Các chỉ số thiếu máu ở trẻ em – Ý nghĩa và vai trò của từng chỉ số thiếu máu
Tháng Ba 28, 2024Chỉ số thiếu máu ở trẻ em là “thước đo” đánh giá mức độ thiếu máu ở đối tượng này. Dựa trên các chỉ số xét nghiệm như vậy mà bác sĩ có thể đánh giá mức độ bệnh, để từ đó cho trẻ chữa trị bằng các phương pháp phù hợp, nhằm hết thiếu máu. Mời các bệnh phụ huynh hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các chỉ số thiếu máu ở trẻ em để có.
1. Tìm hiểu các chỉ số thiếu máu ở trẻ em
Các chỉ số thiếu máu giúp phản ánh tình trạng sức khỏe của người được xét nghiệm. Khi ba mẹ đưa con đi thăm khám, xét nghiệm thiếu máu chắc chắn không còn lạ lẫm với một số các chỉ số thiếu máu ở dưới đây. Tuy nhiên, các chỉ số này phản ảnh điều gì, ý nghĩa các chỉ số ra sao? Chi tiết có ngay trong bài viết dưới đây.
– Chỉ số hồng cầu RBC
Tên tiếng Anh là Red blood cell, đây là chỉ số thể hiện lượng hồng cầu có trong máu. Hồng cầu là thành phần “then chốt” của máu, chiếm số lượng nhiều nhất trong máu, hồng cầu giúp vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy đến các tế bào. Đồng thời đưa carbonic từ tế bào đi ra ngoài. Nhờ có hồng cầu mà các cơ quan được nuôi dưỡng đầy đủ, duy trì được hoạt động chức năng ổn định.
– Chỉ số HCT
Tên khoa học là Hematocrit, giúp xác định tỷ lệ thể tích hồng cầu trong máu toàn phần. Đây là chỉ số rất quan trọng thể hiện cơ thể trẻ nhỏ có đủ lượng hồng cầu để vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể hay không.
– Chỉ số HGB
HGB là tên viết tắt của hemoglobin. Đây là cơ sở để các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ, được tính bằng lượng huyết sắc tố trong một đơn vị thể tích máu. Có 3 loại hemoglobin phổ biến đó là: hemoglobin A, hemoglobin F, hemoglobin A2. Trong đó hemoglobin F thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và thai nhi.
– Chỉ số MCV
MCV là tên viết tắt của Mean Corpuscular Volume, tức là thể tích trung bình của hồng cầu. Hồng cầu có thể có thể tích to hoặc nhỏ để phù hợp với kích thước mạch máu mà chúng di chuyển qua.
– Chỉ số MCH
Đây là chỉ số đánh giá đánh giá lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu, khi chỉ số này thấp hơn hoặc cao hơn giá trị bình thường cũng có thể cảnh báo nguy cơ trẻ mắc bệnh lý hoặc sức khỏe gặp vấn đề bất thường.
– Chỉ số WBC
Là tên viết tắt của White Blood Cell, dùng để phản ánh số lượng tế bào bạch cầu. Xét nghiệm chỉ số này sẽ giúp phát hiện cơ thể trẻ có bị nhiễm bệnh hay không hoặc có gặp vấn đề gì liên quan đến hệ miễn dịch hay không.
– Chỉ số NEUT
Là tên viết tắt Neutrophil, để chỉ số lượng tế bào bạch cầu trung tính. Đánh giá chỉ số NEUT giúp xác định trạng thái bệnh lý ở cơ thể trẻ nhỏ.
2. Ý nghĩa các chỉ số thiếu máu đối với sức khỏe trẻ em
Trong việc nghiên cứu, xét nghiệm thiếu máu ở trẻ thì cần rất nhiều chỉ số. Chẳng hạn như chỉ số HCT, HGB, MCV, MCH….Vậy các chỉ số này là gì và ý nghĩa của các chỉ số này đối với quá trình xét nghiệm ra sao? Mời người đọc tham khảo nội dung dưới đây.
– Ý nghĩa chỉ số HCT trong xét nghiệm thiếu máu ở trẻ em
Chỉ số HCT được ứng dụng vào trong sàng lọc bệnh đa hồng cầu, ngoài ra còn giúp các bác sĩ kiểm tra tình trạng thiếu hồng cầu trong cơ thể gây ra các triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Với trẻ mắc bệnh ung thư, chỉ số HCT còn giúp xác định trẻ nhỏ có đáp ứng tốt với thuốc hoặc hóa chất điều trị hay không.
Chỉ số HCT bình thường là: Ở trẻ sơ sinh là 45% đến 61%, ở trẻ nhỏ là 32% đến 42%.
– Chỉ số HGB trong xét nghiệm thiếu máu
Theo nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng, chỉ số HGB giúp đánh giá mức độ thiếu máu ở trẻ nhỏ, giới hạn bình thường của HGB ở trẻ em là 11-14 g/dl. Khi chỉ số HGB thấp hơn khoảng giới hạn cho phép tức là trẻ nhỏ đang bị thiếu máu, nếu dưới mức 8 g/dl thì cần phải xem xét để truyền máu.
