fbpx

Cách điều trị thừa sắt đúng và chuẩn khoa học nhất

Tháng Một 18, 2024

Thừa sắt hay quá tải sắt là một rối loạn dự trữ sắt dẫn tới lắng đọng sắt ở thành ruột và một số cơ quan khác như tim, gan, tuyến tụy, xương khớp gây tổn thương nhiều mô. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những tác hại khi cơ thể thừa sắt và cách điều trị thừa sắt chuẩn khoa học nhất.

1. Những tác hại khi cơ thể thừa sắt 

Thừa sắt được liệt kê vào nhóm rối loạn di truyền khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt gây ra những biến chứng phức tạp. Thừa sắt thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng điển hình. Chính vì thế, nên nó rất khó phát hiện, chẩn đoán và điều trị. Một số triệu chứng khi thừa sắt cần nhận biết. Chẳng hạn như người bệnh cảm thấy mệt mỏi, gặp các vấn đề về da, đau bụng… Các triệu chứng thông thường của việc thừa sắt thường phát sinh ở độ tuổi 30 – 60.

Những dấu hiệu thừa sắt
Những dấu hiệu thừa sắt

Một số trường hợp quá tải sắt có thể dẫn tới nhiều hậu quả. Chẳng hạn như viêm khớp, đau khớp, thiếu năng lượng, giảm ham muốn tình dục, tổn thương tuyến tụy, tuyến thượng thận. Ngoài ra, các dấu hiệu bất thường về tim, mãn kinh sớm, đái tháo đường, tăng áp lực tĩnh mạch và xơ gan… cũng có thể do quá tảu sắt gây ra. 

Nhìn chung, những tác hại khi cơ thể thừa sắt đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Thừa sắt nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như tổn thương gan, ung thư biểu mô tế bào gan.

Để biết thừa/thiếu sắt cần xét nghiệm huyết thanh. Xét nghiệm huyết thanh không chỉ đánh giá tình trạng thừa hay thiếu sắt mà còn đánh giá được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đang điều trị thừa/thiếu sắt xem đã cải thiện hay chưa.

2. Những cách điều trị thừa sắt chuẩn khoa học nhất 

Để chuẩn đoán chính xác bệnh thừa sắt cần làm các xét nghiệm như: Xét nghiệm bão hòa transferrin trong huyết thanh, xét nghiệm ferritin, xét nghiệm chức năng gan để kiểm tra sự tổn thương ở gan. Ngoài ra, cần chụp cộng hưởng từ để xác định mức quá tải sắt ở gan; Hoặc thử nghiệm đột biến gen, sinh thiết gan. Khi xác định được mức độ thừa sắt sẽ áp dụng những cách điều trị sắt chuẩn khoa học nhất. Trong đó quan trọng nhất là hai phương pháp điều trị sau:

– Truyền thải sắt (lấy máu)

Để điều trị thừa sắt hiện quả, trước hết cần ổn định cơ thể về hô hấp và huyết áp. Tùy theo mức độ bệnh khác nhau sẽ có biện pháp truyền thải sắt phù hợp. Các liệu pháp truyền thải sắt thường được sử dụng như trị liệu làm sạch, loại bỏ hoàn toàn lượng sắt dư thừa trong cơ thể. Trong thời gian đầu điều trị, bạn sẽ được bác sĩ phác đồ điều trị theo từng giai đoạn. Khi lượng sắt giảm, các triệu chứng như mệt mỏi, đau bụng, da sạm được cải thiện, bác sĩ sẽ kê đơn thuộc để ngăn ngừa các biến chứng về tim, gan, tiểu đường.

Truyền thải sắt liệu pháp giải độc sắt tối ưu
Truyền thải sắt liệu pháp giải độc sắt tối ưu

Thừa sắt là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Việc thừa sắt lâu dài có thể để lại những biến chứng, tác hại nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, cần truyền thải sắt trong máu nhanh nhất để đưa nồng độ sắt trở lại mức cho phép. Từ đó, giúp giảm thiểu tối đa những triệu chứng ngộ độc sắt. 

– Điều chỉnh chế độ ăn uống 

Ngoài truyền thải sắt, để điều trị thừa sắt cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Đối với người mắc bệnh thừa sắt cần tránh các thực phẩm nhiều sắt và các thực phầm làm tăng khả năng hấp thu sắt. Một chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng là cần thiết để đảm bảo sức khỏe nhưng không quá tải sắt.

Những thực phẩm người thừa sắt nên lựa chọn ăn bao gồm: thịt gia cầm, cá, trứng, các loại hạt, ngũ cốc, bông cải xanh, sữa chua, phô mai, táo, dầu ô liu…

Cá trứng thịt gia cầm tốt cho người bị thừa sắt
Cá trứng thịt gia cầm tốt cho người bị thừa sắt

Người thừa sắt cần hạn chế các loại thịt đỏ, nội tạng động vật. Ngoài ra, các loại trái cây họ cam quýt, rượu, đường, mỡ động vật…là những phần người bệnh nên tránh. Bởi đây chính là những thực phẩm có thể tăng cường sự hấp thu và thúc đẩy quá trình tải sắt.

Ngoài ra, người bệnh thừa sắt cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo lượng sắt trong giới hạn bình thường. Song cũng không nên ăn kiêng quá mức vì có thể giảm nhiều sắt, dẫn tới thiếu máu.

3. Một số lưu ý trong quá trình điều trị thừa sắt

Điều trị thừa sắt rất quan trọng nhằm loại bỏ sắt dư thừa ra khỏi cơ thể bằng cách truyền thải sắt liên tục và điều trị hỗ trợ của các cơ quan bị phá hủy. Điều trị thừa sắt rất phức tạp, cần được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trước khi điều trị, bệnh nhân cần tìm hiểu một số lưu ý trong quá trình điều trị thừa sắt:

Lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp

Các phương pháp như lấy máu (truyền thải sắt), điều trị nội khoa bằng thuốc là các liệu pháp có thể được sử dụng. Các phương pháp này có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý như bệnh gan, bệnh tim và bệnh tiểu đường. Ngoài ra, thủ thuật mở tĩnh mạch chỉ áp dụng với bệnh nhân mắc vấn đề về gan, tim, tiểu đường.

Những lưu ý khi điều trị bệnh thừa sắt
Những lưu ý khi điều trị bệnh thừa sắt

Chế độ ăn uống sinh hoạt cần theo chỉ định từ bác sĩ

Người bị thừa sắt cần được kiểm soát chặt chế chế độ ăn uống. Việc ăn gì, liều lượng như thế nào trong giai đoạn điều trị thừa sắt là vô cùng quan trọng. Điều này đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh ảnh hưởng tốt nhất đến sức khỏe người bệnh.

Trong quá trình điều trị người bệnh không nên uống bổ sung sắt từ bất cừ các loại thực phẩm giàu sắt hay chế phẩm có bổ sung sắt nào. Nhóm thực phẩm giàu vitamin C cũng không nên dùng trong thời gian này. Khi uống gì, bổ sung gì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đấy, chính là những thông tin chia sẻ về các cách điều trị sắt chuẩn khoa học nhất. Mong rằng, các kiến thức này sẽ giúp bạn áp dụng an toàn và đạt hiệu quả cao, tránh được những hệ lụy về sau.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).