gian lên đến hàng năm.

Bệnh thiếu máu ác tính - Có nguyên nhân do thiếu hụt chất cobalamin (B12)
Bệnh thiếu máu ác tính – Có nguyên nhân do thiếu hụt chất cobalamin (B12)

– Bệnh đa xơ cứng: một số nghiên cứu đã cho thấy sự liên quan chặt chẽ giữa ảnh hưởng của sự thiếu hụt cobalamin và người bệnh đa xơ cứng. Ở những người bệnh đa xơ cứng, tỷ lệ thiếu hụt chất này cao hơn ở những người không bị. Trong khi, các nghiên cứu khác cho thấy nồng độ vitamin B12 ở dịch não tuỷ của những người bệnh đa xơ cứng rất thấp, dù nồng độ trong máu vẫn bình thường.

Dư thừa vitamin B12 có sao không?

Do đây là nhóm vitamin tan trong nước, do vậy mà lượng vitamin bị dư thừa có thể được thải trừ qua thận dưới dạng nước tiểu. Chính vì thế, nó ít gây độc tính cho cơ thể.

Vitamin B12 được dự trữ với hàm lượng rất cao ở gan, số lượng vitamin được dự trữ đủ để cơ thể sử dụng cho các hoạt đông sinh lý của cư thể lên đến 2 năm. Vì thế, việc bổ sung thừa vitamin này cũng ít gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc bổ sung lâu dài, liều cao đối với nhóm vitamin B12 lại không được khuyến nghị nên dùng.

Những đối tượng nào nên bổ sung vitamin B12?

Căn cứ theo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, được ban hành kèm theo Thông tư số 43,2014/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế; nhu cầu đối với các đối tượng khác nhau như sau:

Đối tượng người khỏe mạnh, bình thường

– Đối với người tuổi vị thành niên đến tuổi trưởng thành ở cả nam và nữ, nhu cầu được khuyến nghị ở mức 2,4mcg/ngày.

– Đối với phụ nữ có thai và cho con bú tương ứng là 2,6mcg/ngày và 2,8 mcg/ngày.

– Đối với trẻ em là 0,7 – 2mcg/ngày.

Đối với cơ thể khoẻ mạnh bình thường, vitamin B12 hoàn toàn có thể nhận đủ từ lượng thực phẩm ăn hàng ngày.

Đối tượng người mắc bệnh lý

– Người thiếu máu ác tính.

– Người từng phẫu thuật đường tiêu hoá như cắt một phần dạ dày, ruột non…

– Người có bệnh dạ dày, đặc biệt là viêm teo niêm mạc dạ dày.

Những đối tượng nào cần bổ sung vitamin B12?

Những đối tượng nào cần bổ sung vitamin B12?

– Người gặp các chứng rối loạn tiêu hoá như bệnh Crohn hay Celiac.

– Người ăn chay trường.

– Người sử dụng thuốc giảm tiết dịch dạ dày kéo dài.

– Người sử dụng thuốc làm giảm hấp thu vitamin B12: metformin trong điều trị đái tháo đường, sử dụng vitamin C kéo dài, colchicine trong điều trị Gout, acid aminosalicylic…

– Người nhiễm sán dây cá.

Bổ sung vitamin B12 bằng cách nào?

Việc thiếu hụt vitamin B12 thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trong cho sức khỏe của con người. Do vậy, việc tìm hiểu cách bổ sung vitamin này sao cho hiệu quả và hấp thụ tốt là điều cần quan tâm. Cách bổ sung vitamin B12 đúng cách gồm có

Bổ sung qua thực phẩm

Vitamin B12 có mặt trong nhiều nhóm thực phẩm được sử dụng hàng ngày. Các nhóm thực phẩm khá dễ tìm mua và chế biến ở mọi vùng miền. Vì thế, hãy xem để bổ sung ngay những nhóm thực phẩm này cho cả gia đình nhé.

Một số nhóm thực phẩm giàu vitamin B12

– Thuỷ hải sản: Ngao, trai, hàu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, cua… Đây chính là nhóm thực phẩm được đánh giá cao.

– Gan động vật: gan cừu, gan bò, gan bê…Tuy nhiên, đối với nhóm thực phẩm này hãy cân nhắc lượng dùng phù hợp và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Bởi dùng quá nhiều nội tạng có thể gây thừa cân, béo phì, mỡ máu hay gout.

– Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa lỏng, kem, bơ, sữa chua, phô mai…

Sữa và chế phẩm từ sữa nên sử dụng
Sữa và chế phẩm từ sữa nên sử dụng

– Trứng là thực phẩm rất giàu vitamin B12, protein và vitamin D. Trứng gà, trứng vịt, trứng cút… đều là những thực phẩm quen thuộc, dễ chế biến lại dễ ăn. Vì thế, các gia đình đừng bỏ qua thực phẩm dinh dưỡng này nhé.

Thuốc bổ sung vitamin B12

Hiện nay tại các nhà thuốc trên toàn quốc có rất nhiều sản phẩm bổ sung vitamin B12 được bào chế dưới các dạng như viên nén, viên đặt dưới lưỡi, dung dịch tiêm bắp…, bao gồm cả dạng thuốc uống và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, cách dùng và liều dùng cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định đi kèm.

Các dạng dùng và hàm lượng phổ biến bao gồm:

– Dung dịch tiêm: hàm lượng 1000 mcg/ml.

– Dạng viên nén: 100 mcg, 200 mcg, 1000 mcg.

Hy vọng rằng, những thông tin được cung cấp trong bài viết trên, phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của vitamin B12 đối với cơ thể. Cuối cùng xin chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).