fbpx

Bật mí bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao?

Tháng Tư 25, 2020

Mang thai dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể mẹ khiến mẹ bầu lo lắng hoang mang. Đặc biệt, bước vào thai kỳ mẹ sẽ cần một lượng sắt tăng nhiều lần so với bình thường. Nếu bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao là mối quan tâm của hầu hết phụ nữ mang thai.

Nguyên nhân bà bầu bị thiếu sắt

Bình thường, sắt chủ yếu được hấp thu qua đường ăn uống (5 – 15%). Nhưng ở 3 tháng đầu tiên của thai kì rất nhiều mẹ gặp phải tình trạng ốm nghén, không ăn được nhiều. Điều đó gây ra tình trạng thiếu sắt ở bà bầu.

Theo WHO thống kê, trên toàn thế giới có đến 42 %phụ nữ mang thai bị thiếu máu. Trong đó, 90% trong số đó là những phụ nữ đến từ các nước nghèo. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tại Việt Nam có tới 36,8 % phụ nữ có thai  thiếu máu. Thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân nhưng có đến 75 % trong số đó bị thiếu máu do thiếu sắt.

bà bầu thiếu sắt do ốm nghén
Bà bầu thiếu sắt do ốm nghén

Thiếu sắt khi mang thai là do nhu cầu sắt của mẹ bầu tăng lên để cung cấp cho cả thai nhi. Nhu cầu sắt tăng nhiều nhất vào quý 2 và quý 3 của thai kỳ (tăng 5 – 7 lần). Tuy nhiên, chế độ ăn hằng ngày lại không thể cung cấp đủ dinh dinh tăng 5-7 lần như thế.

Vì vậy, chế độ ăn không cung cấp đủ sắt chính là nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu thiếu sắt. Thiếu máu xảy ra nhiều với thai phụ ở nông thôn, miền núi do điều kiện kinh tế còn khó khăn.Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lượng sắt và acid folic trong khẩu phần ăn của thai phụ  nhiều địa phương chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu khuyến nghị. 

=>>Xem thêm: Dấu hiệu mẹ bầu thiếu sắt và canxi

Thiếu sắt gây ra hậu quả như thế nào?

Theo WHO, hiện có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu, chủ yếu là do thiếu sắt. Thiếu máu khi mang bầu thực sự là vấn đề sức khỏe đáng được lưu tâm.

Những triệu chứng thiếu máu thiếu sắt nhẹ chỉ xuất hiện một số triệu chứng như hơi hoa mắt, chóng mặt. Nhưng nếu thiếu sắt nặng, dẫn đến thiếu máu trầm trọng có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi mang thai như:

+ Tăng nguy cơ sảy thai.

+ Nhau tiền đạo.

+ Bong nhau non.

+ Huyết áp thai kỳ.

+ Tiền sản giật.

+ Vỡ ối sớm.

+ Nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Đây là biến chứng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi.

Bà bầu thiếu sắt dễ bị vỡ ối sớm
Bà bầu thiếu sắt dễ bị vỡ ối sớm

Thiếu máu khi mang thai cũng có thể gây thiếu axít folic. Vì axit folic cũng góp mặt vào thành phần tạo tế bào máu.  Thiếu axit folic gây ra những dị tật nặng nề về ống thần kinh như tật vô sọ, gai đôi cột sống. 

Thiếu máu khi mang thai khiến thai nhi không được cung cấp đủ dưỡng chất dẫn đến trẻ sinh ra nhẹ cân, suy thai, sinh non. Về lâu dài, thai nhi trong bụng mẹ bị thiếu máu sẽ bị ảnh hưởng lâu dài tới phát triển trí thông minh do khiếm khuyết khi hình thành myelin do thiếu sắt.

Bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao?

Thiếu sắt khi mang thai mẹ bầu cần chú ý thăm khám định kỳ thường xuyên.

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ có sự thay đổi rất lớn. Việc khám định kỳ thường xuyên sẽ giúp mẹ hiểu hơn về cơ thể mình. Kết quả của bác sĩ giúp mẹ biết mình có đang bị thiếu dưỡng chất gì không và cần phải bổ sung như thế nào.

Vì vậy, thăm khám định kỳ giúp mẹ kiểm soát tốt hơn sức khỏe cơ thể. Từ đó, có thể có những phương hướng cải thiện sức khỏe của mình và sự phát triển toàn diện của bé.

Dự phòng thiếu sắt khi mang thai

Phụ nữ bình thường có nguy cơ thiếu máu rất cao. Vì thế, ngay khi có ý định mang thai hoặc vừa phát hiện có thai mẹ bầu nên chú trọng bổ sung đủ sắt nhất là khi có dấu hiệu mẹ bầu thiếu sắt.

Để dự phòng thiếu sắt, mẹ bầu nên tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý:

+ Bổ sung các thực phẩm giàu sắt hằng ngày: thịt đỏ, cá, gan, lòng đỏ trứng, rau xanh, các loại đậu…. 

+ WHO khuyến nghị phụ nữ mang thai cần uống bổ 60mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic mỗi ngày. Uống bổ sung sắt và acid folic đều đặn hàng ngày kể từ khi phát hiện có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng.

Bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt
Bà bầu bị thiếu máu do thiếu sắt

Đối với các loại sắt bổ sung, trên thị trường rất đa dạng từ dạng viên, dạng nước, dạng siro. Mỗi dạng cũng có các loại sắt khác nhau từ dạng vô cơ đến hữu cơ. Rất phong phú cho mẹ lựa chọn.

Để sắt được hấp thu tốt nhất, bà bầu nên uống khi đói. Lưu ý, trước và sau khi uống sắt thì không nên uống trà, cà phê hoặc sữa. Bởi các đồ uống này sẽ cản trở sự hấp thụ sắt.

Đồng thời, bà bầu nên bổ sung thêm vitamin C để quá trình hấp thu sắt được tối đa nhé!

Các loại thuốc sắt dạng viên có thể  gây táo bón khó chịu dạ dày. Vậy nên, khi uống viên sắt, bà bầu nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi để tăng cường chất xơ. Bên cạnh đó, bà bầu cũng nên uống thêm nước để tránh tác dụng phụ này.

Thiếu máu do thiếu sắt nếu không được khắc phục sớm sẽ đem lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ sắt sẽ giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và sự phát triển của bé.

Avisure Safoli chứa Sắt III Polymaltose là dạng phức hợp sắt hữu cơ tự nhiên trong cơ thể. Hàm lượng sắt nguyên tố trong sản phẩm này đủ theo liều lượng khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa. Sản phẩm còn kết hợp thêm axit folic giúp phòng tránh dị tật thai nhi.

Bài viết này đã giải đáp phần nào thắc mắc “bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao”. Các mẹ bầu hãy tự lập cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung đầy đủ sắt nhé! Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liệu lượng sử dụng để mẹ khỏe, con phát triển toàn diện nhé!

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).