fbpx

Tiểu đường thai kỳ – Nỗi sợ hãi của nhiều mẹ bầu

Tháng Năm 21, 2021

Theo báo cáo, cứ 7 mẹ bầu thì có 1 mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường không chỉ ảnh hưởng tới mẹ bầu mà còn có thể gây ra biến chứng cực kỳ nguy hiểm cho cả thai nhi. Vậy làm sao để biết mẹ có bị tiểu đường hay không và phải làm gì khi bị tiểu đường trong giai đoạn này. Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây về tiểu đường thai kỳ.

Đái tháo đường thai kỳ bao nhiêu là cao?

Theo WHO, đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường ở giai đoạn 24 – 28 tuần tuổi của thai. Tình trạng này thường không có các triệu chứng điển hình và thường biến mất sau khi sinh được 6 tuần.

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Chỉ số đường huyết:

+ Nếu glucose trong máu lúc đói >7 mmol/L, lúc ngẫu nhiên > 11,1 mmol/L thì mẹ bầu được chẩn đoán là mắc đái tháo đường lâm sàng.

+ Nếu glucose máu đo được lúc đói từ 5,1 – 7,0 mmol/L thì thai phụ bị chẩn đoán là mắc đái tháo đường.

+ Nếu ngưỡng glucose máu xét nghiệm < 5,1 mmol/L thì mẹ cần đợi đến khi thai được 24 – 26 tuần tuổi để làm thêm các xét nghiệm.

Trong quá trình mang thai, các hormon của nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin. Tụy tạng cần phải sản xuất insulin hơn, có thể gấp 2 lần so với người bình thường.

Tuy nhiên khi tụy tạng không sản xuất đủ insulin đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể thì đường máu sẽ tăng cao dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị mắc tiểu đường thai kỳ như:

+ Thừa cân, béo phì ở các mẹ bầu.

+ Tiền sử gia đình có người đã bị mắc bệnh này.

+ Có tiền sử sinh con > 4,0 kg.

+ Mẹ bầu có tuổi cao cũng là nguy cơ mắc các bệnh là cao hơn, đặc biệt là các mẹ có tuổi > 35 tuổi.

+ Chị em phụ nữ bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào tới mẹ và bé?

Một số biến chứng mà tiểu đường thai kỳ mẹ bầu có thể gặp phải như sau.

Đối với mẹ bầu

+ Có khả năng cao bị sinh non, sảy thai.

+ Cao huyết áp dẫn tới các biến chứng như tiền sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan suy thận.

+ Nhiễm khuẩn niệu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các bệnh viêm đài bể thận, nhiễm ceton, nhiễm trùng ối.

Đối với thai nhi

+ Thai to, tăng trưởng quá mức do hậu quả của việc vận chuyển glucose từ mẹ vào thai nhi.

+ Các bệnh lý về hô hấp, trong đó phải kể tới hội chứng nguy kịch hô hấp. Đây là một nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh, chiếm tới 30%.

+ Tử vong ngay sau khi em bé được chào đời.

Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng tới trẻ khi chào đời
Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng tới trẻ khi chào đời

Các biến chứng của tiểu đường ở mẹ bầu ở giai đoạn này là cực kỳ nguy hiểm. Do đó cần sớm được phát hiện và can thiệp kịp thời của các chuyên gia y tế.

Dấu hiệu mắc tiểu đường thai kỳ

Mặc dù những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có rõ ràng, tuy nhiên mẹ bầu sẽ gặp phải một các biểu hiện giống như những người mắc bệnh đái tháo đường khác:

+ Luôn cảm thấy khát nước và thường xuyên đi tiểu

+ Sụt nhiều cân mà không rõ nguyên nhân

+ Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.

+ Các vết xước trầy xước khó lành

+ Nước tiểu thấy có hiện tượng kiến đến bâu vào.

Dấu hiệu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Dấu hiệu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ điều trị bằng phương pháp nào?

Phương pháp điều trị

+ Khi mới phát hiện ra bị mắc tiểu đường, bác sĩ thường hướng dẫn mẹ bầu thực hiện chế độ điều chỉnh glucose máu bằng các chế độ ăn uống. Bác sĩ sẽ theo dõi glucose máu của mẹ trong 6 tuần, nếu nồng độ đường trong máu vẫn cao thì sử dụng insulin trong phác đồ.

+ Ngoài ra, mẹ bầu cần thực hiện chế độ dinh dưỡng như sau:

+ Hạn chế dung nạp chất bột còn khoảng 30 – 45 % tổng số năng lượng.

+ Mẹ bầu nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ khác nhau: 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Phần trăm calo dung nạp cả ngày được chia thành: Sáng 30%, 30% bữa trưa, 20% bữa tối và 20% các bữa phụ.

+ Nên ăn nhiều chất xơ. rau tươi và hạn chế ăn chất béo. Một số thức ăn mẹ bầu nên hạn chế như nước ngọt, kẹo bánh, trái cây nhiều đường.

+ Thường xuyên tập thể dục đều đặn giúp cơ thể điều hòa glucose máu.

Đối với hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ đều hết ngay khi sinh em bé. Tuy nhiên nếu bệnh tiểu đường vẫn chưa khỏi thì lúc này mẹ chuyển sang mắc tiểu đường type 2.

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Phương pháp phòng ngừa

+ Không nên sử dụng các thực phẩm bổ sung có chứa nhiều đường như các loại thuốc sắt dạng nước, canxi dạng nước. Với hàm lượng đường cao có thể là nguyên nhân khiến cho mẹ bị mắc tiểu đường.

+ Có chế độ ăn uống hợp lý. Mẹ có thể dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bột yến mạch, rau và trái cây để giảm chất béo, tăng chất xơ.

+ Mẹ bầu đi bộ khoảng 30 phút sau bữa ăn sẽ làm cho insulin hoạt động tích cực hơn, mang lại hiệu quả trong việc ổn định lượng đường trong máu.

+ Tập thói quen kiểm tra cân nặng để có thể theo dõi được những dấu hiệu bất thường. Mẹ bầu có thể hỏi bác sĩ về tiêu chuẩn cân nặng hợp lý khi mang thai để có những biện pháp thích hợp.

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất gửi tới các mẹ bầu khi tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ. Chúc cho mẹ bầu và em bé được khỏe mạnh và bình an.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).