fbpx

Bà bầu khó thở 3 tháng cuối liệu có nguy hiểm? | Avisure Safoli

Tháng Mười 26, 2019

Bà bầu khó thở 3 tháng cuối nguyên nhân là do đâu và liệu có nguy hiểm? Lời khuyên cho mẹ bầu để giảm thiểu tình trạng trên là gì?

Tại sao bà bầu khó thở 3 tháng cuối

Khi mang thai, bất kể vấn đề gì liên quan đến sức khỏe của mẹ và bé đều cần được quan tâm. Khó thở ở các giai đoạn thai kỳ trước thường ở mức độ nhẹ nhàng, 3 tháng cuối khó thở đáng quan ngại hơn rất nhiều. Bạn hãy chú ý đoạn dưới đây nha.

Cảm giác khó thở ở ba tháng cuối có kinh khủng không?

Ở thời điểm tam cá nguyệt thứ 3, bạn rất háo hức để đón chào em bé của mình. Tuy nhiên, tại thời điểm này, bạn phải trải qua nhiều cơn đau nhức khiến bạn lo lắng. Trọng lượng và áp lực tăng lên mỗi tuần khiến mẹ bị khó thở và các vấn đề về tiêu hóa.

Theo thống kê, hơn 70% bà bầu cảm thấy khó thở ở tuần thứ 25 trở đi. Tùy vào nhiều yếu tố mà mức độ khó thở cũng khác nhau.

 

  Bà bầu khó thở 3 tháng cuối liệu có nguy hiểm
                                                   Bà bầu khó thở 3 tháng cuối liệu có nguy hiểm.

Mẹ có thể cảm thấy khó thở ở bất cứ thời điểm nào, kể cả lúc nghỉ ngơi. Cảm giác khó thở lúc đầu có thể hơi đáng sợ. Nó còn được gọi là “cơn đói không khí”, nói cách khác là bạn đang “thèm khát” không khí. Mặc dù đôi khi nó có thể khiến bạn khó chịu nhưng loại khó thở này trong thai kỳ là không tiềm ẩn nguy hiểm.

Tuy nhiên, các biểu hiện khó thở xảy ra với tần suất nhiều và mức độ nặng nề hơn thì thật nguy hiểm. Khó thở ở giai đoạn này có nhiều nguyên nhân và có thể sẽ có tác động xấu đến cả mẹ và bé.

Điều gì gây ra hơi thở ngắn khi mang thai?

Bởi vì tử cung của bạn ngày càng lớn hơn theo tốc độ tăng trưởng của thai nhi. Vì vậy, nó tạo ra một lực đẩy ấn vào cơ hoành, làm giới hạn không gian làm việc của khoang phổi. Điều này, khiến việc thở có thể trở nên khó khăn hơn.

 

Nguyên nhân bà bầu khó thở khi mang thai là gì
                                    Nguyên nhân bà bầu khó thở khi mang thai là gì?

Khó thở còn có thể do mẹ thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. Ba tháng cuối, nhu cầu sắt của mẹ tăng cao để đảm bảo cho sự hoàn thiện các chức năng của bé và “ sự vượt cạn” của mẹ. Vì vậy, mẹ cần chú ý nếu bổ sung sắt theo chỉ dẫn của cán bộ y tế nhé.

 Bạn có thể khó thở ngay kể cả khi nằm, ngồi, đi bộ hay mang một vật gì đó. Lúc này bạn cần rèn luyện thể lực tốt hơn bằng các bài hít thở sâu, dài. Điều này sẽ đảm bảo bạn nhận đủ không khí cho phổi của bạn. Nếu cần thiết, hãy đến gặp bác sỹ nhé.

 

 Thiếu máu cũng là một nguyên nhân gây khó thở ở bà bầu
                                  Thiếu máu cũng là một nguyên nhân gây khó thở ở bà bầu

Bà bầu khó thở 3 tháng cuối có đáng lo – Khi nào mới chấm dứt?

Đây là câu hỏi mong đợi của các mẹ bầu ở giai đoạn cuối. Có thể bạn đang trải qua thời kỳ kinh khủng nhất của thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy khó thở hơn đáng kể vào cuối thai kỳ khi em bé di chuyển xuống xương chậu của bạn. Thời điểm này thường vào khoảng tháng cuối thai kỳ. Lúc này, phần thông khí ở phổi không bị cản trở, mẹ sẽ không còn bị lo lắng nữa…

Tham khảo: Khó thở khi mang thai.

