fbpx

Trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Tháng Chín 30, 2023

Bệnh nhân: Chào bác sĩ, tôi là Huyền 28 tuổi đang sinh sống tại Hà Nội. Con tôi sinh non ở tuần 36 và bác sĩ có kê bổ sung sắt dự phòng thiếu máu. Xin hỏi, trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy hiểm không? Và cách khắc phục điều trị thiếu máu ở trẻ như thế nào?

Dấu hiệu cảnh báo thiếu máu ở trẻ
Dấu hiệu cảnh báo thiếu máu ở trẻ

Bác sĩ: Cảm ơn Huyền đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giúp ba mẹ hiểu hơn về triệu chứng, dấu hiệu thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Cũng như trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết ở trong bài viết sau:

Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị thiếu máu

Thiếu máu ở trẻ sơ sinh là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và hồng cầu trong máu, dẫn đến thiếu hụt oxy cung cấp cho các tế bào và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một số dấu hiệu điển hình khi trẻ em mắc bệnh thiếu máu bao gồm:

– Da xanh xao, nhợt nhạt, môi và mắt của trẻ có thể bị đóng màng.

– Mệt mỏi và buồn ngủ thường xuyên.

– Tâm trạng cáu gắt, khó chịu và không hoạt bát.

Trẻ sơ sinh quấy khóc, khó thở dấu hiệu cảnh báo thiếu máu
Trẻ sơ sinh quấy khóc, khó thở dấu hiệu cảnh báo thiếu máu

– Không muốn ti sữa mẹ, khó thở và hụt hơi.

– Chỉ số chiều cao, cân nặng thấp hơn so với trẻ phát triển bình thường.

– Trong trường hợp bệnh lý nặng, chân tay trẻ sơ sinh có thể bị sưng.

Trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Để có thể giải đáp cho thắc mắc trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy hiểm không?, chúng ta hãy cùng tìm hiểu mức độ tác động tiêu cực của tình trạng trên tới sức khỏe của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh thiếu máu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ như sau:

Sức khỏe cơ thể bị suy giảm:

Tình trạng thiếu máu kéo dài dẫn đến thiếu hụt oxy trong cơ thể, khiến trẻ thường xuyên thiếu năng lượng và cảm thấy mệt mỏi, không hứng thú chơi đùa. Thay vào đó, trẻ thường khóc nhiều hơn và không muốn ti sữa mẹ. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp nguy cơ giảm cân nặng nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não bộ.

Ảnh hưởng tới hệ thần kinh:

Não bộ đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, và khoảng 20% lượng oxy trong cơ thể được cung cấp cho hoạt động của cơ quan này. Trong trường hợp thiếu máu kéo dài, cơ thể không cung cấp đủ oxy lên não, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm chậm quá trình phát triển, giảm khả năng tư duy và nhận thức của trẻ.

Trẻ sơ sinh bị thiếu máu gây ảnh hưởng sự phát triển não bộ của trẻ
Trẻ sơ sinh bị thiếu máu gây ảnh hưởng sự phát triển não bộ của trẻ

Suy tim và nhồi máu cơ tim:

Cơ tim hoạt động không hiệu quả, làm giảm khả năng bơm máu cho cơ thể. Điều này dẫn đến sự suy yếu của tim và xuất hiện các triệu chứng khó thở, thở hổn hển, đau thắt ngực và ho kéo dài. Thậm chí tình trạng nặng có thể xuất hiện các cơn nhồi máu cơ tim dẫn đến tử vong

Hệ miễn dịch bị suy giảm:

Khi thiếu máu kéo dài, làm giảm khả năng tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Trẻ sơ sinh dễ mắc các vấn đề về sức khỏe như tiêu chảy, viêm họng, viêm phổi, cảm cúm,…

Các biện pháp phòng ngừa tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

Sau khi có được câu trả lời cho thắc mắc trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy hiểm không? Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý các biện pháp phòng ngừa tình trạng thiếu máu của trẻ.

Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý

Chăm sóc trẻ sơ sinh bằng việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng và cân đối là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa thiếu máu. Đối với trẻ sơ sinh, việc cho bé bú sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất, bởi vì sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh và hấp thụ chất sắt tốt hơn.

Bổ sung sắt

Đảm bảo trẻ sơ sinh được bổ sung đủ sắt trong chế độ ăn uống. Sắt là một yếu tố cần thiết cho sản xuất hồng cầu, vì vậy việc cung cấp đủ sắt trong thức ăn của trẻ sơ sinh là rất quan trọng. Nếu cần thiết, bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể đề xuất bổ sung sắt dưới dạng viên hoặc siro.

Bổ sung sắt nước hữu cơ cho trẻ thiếu máu
Bổ sung sắt nước hữu cơ cho trẻ thiếu máu

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đưa trẻ đến các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ và tiêm chủng đầy đủ theo lịch trình. Điều này giúp phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng bất thường nào liên quan đến thiếu máu, giúp can thiệp kịp thời.

Xem thêm nội dung: Dấu hiệu thiếu máu ở trẻ sơ sinh

Hy vọng bài viết đã đưa tới cho các bậc cha mẹ cái nhìn tổng quan và những thông tin hữu ích xoay quanh câu hỏi trẻ sơ sinh bị thiếu máu có nguy hiểm không, dấu hiệu và những biện pháp phòng ngừa phù hợp. Nếu trẻ có những triệu chứng bất thường, các mẹ hãy đưa bé tới các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và điều trị nếu cần thiết.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).