fbpx

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu – Bà bầu hãy cẩn thận

Tháng Mười Hai 28, 2017

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu có thể là một hiện tượng sinh lý bình thường do sự thay đổi của cơ thể khi mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác. Vậy hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu có bình thường không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của các thai phụ không?

Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị chóng mặt?

Hormon thai kỳ là thủ phạm chính dẫn đến tình trạng chóng mặt khi mang thai. Hormon làm các mạch máu co giãn, tăng lưu lượng máu cung cấp cho thai nhi dẫn đến huyết áp bà bầu giảm hơn bình thường. Máu lên não giảm làm bà bầu có cảm giác chóng mặt.

 

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không
Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Ngoài ra, bà bầu bị chóng mặt cũng có thể do một số nguyên nhân khác:

– Thiếu máu, thiếu vitamin B6: Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu khiến lượng oxy tới não suy giảm. Một số trường hợp nghiêm trọng, chóng mặt đi kèm với phù, huyết áp tăng cao có thể là dấu hiệu cho thấy nguy cơ tiền sản giật. Mẹ bầu nên đặc biệt lưu ý.

[Xem thêm: Chóng mặt khi mang thai]

– Thay đổi tư thế quá nhanh có thể dẫn đến tụt huyết áp làm choáng váng, chóng mặt.

– Nhiệt độ quá nóng bức hay việc tiếp xúc giữa hai môi trường nóng, lạnh liên tục, đột ngột làm cơ thể sốc nhiệt.

– Tập luyện thể dục quá mức hay căng thẳng, lo lắng thường xuyên cũng dẫn đến hoa mắt, chóng mặt ở mẹ bầu.

Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Mẹ bầu vẫn thường chủ quan bỏ qua hiện tượng hoa mắt chóng mặt khi mang thai. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro cho thai nhi. Đặc biệt khi mẹ gặp các triệu chứng này trong 3 tháng đầu tiên thì cần phải cẩn trọng hơn. Điều này có thể báo hiệu nguy cơ mẹ bị tiền sản giật. Do đó, nếu mẹ thường xuyên bị những cơn đau đầu, hoa mắt chóng mặt  thì nên đi khám bác sĩ ngay. Ngoài ra , hiện tượng chóng mặt khiến thai phụ có thể bị ngã hoặc bị tai nạn gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

 

Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể là dấu hiệu sớm của tiền sản giật
Chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu cũng có thể là dấu hiệu sớm của tiền sản giật.

Cần làm gì để khắc phục hiện tượng chóng mặt khi mang thai 3 tháng đầu

– Khi bị chóng mặt, cách khắc phục đầu tiên là nằm xuống hoặc ngồi xuống ngay khi cơn chóng mặt ập đến để không bị ngã giúp bảo toàn sức khỏe và thai nhi.

– Tránh căng thẳng và mệt mỏi, hãy giữ cho tâm trạng luôn phấn chấn, thoải mái, lạc quan.

– Tránh đứng lên đột ngột: Việc đứng lên quá đột ngột sẽ làm máu không kịp lưu thông hết vòng tuần hoàn dẫn đến choáng váng. Do đó, khi muốn đứng lên bạn nên  thực hiện động tác từ từ .

–  Tránh  nằm ngửa: Nằm ngửa khi tử cung của mẹ đang lớn dần trong thai kỳ sẽ gây áp lực lên một số cơ quan chính như tim, phổi khiến máu lưu thông chậm dẫn đến hoa mắt chóng mặt. Do đó, thay vì nằm ngửa khi mang thai mẹ hãy chọn tư thế nằm nghiêng để giảm áp lực này nhé!

–  Ăn uống đủ chất, lành mạnh: Khi mang thai là lúc cơ thể mẹ cần lượng thức ăn và chất dinh dưỡng nhiều hơn bình thường. Mẹ hãy chú ý cung cấp đầy đủ thức ăn lành mạnh cho cơ thể, đồng thời chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên uống đủ 8 – 10 ly nước/ngày để tránh hiện tượng choáng váng.

–  Bổ sung chất sắt: Bị hoa mắt chóng mặt khi mang thai có thể là do mẹ thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất sắt trong thai kỳ qua những thực phẩm giàu sắt hoặc viên uống bổ sung sắt.

[ Xem thêm: Bổ sung sắt cho bà bầu.]

 

Safoli- Giúp dự phòng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai
Safoli- Giúp dự phòng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mang thai

– Vận động cơ thể nhẹ nhàng: Vận động cơ thể bằng việc đi bộ hay tập những bài tập yoga nhẹ nhàng dành cho mẹ bầu giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn, tránh được tình trạng choáng váng.

Hy vọng với những thông tin trên, mẹ bầu đã có nhưng hiểu biết nhất định về triệu chứng chóng mặt khi mang thai. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì trong giai đoạn mang thai, hãy gọi cho chúng tôi qua tổng đài 1800.0016, đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Chúc bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh !

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).