fbpx

Ốm nghén nặng khi mang thai – bí quyết giảm nghén nặng cho mẹ bầu

Tháng Ba 18, 2022

Ốm nghén nặng có thể trở thành vấn đề bất lợi cho mẹ bầu và thai nhi, đặc biệt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của em bé trong bụng. Vậy ốm nghén nặng nhất vào giai đoạn nào? Triệu chứng là gì? Đối tượng nào có nguy cơ bị ốm nghén nặng? Biện pháp cải thiện ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây:

Ốm nghén nặng nhất vào giai đoạn nào?

Ốm nghén là hiện tượng buồn nôn, nôn quá mức kéo dài và dai dẳng khiến cho sức khoẻ của mẹ bầu bị giảm sút nghiêm trọng. Ốm nghén nặng nhất thường vào giai đoạn từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 9 của thai kỳ.

Mẹ bầu bị ốm nghén nặng có thể không thuyên giảm cho đến tuần 16-20 của thai kỳ, hoặc thậm chí kéo dài đến hết thai kỳ mặc dù triệu chứng đã giảm sau tuần thứ 20. Phụ nữ mang thai bị nghén nặng cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm biểu hiện bất thường và xử lý kịp thời để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Ốm nghén nặng nhất thường vào giai đoạn từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 9 của thai kỳ
Ốm nghén nặng nhất thường vào giai đoạn từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 9 của thai kỳ

Triệu chứng của ốm nghén nặng

Các triệu chứng ốm nghén nặng có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều so với nghén bình thường, do vậy khi có một số biểu hiện sau đây thì mẹ bầu hoàn toàn không được chủ quan:

– Buồn nôn, nôn mửa xuất hiện từ 5 lần trở lên trong 1 ngày.

– Giảm sút cân, cơ thể suy nhược.

– Có dấu hiệu mất nước: cảm thấy khát, mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng, đi tiểu ít hơn bình thường hoặc nước tiểu có màu vàng sẫm, có mùi tanh nồng.

– Huyết áp thấp, xây xẩm mặt mày.

Mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời khi có dấu hiệu ốm nghén nghiêm trọng như:

– Buồn nôn kéo dài cả ngày khiến mẹ bầu không thể ăn uống được, hoặc nôn hết toàn bộ thức ăn đã ăn vào.

– Chất nôn màu nâu hoặc có máu.

– Nhịp tim nhanh bất thường, đau đầu nghiêm trọng.

– Cực kỳ mệt mỏi, hoang mang lo lắng.

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Những ai có nguy cơ nghén nặng khi mang thai

Tình trạng ốm nghén nặng thường gặp phải ở những đối tượng có nguy cơ cao như:

– Phụ nữ mang song thai, thai ba hoặc nhiều thai hơn bình thường.

– Mẹ bầu có tiền sử gia đình bị ốm nghén nặng (mẹ hoặc chị em gái cũng gặp tình trạng này).

– Người có tiền sử say tàu xe nặng, thường cảm thấy buồn nôn khi ngồi ô tô đường dài.

– Phụ nữ thừa cân, béo phì.

– Người làm mẹ lần đầu, chưa có kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ trong thai kỳ.

– Mẹ bầu mắc phải bệnh lý nguyên bào nuôi do thai nghén (sự phát triển bất thường tế bào nhau thai trong tử cung).

mang song thai, thai ba hoặc nhiều thai hơn bình thường có nguy cơ nghén nặng cao hơn
Mang song thai, thai ba hoặc nhiều thai hơn bình thường có nguy cơ nghén nặng cao hơn

Cách giảm ốm nghén nặng

Để khắc phục ốm nghén nặng hiệu quả, an toàn, sản phụ nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín, chuyên môn cao để thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Dưới đây là một số biện pháp thường dùng để hỗ trợ cải thiện tình trạng ốm nghén nặng, mẹ bầu có thể tham khảo như sau:

Sử dụng thuốc

Thuốc ngăn ngừa buồn nôn được sử dụng khi tình trạng nôn mửa kéo dài và gây ra nhiều rủi ro cho mẹ hoặc con. Nếu phụ nữ không thể dùng thuốc qua đường uống, có thể sử dụng thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch.

Các loại thuốc được sử dụng để ngăn ngừa buồn nôn bao gồm: Promethazine, Meclizine và Droperidol. Và chỉ được sử dụng thuốc theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc có thể gây nguy hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi.

Truyền dịch tĩnh mạch

Nếu tình trạng nôn mửa của mẹ bầu diễn ra nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc cho mẹ truyền dịch tĩnh mạch để đảm bảo khối lượng tuần hoàn, giải quyết tình trạng mất nước. Lưu ý phương pháp này chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi bà bầu đã ăn uống bình thường trở lại bằng đường miệng, có thể không cần truyền dịch tĩnh mạch.

Truyền dịch tĩnh mạch giúp giảm nghén nặng
Truyền dịch tĩnh mạch giúp giảm nghén nặng

Chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống khoa học và lành mạnh cũng là biện pháp hữu hiệu giảm nhẹ cơn buồn nôn, nôn mửa nặng nề trong thai kỳ. Đồng thời, thực hiện ăn uống đúng cách cũng là chìa khoá giúp nâng cao sức khoẻ tổng thể của bà bầu và đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

Phụ nữ mang bầu bị ốm nghén nặng rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng, làm cơ thể suy kiệt và thai nhi kém phát triển. Do đó, nếu mẹ buồn nôn nhiều lần trong ngày và chán ăn thì nên ăn nhiều bữa trong ngày (khoảng 5-6 bữa/ngày) để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời chia nhỏ khẩu phần ăn cũng hạn chế tình trạng mẹ phải ăn uống quá tải, giảm cơn ốm nghén.

Nên ăn nhạt, không nên dùng quá nhiều muối

Khi ăn mặn, cơ thể có xu hướng giữ nước để đào thải muối natri ra ngoài, làm tăng áp lực tuần hoàn máu và gây biến chứng nguy hiểm ở những phụ nữ bị ốm nghén nặng. Do vậy, khi chế biến đồ ăn, mẹ nên cho muối ở mức vừa phải, không dùng quá nhiều muối.

Tránh thức ăn cay và nhiều dầu mỡ

Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể kích thích làm gia tăng cơn ốm nghén ở phụ nữ mang bầu. Do vậy, mẹ nên hạn chế tiêu thụ loại đồ ăn này để giảm bớt hiện tượng buồn nôn, nôn mửa khi mang thai.

Tránh sử dụng chất kích thích hoặc thực phẩm có mùi gây buồn nôn

Nếu mẹ phát hiện ra cơn buồn nôn thường xuất hiện khi ngửi mùi đồ ăn (cá tanh, hải sản) hoặc mùi từ vật nào đó nào đó thì mẹ cần ghi nhớ, không lại gần các tác nhân đó.

Ngoài ra, bà bầu còn cần hạn chế sử dụng các loại chất kích thích (rượu bia, cà phê, thuốc lá) vì đây có thể là yếu tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây cảm giác hưng phấn, dẫn đến mất ngủ và làm trầm trọng hơn tình trạng ốm nghén nặng. Xem thêm bài viết: Ốm nghén bao lâu thì hết

Trên đây là toàn bộ thông tin về ốm nghén nặng: thời điểm xuất hiện, triệu chứng, biện pháp cải thiện. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức hữu ích liên quan đến quá trình mang thai. Chúc mẹ bầu sớm vượt qua ốm nghén nặng và có thai kỳ khoẻ mạnh nhé.

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).