fbpx

Bà bầu hay bị chóng mặt khó thở có ảnh hưởng gì không?

Tháng Tư 9, 2020

Bà bầu hay bị chóng mặt khó thở thường gặp ở 3 tháng đầu và có thể kéo dài đến tháng cuối của thai kỳ. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này? Có nguy hiểm không và cách khắc phục nó như thế nào?

Nguyên nhân khiến bà bầu hay bị chóng mặt khó thở 

Chóng mặt khó thở khi mang thai có thể do những nguyên nhân như:

Sự thay đổi hormon trong cơ thể

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể mẹ bắt đầu thích nghi bằng cách thay đổi các hormon trong cơ thể, trong đó có sự tăng lên của Progesteron.  Đây là đặc điểm sinh lý bình thường và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé.

bà bầu hay bị khó thở chóng mặt do thay đổi hormon
Bà bầu hay bị khó thở chóng mặt do thay đổi hormon

Tuy nhiên, progesteron tăng lên sẽ kích thích trung khu hô hấp làm mẹ bầu phải thở nhanh, gấp gáp hơn. Đồng thời, sự thay đổi các hormone làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, trong đó có van thực quản-dạ dày, làm cho acid dạ dày trào ngược lên thực quản, quá trình tiêu hóa thức ăn cũng bị chậm đi, gây chứng ợ nóng, khó tiêu.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Khi mang thai, sở thích ăn uống của nhiều mẹ cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều đồ chua, thực phẩm cay nóng, ít chất xơ, hay thức ăn nhanh khiến cơ thể bị đầy hơi, khó tiêu, táo bón. Đôi khi tình trạng đầy bụng, khó tiêu có thể kèm theo khó thở.

Thiếu máu thiếu sắt khi mang thai

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng xảy ra khá phổ biến ở mẹ bầu. Nếu không bổ sung sắt đầy đủ thì số lượng hồng cầu giảm, cơ thể không cung cấp đủ oxy đến não và các cơ quan trong cơ thể và gây nên tình trạng khó thở.

Tuy nhiên, bổ sung sắt phải hợp lý. Mẹ nên chọn loại thuốc sắt dễ hấp thu, ít gây tác dụng phụ để không cảm thấy khó chịu.

Tâm lý căng thẳng

Sự thay đổi của các thành phần hormon trong cơ thể cũng là nguyên nhân chính làm mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Ngoài ra, những lo lắng về sự phát triển của thai nhi cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ bầu.

Tâm lý căng thẳng, suy nghĩ nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cơ quan tiêu hóa và quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Chính vì thế, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu khó thở chóng mặt.

Sự phát triển của thai nhi

Tử cung của mẹ sẽ lớn dần để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Khi tử cung càng lớn sẽ gây áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa, làm cho các hoạt động tiêu hóa bị cản trở, gây lên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Tử cung lớn cũng sẽ chèn ép lên cơ hoành và gây áp lực cho phổi, làm cho dung tích phổi bị hạn chế cùng với đó là sự tăng mức độ hoạt động của tim sẽ gây ra khó thở cho mẹ bầu.

=>>Xem thêm: Bà bầu khó thở 3 tháng cuối

Mang thai bị khó thở chóng mặt có nguy hiểm không?

Các vấn đề về ăn không tiêu, khó thở xảy ra khá phổ biến ở bà bầu. Tuy nhiên, nếu không khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bà bầu cũng như sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu chóng mặt khó thở thường xuyên khiến cơ thể bị mệt mỏi, chán ăn. Lâu ngày sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong cơ thể, em bé cũng bị thiếu chất, chậm phát triển, suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ.

Bà bầu hay bị khó thở chóng mặt khá nguy hiểm
Bà bầu hay bị khó thở chóng mặt khá nguy hiểm

Bà bầu hay bị chóng mặt khó thở phải làm sao?

Bà bầu không nên quá lo lắng về tình trạng ăn không tiêu, khó thở vì tình trạng này sẽ dễ được cải thiện nếu biết khắc phục đúng cách.

Chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống hợp lý là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng ăn không tiêu khó thở của bà bầu. Hơn nữa, việc xây dựng chế độ ăn khoa học còn giúp bà bầu hấp thu tốt các dưỡng chất, đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi:

– Tăng cường các loại thực phẩm và trái cây để cung cấp đủ chất xơ, vitamin và tốt cho tiêu hóa như: các loại rau xanh, khoai lang, cà rốt, chuối, táo, đu đủ chín,…

– Hạn chế các đồ ăn chiên xào, cay nóng, thức ăn nhanh,..

– Bổ sung đầy đủ nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày

– Chia nhỏ bữa ăn thành  5-6 bữa mỗi ngày, nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh tình trạng ăn quá no.

– Bổ sung sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì việc thiếu hay thừa sắt đều ảnh hưởng đến tình trạng ăn không tiêu khó thở của mẹ.

– Tránh xa khói thuốc lá, không sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê,..sẽ giảm triệu chứng bà bầu bị khó thở.

Nghỉ ngơi hợp lý

Khi mang thai, mẹ bầu cần được duy trì tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Không nên nằm ngay sau khi ăn, thay vào đó, đọc sách, nghe nhạc sẽ giúp tinh thần được thư giãn nhờ đó mà hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Mẹ cũng nên chú ý đến một số hoạt động thường ngày, mang vác đồ đạc, leo cầu thang nhiều sẽ khiến mẹ dễ bị khó thở.

Vận động nhẹ nhàng

Tập thể dục hàng ngày vừa giúp mẹ duy trì sức khỏe, vừa có được tinh thần thoải mái hơn. Khi mang thai, mẹ nên tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, không nên luyện tập quá sức và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và người hướng dẫn.

Vận động nhẹ nhàng giảm chóng mặt khó thở khi mang thai
Vận động nhẹ nhàng giảm chóng mặt khó thở khi mang thai

9 tháng thai kì mẹ bầu trải qua rất nhiều những vấn đề về sức khỏe. Rất nhiều bà bầu hay bị chóng mặt khó thở cả thai kì. Với những thông tin chia sẻ trên bài viết này, chắc hẳn mẹ bầu đã hiểu rõ hơn về tình trạng này cùng cách kiểm soát chúng.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).