fbpx

Thừa sắt và những tác hại không ngờ tới?

Tháng Ba 13, 2018

Lâu nay người ta nghĩ thiếu sắt là nguy hiểm, thế nhưng ít ai nghĩ rằng thừa sắt lại nguy hiểm và cấp tính hơn. Bạn có bao giờ nghĩ tới những hệ quả này?

Sắt là nguyên tố rất cần thiết cho cơ thể , tuy nhiên việc bổ sung loại khoáng chất này như thế nào để tốt cho sức khỏe là điều không phải ai cũng biết. Chất sắt tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe. Vậy tác hại khi thừa chất sắt như thế nào? Khi bị thừa chất sắt phải làm sao ?

Dấu hiệu khi cơ thể thừa sắt

Cơ thể dư thừa sắt khiến cho các bà bầu hay gặp triệu chứng như người mệt mỏi, căng thẳng, hay đi ngoài thậm chí là tiêu chảy, đi tiểu ra máu, hay chóng mặt buồn nôn, bụng yếu… Nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ tăng do thừa sắt, chính vì thế các bà bầu thường hay có những dấu hiệu như trên nếu cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng sắt dư thừa.

Tác hại do thừa chất sắt gây nên

Nguy cơ ung thư gan: Gan thường lưu trữ chất sắt dư thừa trong cơ thể, khi sắt quá nhiều sẽ tạo áp lực lớn cho tế bào gan, có thể dẫn đến ung thư hoặc xơ gan.

Bệnh tim mạch: Chất sắt dư thừa cản trở quá trình dẫn điện của tim, dẫn đến suy tim hoặc loạn nhịp tim. Dư thừa chất sắt gây trở ngại cho việc bơm máu và làm gián đoạn sự lưu thông máu.

Thay đổi da:  Khi lượng chất sắt dư thừa trong cơ thể di chuyển từ máu vào các mô cơ thể, nó đọng lại trong các tế bào da. Chính vì thế, làn da trở nên hơi xám và bạc màu. Sắc tố da thay đổi cũng khiến da nhạy cảm hơn với các tia cực tím có hại.

Uống quá nhiều sắt gây thừa sắt trong cơ thể

Tiểu đường: Chất sắt dư thừa tích tụ trong tuyến tụy và gây rối tiến trình sản xuất insulin, khiến lượng đường trong máu tăng.

Viêm khớp: Chất sắt dư thừa tích tụ trong các khớp xương có thể dẫn đến tổn hại các mô, dẫn tới viêm khớp.

Tổn hại buồng trứng: Lượng chất sắt dư thừa trong máu của phụ nữ có thể làm tổn hại buồng trứng. Ở một số phụ nữ, những biểu hiện của buồng trứng có vấn đề là chu kỳ kinh nguyệt không đều và không rụng trứng. Ở thiếu nữ, tuổi dậy thì cũng có thể bị chậm vì lý do tương tự.

Kích thích vi khuẩn sinh sôi: Chất sắt vận chuyển khí ô xy khắp cơ thể và do đó lượng sắt dư thừa khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở với số lượng lớn. Vi khuẩn cần ô xy và lượng sắt dư thừa cung cấp ô xy cần thiết cho vi khuẩn, cho phép chúng phát triển nhanh. Đây là lý do phổ biến nhất khiến nhiều người bị thừa sắt phải đối mặt với bệnh truyền nhiễm mãn tính.

Các bệnh hệ thần kinh: Bệnh Parkinson (bệnh liệt rung), ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý), bệnh Alzheimer, các hành vi bất thường như hành vi chống xã hội hoặc bạo lực là kết quả của lượng chất sắt dư thừa trong máu gây ra. Mệt mỏi, căng thẳng, giận dữ, sợ hãi, thái độ chống đối là những cảm xúc tiêu cực mà một người cảm thấy khi họ có lượng chất sắt dư thừa trong máu.

=>>Xem thêm: Thiếu sắt – Biểu hiện âm thầm, hậu quả khôn lường!

Thừa chất sắt phải làm sao?