Chỉ số HGB phụ thuộc và tình trạng cơ thể, chúng có thể thay đổi ngay sau khi ăn no, sau khi vừa trải qua phẫu thuật, vận động mạnh hoặc cơ thể đang mất nước…
– Chỉ số MCV ý nghĩa thế nào trong xét nghiệm máu cho bé
Giá trị bình thường của MCV là 80 -100 femtoliter, giúp các bác sĩ phát hiện tình trạng bệnh lý bất thường liên quan đến máu của trẻ nhỏ.
Khi chỉ số MCV thấp dưới 80 fl, lúc này cơ thể trẻ nhỏ đã bị thiếu hụt sắt, có nguy cơ mắc phải bệnh lý như suy thận mãn, thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do tan máu di truyền Thalassemia hoặc có thể gặp ở phụ nữ đang mang thai…
Khi chỉ số MCV ở mức cao trên 100 fl, điều này cho thấy cơ thể đang thiếu hụt axit folic hoặc vitamin B12, hoặc có thể là trẻ đang mắc bệnh về tuyến giáp, hoặc gặp vấn đề bất thường trong gan.
– Chỉ số MCH: Bình thường, chỉ số này nằm trong khoảng 27 – 33 picogram (pg/tế bào).
Khi chỉ số MCH thấp thì có thể trẻ đã mắc các bệnh lý như thiếu máu do thiếu sắt, thiếu sắt. Trẻ nhỏ có chỉ số MCH ở mức thấp thường có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững, da tái xanh, nhợt nhạt, chậm tăng cân và tăng chiều cao…
– Chỉ số WBC: Khi cơ thể trong trạng thái bình thường, chỉ số WBC là 4-10 Giga/l
Chỉ số WBC thấp trong các trường hợp: Trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết, lupus ban đỏ, suy tủy xương do khối u, trẻ đang phải xạ trị ung thư, tâm lý căng thẳng, nhiễm trùng, chấn thương.
Chỉ số WBC tăng cao khi: Trẻ hít quá nhiều khói thuốc lá, nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp, dị ứng, bỏng, đa hồng cầu, ung thư máu, mới trải qua phẫu thuật lá lách.
– Chỉ số NEUT: Thông thường chỉ số này giao động ở mức 60-66%
Chỉ số NEUT tăng trên mức bình thường gặp trong các tình trạng: Trẻ nhỏ căng thẳng, bị viêm nhiễm trùng, vận động mạnh hoặc mắc phải các bệnh lý (đa hồng cầu, bạch cầu dòng tủy mạn tính, bạch cầu trung tính mạn tính, đa hồng cầu nguyên phát).
Chỉ số NEUT giảm trong các trường hợp: Sử dụng thuốc hóa trị hoặc trẻ gặp phải tác dụng phụ của thuốc (thuốc điều trị tuyến giáp, bệnh tim, thuốc chống loạn thần), nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, mắc các bệnh lý liên quan đến bạch cầu…
3. Cách cải thiện chỉ số thiếu máu đẹp, tốt nhất
Để cải thiện chỉ số thiếu máu ở trẻ nhỏ và đưa chúng về mức bình thường, phụ huynh nên áp dụng các biện pháp như sau:
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Nếu các chỉ số trên ở mức thấp thì rất có thể em bé đang bị thiếu máu, vậy nên cha mẹ cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là sắt để giúp trẻ có đủ lượng máu, hồng cầu trong cơ thể.
Ngoài ra, cần hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ăn, thức uống thiếu lành mạnh có thể cản trở hấp thu sắt, gián tiếp gây ra thiếu máu như: đồ uống có gas, rượu bia, trà, cà phê, đậu nành…
– Cho trẻ duy trì chế độ sinh hoạt, học tập hợp lý
Cha mẹ nên cho trẻ học tập với khoảng thời gian vừa phải, tránh bắt ép trẻ học nhiều quá mức, tăng cường thời gian cho bé được nghỉ ngơi. Đồng thời, cha mẹ cần tạo thói quen cho bé đi ngủ sớm để tăng cường sự phát triển thể chất, tăng sức đề kháng, phòng ngừa nhiều loại bệnh gây thiếu máu.
– Điều trị triệt để các bệnh lý gây ra thiếu máu ở trẻ nhỏ
Một số bệnh lý về tủy xương, gan, thận hoặc nhiễm giun sán ở trẻ nhỏ có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Phụ huynh nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ, hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bạn đọc có thể xem thêm nội dung: Thiếu máu sinh lý ở trẻ em
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các kiến thức liên quan đến chỉ số máu ở trẻ em, hy vọng rằng các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về xét nghiệm đánh giá thiếu máu ở trẻ nhỏ. Chúc các bé sẽ luôn mạnh khỏe, phát triển tốt nhé.
Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.
Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai
Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.
THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.
CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).