fbpx

Khó thở khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục | Avisure Safoli

Tháng Một 7, 2021

Khó thở khi mang thai là tình trạng thường gặp ở mẹ bầu, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến bà bầu khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và các hoạt động hàng ngày. Vậy nguyên nhân gì khiến bà bầu khó thở và khắc phục tình trạng này như thế nào?

Bà bầu bị khó thở là do đâu?

Khó thở khi mang thai là một triệu chứng phổ biến ở thai kỳ. Tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị khó thở có rất nhiều. Không phải lúc nào cũng xác định được chính xác nên mẹ bầu cần lưu ý hiểu rõ các nguyên nhân, triệu chứng kèm khó thở như: tim đập nhanh, chóng mặt… để biết mức độ của biểu hiện này.

Khó thở khi mang thai có thể là do nhiều yếu tố khác nhau, từ tử cung đang phát triển đến những thay đổi trong nhu cầu của tim.

Mẹ bầu có thể cảm thấy khó thở ngay từ khi mới mang thai hoặc khó thở có thể xảy ra muộn hơn ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ.

 

bà bầu bị khó thở
                                                                Tại sao bà bầu bị khó thở

Khó thở khi mang thai ba tháng đầu

Trong 3 tháng đầu, thai nhi chưa đủ lớn để gây ra những thay đổi hô hấp của mẹ bầu. Nhiều trường hợp bị khó thở khi mang thai tháng đầu. Để thích nghi, cơ hoành sẽ tăng lên 4cm trong khoảng thời gian này. Sự thay đổi của cơ hoành giúp phổi thu nhận được nhiều không khí hơn. Nhờ đó mà lượng oxy nhận vào cũng nhiều hơn. Một số mẹ bầu sẽ nhận thấy khó thở sâu như lúc trước khi mang thai.

Thành phần hormon trong cơ thể mẹ cũng thay đổi trong thai kỳ, rõ ràng nhất là sự tăng lên của hormone progesterone. Đây là hormon đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, đồng thời nó cũng là 1 chất kích thích hô hấp, khiến nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn.

 

 Khó thở khi mang thai 3 tháng đầu
                                                   Khó thở khi mang thai 3 tháng đầu

Khó thở khi mang thai ba tháng giữa

Mẹ bầu bắt đầu cảm thấy khó thở rõ rệt hơn trong khoảng thời gian này. Nguyên nhân có thể do giai đoạn này tử cung phát triển nhanh cùng với đó là sự tăng mức độ hoạt động của tim sẽ gây ra khó thở cho mẹ bầu.

Lượng máu trong cơ thể mẹ tăng đáng kể khi mang thai, do đó tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu đến nhau thai. Khối lượng của tim tăng lên có thể là một nguyên nhân khiến bà bầu cảm thấy khó thở.

Khó thở khi mang thai ba tháng cuối 

Trong 3 tháng cuối này, việc hít thở của mẹ trở nên dễ dàng hay khó khăn phụ thuộc vào đầu em bé đang ở vị trí nào. Đây là giai đoạn “xoay đầu” của thai nhi xuống vùng xương chậu. Khi thai nhi chưa xoay đầu, đầu của bé có thể nằm ở dưới xương sườn. Vị trí này gây áp lực lên cơ hoành, từ đó gây khó thở cho mẹ bầu. Tình trạng bà bầu khó thở có thể kéo dài từ tuần 31 đến tuần 34 đặc biệt khó thở khi mang thai tháng thứ 8 của thai kỳ.

Thiếu máu cũng là một nguyên nhân khiến bà bầu bị mệt mỏi, khó thở

Khi mang thai, nhu cầu tạo máu của mẹ tăng cao nên bà bầu thường bị thiếu máu. Thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai chiếm tỷ lệ cao. Các biểu hiện như: cơ thể mệt mỏi, hay chóng mặt, da dẻ xanh sao, môi và lòng mắt nhợt nhạt. Do vậy, mẹ bầu cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu sắt hoặc thuốc sắt cho bà bầu để tránh tình trạng thiếu máu thường gặp.

Bà bầu khó thở có thể do các nguyên nhân khác

Những thay đổi về hoocmon, cấu tạo xương của cơ thể trong thai kỳ có thể khiến mẹ bầu khó thở. Ngoài ra, bà bầu cũng có thể bị khó thở do những nguyên nhân khác như:

– Bà bầu bị hen suyễn: Mang thai là giai đoạn mẹ bầu phải đối mặt với nhiều sự biến đổi. Điều này có thể làm cho các triệu chứng hen suyễn trở nên tồi tệ hơn. Do đó, nếu mẹ bầu bị hen suyễn thì cần chú ý hơn khi có biểu hiện tức ngực, khó thở. Hãy cho bác sĩ biết để nhận được tư vấn và các phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ.

