fbpx

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Tháng Tám 2, 2021

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Đây là câu hỏi rất nhiều mẹ thắc mắc khi biết mình mắc căn bệnh mà cứ 10 người mang thai lại có 1 người bị tiểu đường thai kỳ. Hy vọng với các thông tin trong bài viết lần này mẹ có thể giải đáp được thắc mắc của mình.

Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh mẹ có thể bị mắc trong quá trình mang thai và kéo dài cả thai kỳ. Chính vì vậy mà các biến chứng của tiểu đường thai kỳ thường là biến chứng cấp tính. Còn các biến chứng mạn tính thường không hay gặp.

Tiểu đường thai kỳ gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Các biến chứng phổ biến

–  Hôn mê do hạ đường huyết: Mẹ có thể cảm thấy đói, run rẩy người vã nhiều mồ hôi. Cơ thể mệt mỏi buồn ngủ, cảm giác bị yếu cơ, lời nói cử chỉ bỗng chậm chạp. Biến chứng này thường do mẹ ăn kiêng quá mức, uống thuốc nhưng không ăn, tập thể dục quá mức.

–  Hôn mê do nhiễm toan ceton: đây là biến chứng do cơ thể thiếu hụt insulin bất thường làm tăng nồng độ acid trong máu. Nó làm mẹ chán ăn, khát nước, rát họng. Đau bụng đau đầu, có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng.

–  Các biến chứng khác gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé bao gồm: Tiền sản giật, đa ối, nguy cơ phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh, nhiễm khuẩn tiết niệu và tăng huyết áp.

–  Đối với phụ nữ tiểu đường thai kỳ chuyển nặng tuýp 2 lâu ngày có thể gây ra các biến chứng sau:

+ Biến chứng ở thận: Mẹ gặp các bệnh lý cầu thận.

+ Biến chứng ở mắt: Mẹ có thể phải đối mặt với các nguy cơ tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, bệnh lý võng mạc và phù điểm vàng.

+ Biến chứng thần kinh: Một vài hành động mất kiểm soát có thể diễn ra như tiểu không tự chủ, táo bón, tiêu chảy, tụt huyết áp. Mẹ luôn cảm giác kiến bò trên cơ thể, ngứa ran bỏng rát ở bàn tay chân, rối loạn chức năng sinh dục.

+ Biến chứng nhiễm trùng: Lở loét kẽ răng, lợi, móng tay, móng chân, viêm tiết niệu, sinh dục.

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Hỏi: Bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Trả lời: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể sinh thường nếu biết điều chỉnh chế độ ăn uống và kiểm soát được lượng đường trong cơ thể.

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Ngoài ra đối với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, sinh thường, sinh mổ hay sinh qua ngả âm đạo còn phụ thuộc vào khá nhiều lý do được dự đoán trong quá trình mang thai. Gần ngày dự sinh mới chẩn đoán chính xác được tiểu đường thai kỳ nên sinh theo phương pháp nào, cụ thể như sau:

–  Thời điểm sinh đối với sản phụ tiểu đường thai kỳ: dựa vào kết quả thăm khám tình trạng tiểu đường của thai phụ để kết luận thời điểm sinh:

+ Mẹ và thai nhi gặp biến chứng tiểu đường thai kỳ thì thời điểm sinh tốt nhất là tuần 38-41 để chống suy hô hấp do phổi của bé chưa trưởng thành.

+ Thai đủ tiêu chuẩn sinh thì có thể sinh sớm ở tuần 38

+ Nếu cần sinh sớm trước tuần 37 thì phải xem xét đến tình trạng phát triển phổi của thai nhi thông qua xét nghiệm nước ối.

–  Sản phụ tiểu đường thai kỳ có nên sinh thường/ sinh mổ?: Nếu phổi của thai nhi đã trưởng thành thì sản phụ có thể sinh bằng cả 2 cách tương tự như không bị bệnh. Nếu kết quả thăm khám thấy thai to thì cần cân nhắc mổ đẻ để tránh nguy cơ trẻ bị trật khớp vai hoặc chấn thương khi đẻ thường.

Khi bị tiểu đường mẹ bầu nên chú ý gì?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vậy mẹ bầu cần chú ý gì khi bị tiểu đường:

Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng riêng tùy vào thể trạng của mình

+ Tùy vào thể trạng của mỗi người sẽ có một chế độ dinh dưỡng khác nhau. Đầu tiên mẹ nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ. Đông thời kết hợp với chế độ dinh dưỡng được đưa ra và tham khảo từ bác sĩ.

+ Nên ăn đủ dinh dưỡng. Nên ăn các thực phẩm chứa ít glucose như thịt nạc, cá, sữa không đường không chất béo.

+ Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh tình trạng lượng đường huyết tăng quá cao và đột ngột

=> Xem thêm: Tổng hợp hoa quả mẹ bầu tiểu đường nên và không nên ăn

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Tập thể dục, vận động

Tập thể dục là cách tăng khả năng chuyển hoá các chất trong cơ thể. Đồng thời giúp giữ lượng đường huyết ổn định.

+ Đi bộ: Duy trì việc đi bộ 15-30 phút mỗi ngày là cách điều trị tiểu đường rất tốt.

+ Tập yoga: Hỗ trợ quá trình chuyển dạ thuận lợi cũng như giảm stress hiệu quả trong quá trình mang thai.

+ Khiêu vũ: các bài tập khiêu vũ nhẹ nhàng được bác sĩ cho phép sẽ giúp mẹ bầu thư giãn.

Việc thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, vận động thường xuyên không chỉ giúp tăng lưu thông máu cho thai phụ mà còn hỗ trợ ổn định đường huyết trong thai kỳ. Ngoài ra mẹ bầu có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc cho các ca tiểu đường thai kỳ nặng theo sự chỉ định của bác sĩ.

‘’Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Đẻ thường hay đẻ mổ tốt hơn? Tiểu đường thai kỳ sinh con lúc nào là hợp lý?’’ Hy vọng các sản phụ đều có câu trả lời hợp lý cho mình. Dù sinh thường hay đẻ mổ, cũng chúc mẹ tròn con vuông nhé.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).