Dấu hiệu thừa sắt đặc trưng, điển hình bất kỳ ai cũng cần biết?
Tháng Một 18, 2024Sắt là một yếu tố vi lượng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Nếu thiếu sắt có thể gây tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng đến sức khoẻ như: chóng mặt, sụt cân, mệt mỏi, … Tuy nhiên, nếu thừa sắt cũng gây ra nhiều biến chứng và có thể gây tử vong. Vậy thừa sắt là gì? Những triệu chứng và dấu hiệu thừa sắt đặc trưng như thế nào?Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
1. Thừa sắt là gì?
Trong cơ thể con người, sắt chính là một nguyên tố quan trọng, đặc biệt với việc sản xuất hồng cầu. Thừa chất sắt sẽ liên quan đến đến vấn đề lượng sắt bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Hiện tượng ruột sẽ mất đi khả năng điều hòa lượng sắt trong cơ thể dẫn đến việc sắt dư thừa ở một số bộ phận trong cơ thể như: tim, gan, tuyến tụy và làm tổn thương những cơ quan này.
Hiện tượng thừa sắt là một rối loạn, lượng sắt trong cơ thể quá nhiều khiến cơ thể hấp thụ sắt quá nhiều từ thức ăn mà không có cách nào để loại bỏ sắt dư thừa. Khi lượng sắt này tích tụ trong gan, khớp, tim, tuyến yên và tuyến tụy.
Khi sắt dư thừa mà không được điều trị sẽ khiến những cơ quan này bị tổn thương gây tiểu đường, đau tim, xơ gan, trầm cảm, viêm khớp. Và nếu nặng hơn nữa, có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan dẫn đến tử vong.
Bệnh thừa sắt được phân thành hai loại:
– Thừa sắt thứ phát: nguyên nhân do các bệnh lý khác gây nên như: bệnh gan, thiếu máu hoặc do được truyền máu nhiều.
– Thừa sắt nguyên phát: nguyên nhân do di truyền từ gia đình
2. Những cảnh báo nguy hiểm khi bị thừa sắt
Khi cơ thể bị thừa sắt có thể gây ra những tác hại của bệnh thừa sắt, có thể kể đến như sau:
Bệnh tim mạch
Thừa sắt gây cản trở sự dẫn điện của tim gây suy tim hoặc rối loạn nhịp tim. Hơn nữa, dư thừa sắt khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc bơm máu và lưu thông máu.
Tổn thương gan
Khi sắt dư thừa trong cơ thể sẽ tạo áp lực đến gan, làm tăng quá trình oxy hóa mô gan, gây tổn thương nội tạng và tạo sẹo tại gan, dẫn đến tăng nguy cơ ung thư gan hoặc suy gan.
Đái tháo đường
Sắt dư thừa tích tụ trong tụy làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp insulin làm đường trong máu, gây gây nguy cơ tăng bệnh đái tháo đường.
Màu da thay
Dư thừa sắt sẽ đi từ máu đến những mô của cơ thể và đọng lại ở những tế bào da, dẫn đến tình trạng da xám lại, bạc màu và nhạy cảm với những tia cực tím có hại.
Viêm khớp
Thừa sắt tồn tại trong những khớp xương gây tổn thương mô, sau đó dẫn đến viêm khớp.
Tổn hại buồng trứng
Dư thừa sắt ở phụ nữ làm ảnh hưởng đến buồng trứng như: chậm dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt không đều, không rụng trứng.
Kích thích vi khuẩn sinh sôi
Sắt có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong cơ thể, chính vì vậy nếu dư thừa sắt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Do vậy, những người bị thừa sắt cũng mắc phải bệnh truyền nhiễm mãn tính.
Bệnh lý thần kinh
Thừa sắt gây ra một số bệnh thần kinh như:ADHD, Parkinson, Alzheimer, những hành vi chống đối xã hội và bạo lực, gây ra một số vấn đề tâm lý mà bệnh thừa sắt để lại như: giận dữ, mệt mỏi, căng thẳng, sợ hãi và chống đối với mọi người.
3. Những triệu chứng và dấu hiệu thừa sắt rõ rệt, đặc trưng nhất
Bệnh sắt dư thừa thường tiến triển một cách âm thầm, có thể kể đến một số triệu chứng và dấu hiệu thừa sắt rõ rệt, đặc trưng nhất:
3.1. Những triệu chứng đặc trưng do thừa sắt
– Mệt mỏi, suy nhược
– Sụt cân
– Tăng đường huyết
– Đau bụng nhưng không xác định được nguyên nhân
– Tăng sắc tố da, làn da chuyển sang màu đồng
– Mất hoặc suy giảm ham muốn tình dục
– Giảm kích thước tinh hoàn ở nam giới
– Bất thường về kinh nguyệt hoặc vô kinh ở nữ giới
3.2. Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm của bệnh thừa sắt
Bệnh có thể tiến triển trầm lặng theo thời gian nếu không được phát hiện kịp thời, và có thể dẫn đến các bệnh:
- Các bệnh liên quan đến gan, xơ gan, tăng khối lượng gan
- Tiểu đường
- Viêm khớp
- Bệnh về tuyến giáp
- Bệnh tim
- Viêm tụy
3.3. Những dấu hiệu ngộ độc sắt mà người đọc cần biết
Khi bệnh nhân bị ngộ độc sắt thì trong khoảng 6 giờ đầu, người bệnh sẽ có biểu hiện buồn nôn và đau bụng, có thể nôn ra máu. Khi sắt dư thừa trong máu khiến hân bị chuyển thành màu đen, tiêu chảy và mất nước. Trong khoảng 48 giờ sau khi bị ngộ độc sắt, một số biến chứng nghiêm trọng khác có thể xuất hiện như sau:
- Chóng mặt
- Sốt cao
- Khó thở
- Da xám hoặc hơi xanh
- Co giật
- Huyết áp tụt, mạch nhanh nhưng yếu.
Xem thêm: Cách điều trị thừa sắt
Thừa sắt để lại những biến chứng quan trọng và có thể dẫn đến tử vong. Cho nên khi dung nạp sắt vào cơ thể, bạn nên chú ý liều lượng. Hãy thăm khám bác sĩ thường xuyên để hiểu rõ tình trạng cơ thể mình và kịp thời sớm có những biện pháp cần thiết.
Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.
Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai
Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.
THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.
CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).