Mẹ phải làm gì khi vẫn khó thở cho đến những tuần cuối của thai kỳ? Bạn hãy chú ý đoạn dưới đây nhé.

 

  Khi nào cơn khó thở ở mẹ bầu chấm dứt
                                                 Khi nào cơn khó thở ở mẹ bầu chấm dứt

Tôi có thể ngăn chặn khó thở ở cuối thai kỳ không?

Dưới đây là một số gợi ý cho bạn cải thiện khó thở ở 3 tháng cuối. Bạn tham khảo nhé

Lựa chọn tư thế nằm và ngồi phù hợp

Hãy chắc chắn rằng bạn luôn giữ cho lưng thẳng và tạo với đầu một đường thẳng. Nằm nghiêng sang trái sẽ giúp dễ lấy không khí hơn và giảm áp lực xuống cơ hoành.

Tập thể dục giúp mẹ bầu giảm khó thở ở 3 tháng cuối

Tập thể dục nhịp điệu giúp cải thiện nhịp thở và giảm nhịp tim của bạn. Hãy tham khảo các chuyên gia, để học một số bài tập nhẹ nhàng ở giai đoạn này.

Nếu bạn chưa bắt đầu tập luyện, bây giờ là thời điểm tốt để bắt đầu tập yoga trước khi sinh . Hít thở là trọng tâm của việc tập yoga, và việc kéo dài thêm có thể cải thiện tư thế của bạn và giúp bạn có nhiều chỗ để thở hơn.

 

Tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ bớt khó thở
                                                     Tập thể dục nhẹ nhàng giúp mẹ bớt khó thở.

Chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn! Hãy lắng nghe những gì cơ thể bạn đang nói. Điều này giúp bạn thay đổi để thích nghi tốt với nhu cầu cơ thể bạn.

Bà bầu khó thở 3 tháng cuối cần được thư giãn

Bạn càng lo lắng thì mức độ khó thở cũng càng tăng. Nhịp tim nhanh, tim hoạt động nhiều nhưng vẫn không đủ oxy cho cơ thể. Hơi thở của bạn càng trở nên ngắn, bạn mất nhiều sức để bắt đầu hít vào. Vì vậy, bạn nên có khoảng thời gian thử giãn đan xen trong công việc của bạn.

Bổ sung sắt đúng và đủ

Bổ sung sắt từ thực phẩm và viên bổ sung là điều cần thiết. Hàm lượng sắt cần thiết cho mẹ bầu mỗi ngày là 30-60 mg. Đảm bảo được nồng độ sắt sẽ hạn chế được nguy cơ thiếu máu, chóng mặt, khó thở,…trong thai kỳ. Một số nguồn thực phẩm giàu sắt được bác sỹ khuyên dùng như: thịt đỏ, rau xanh, kiwi,…

 

 Mẹ bầu cần thư giãn và có một chế độ ăn uống đầy đủ
                                   Mẹ bầu cần thư giãn và có một chế độ ăn uống đầy đủ

Bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng suốt thai kỳ

Bạn hãy chủ động tìm hiểu, học hỏi và lựa chọn nguồn dinh dưỡng phù hợp cho bản thân. Sự lựa chọn khoa học của bạn quyết định phần lớn sức khỏe thai kỳ và trí tuệ của trẻ. Bạn nên chú trọng bổ sung các nguồn dinh dưỡng tự nhiên để ngăn chặn thiếu hụt vitamin thai kỳ. Một số thực phẩm bổ máu như: hải sản, thịt gà, rau củ, trái cây, ngũ cốc,…

Tóm lại, Khó thở khi mang thai cần được quan tâm bởi mẹ và chuyên gia y tế. Mẹ hãy lắng nghe biểu hiện của cơ thể để con tự tin phát triển toàn diện nha.  Sau chủ đề Bà bầu khó thở 3 tháng cuối liệu có nguy hiểm? Hi vọng bạn sẽ hiểu chính xác về vấn đề khó thở bà bầu và chăm sóc bản thân tốt nhất.

Xem thêm: Bà bầu khó thở về đêm.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).