 

Bà bầu bị hen xuyễn gây khó thở
                                                   Bà bầu bị hen xuyễn gây khó thở

– Bệnh cơ tim Peripartum: Đây là một dạng bệnh suy tim có thể xảy ra ở bà bầu hoặc phụ nữ ngay sau khi sinh. Các biểu hiện bao gồm: cơ thể mệt mỏi, mắt cá chân sưng, huyết áp thấp và tim đập nhanh. Những triệu chứng này dễ khiến mẹ bầu nhầm lẫn với những biểu hiện thông thường khi mang thai. Tuy nhiên bệnh này không được chủ quan. Vì bà bầu bị bệnh cơ tim có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nên, khi phát hiện mình bị những dấu hiệu khác ngoài khó thở, các mẹ nên đi khám để nếu cần được điều trị kịp thời.

Thuyên tắc phổi:  Căn bệnh này xảy ra khi cục máu đông bị tắc nghẽn trong động mạch  phổi. Thuyên tắc phổi ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống hô hấp. Nó gây tình trạng khó thở, gây ho, đau ngực. Bà bầu hãy cẩn trọng khi gặp các biểu hiện này.

– Thiếu máu, thiếu sắt: Trong quá trình mang thai, nhu cầu tạo máu tăng cao nên cần lượng sắt nhiều – nguyên liệu sản xuất các tế bào hồng cầu giúp đưa oxy đến các cơ quan và nuôi dưỡng thai nhi. Nếu mẹ bầu không được bổ sung sắt đầy đủ sẽ khiến các cơ quan phải làm việc nhiều hơn để tạo ra oxy. Vì vậy tác động xấu đến tình trạng khó thở khi mang thai.

Khó thở khi mang thai như nào là bất thường?

Khó thở là tình trạng hay gặp ở bà bầu. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không được cải thiện hay xuất hiện một số dấu hiệu sau thì mẹ nên đi kiểm tra ngay:

– Ngón chân, ngón tay và môi chuyển màu xanh.

– Tim đập nhanh hay nhịp tim cao.

– Đau ngực khi thở, khó thở trầm trọng ngày càng tồi tệ hơn. 

– Khò khè khi thở.

 

 Gặp bác sỹ khi tình trạng khó thở tăng dần
                                           Gặp bác sỹ khi tình trạng khó thở tăng dần

Làm thế nào để khắc phục tình trạng bà bầu khó thở?

Khó thở khiến mẹ bầu cảm thấy không thoải mái và hạn chế nhiều hoạt động thường ngày. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau:

– Tư thế đúng

Các tư thế đúng sẽ cho phép tử cung di chuyển ra khỏi cơ hoành giúp mẹ bầu dễ thở hơn. Để làm được điều này mẹ có thể sử dụng đai đỡ bụng bầu, giúp mẹ vận động dễ dàng hơn.

Chèn gối ở phần lưng trên khi ngủ làm cho tử cung bị đẩy xuống nhờ đó phổi nhiều không gian hơn. Tư thế nằm hơi nghiêng sang bên trái rất lý tưởng cho bà bầu. Lúc này, tử cung sẽ không bị chèn ép lên động mạch chủ – động mạch chính dẫn máu chứa oxy cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể.

–  Nghỉ ngơi hợp lý

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nếu cảm thấy khó thở. Khi mang thai, mẹ nên chú ý đến một số hoạt động thường ngày, mang vác đồ đạc, leo cầu thang nhiều  sẽ khiến mẹ càng thấy khó thở.

 

Cách khắc phục khó thở khi mang thai
Cách khắc phục khó thở khi mang thai.

– Vận động nhẹ nhàng

Các bài tập thể dục nhịp điệu hay yoga đều giúp điều hòa nhịp thở và nhịp tim của mẹ bầu. Tuy nhiên thì mẹ cũng không nên luyện tập quá sức và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và người hướng dẫn. 

– Bồi bổ đủ dưỡng chất cho mẹ và thai nhi

Dinh dưỡng thai kỳ luôn là vấn đề đau đầu của các bà bầu. Bởi các mẹ luôn mong muốn mình và thai nhi có 1 sức khỏe tốt nhưng không bị quá tăng cân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung dinh dưỡng đúng cách trong thai kỳ. Thiếu máu cũng khiến bà bầu bị khó thở. Do đó, ngoài vitamin tổng hợp, canxi cho bà bầu thì các mẹ nên bổ sung thêm thuốc sắt để dự phòng thiếu máu thiếu sắt. 

Tham khảo thêm: Thuốc sắt cho bà bầu.

Tình trạng khó thở được coi là bình thường khi xuất hiện với tần xuất thấp và nhẹ, mẹ chỉ cần tìm giải pháp phù hợp cho bản thân. Nếu mẹ bầu bị khó thở khi mang thai tháng đầu, tháng thứ 8 hay tháng thứ 9 với biểu hiện nhẹ thì mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ bị khó thở nặng và tăng dần thì đến gặp bác sỹ là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho cả bản thân và thai nhi. Mẹ hãy nhớ theo dõi sát sao tình trạng của mình và tìm hướng xử lý đúng nhé.

Liên hệ qua tổng đài 1800 0016 để được tư vấn về sức khỏe thai kỳ miễn phí. 

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).