– Khi bị thừa chất sắt các bạn nên điều chỉnh thực đơn hàng ngày:

+ Thực phẩm nên tránh vì chứa nhiều chất sắt: Sắt có nhiều trong các loại ngũ cốc, đậu đỗ, rau cải xoong, rau bina, cải xoăn, hạt vừng, hướng dương, lòng đỏ trứng, sò, trai, cá béo, gan động vật, hạt bí xanh bí đỏ, đậu phụ, sô-cô-la đen và bột ca cao. Đặc biệt, thịt màu đỏ chứa rất nhiều sắt như thịt bò và cừu (phần thân) làm tăng cao nồng độ sắt tự do có hại. Người bị quá tải sắt không nên dùng sắt hoặc vitamin C bổ sung trong khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày.

Thịt cừu rất giàu sắt, có thể làm tăng lên tình trạng thừa sắt của bạn

 

Thịt cừu rất giàu sắt

+ Thực phẩm nên ăn: Nên ăn càng nhiều rau, trái cây càng tốt vì có nhiều chất xơ làm giảm hấp thu sắt tương đối hiệu quả. Dùng các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu để nhanh đào thải sắt ra ngoài. Ví dụ như rau cải, bí, bầu, rau sam, uống nước chè xanh, rau má, nước râu ngô. Những bệnh nhân có tổn thương gan không nên dùng đồ uống có cồn vì chúng có thể gây hại cho gan. Chúng ta cũng nên kết hợp với những nhóm thực phẩm cản trở sự hấp thu sắt vào cơ thể như: thực phẩm giàu canxi (sữa, sữa chua, phô mai…), nhóm thực phẩm giàu phốt-pho và trà, các loại thực phẩm chứa oxalat.

Thừa sắt nên uống sữa để giảm hấp thu sắt
Sữa chứa nhiều canxi, giúp cản trở sự hấp thu sắt

Để điều trị khi cơ thể thừa chất sắt, người bệnh sẽ được bác sỹ chỉ định loại bỏ lượng sắt dư thừa. Quá trình này được gọi là lấy máu tĩnh mạch Căn cứ vào mức độ thừa sắt nhiều hay ít mà bác sỹ sẽ thực hiện thủ thuật này một lần hoặc hai lần một tuần, trong thời gian từ vài tháng đến một năm hoặc lâu hơn. Việc loại bỏ này giúp kích thích tủy xương tạo ra các tế bào mới.

Việc lấy máu tĩnh mạch để loại bỏ sắt ở những người bị thừa sắt không làm người bệnh bị thiếu máu vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Bạn không cần bổ sung cho cơ thể dưỡng chất nào sau khi lấy máu tĩnh mạch nếu bạn vẫn có thể độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, sau khi lấy máu tĩnh mạch bạn nên uống đủ nước và tránh tập thể dục hay vận động mạnh trong vòng 24 giờ.

Việc lấy máu tĩnh mạch sẽ được thực hiện đều đặn cho đến khi lượng sắt trong cơ thể trở lại bình thường.

Điều trị cho đến khi lượng sắt trở lại bình thường thì điều trị duy trì, cần xét nghiệm ferritin trong máu hàng năm để xác định số lần cần thực hiện lấy máu tĩnh mạch. Xét nghiệm ferritin để đo lượng ferritin trong máu. Ferritin là một protein tế bào máu có chứa sắt. Xét nghiệm ferritin sẽ giúp bác sỹ hiểu lượng sắt cơ thể được lưu trữ được bao nhiêu. Nếu kiểm tra ferritin cho thấy cao hơn mức bình thường, nó cho thấy cơ thể vẫn bị dư thừa sắt.

Như vậy, thiếu sắt nguy hiểm nhưng thừa sắt cũng để lại những hậu quả thật khó lường, hi vọng với những thông tin trên, bạn có thể biết được những tác hại và hướng xử trí khi bổ sung thừa sắt. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800.0016 để được tư vấn miễn cước.

Chúc bạn mạnh khỏe!

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).