fbpx

Bị ốm nghén khi mang thai phải làm sao để đỡ?

Tháng Chín 9, 2021

90% phụ nữ mang thai gặp tình trạng ốm nghén trong thai kỳ của mình. Những biểu hiện của ốm nghén như chóng mặt, chán ăn, buồn nôn khiến mẹ bầu không khỏi khó chịu, đôi khi nó còn gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và công việc. Vậy ốm nghén làm thế nào để đỡ? Chúng ta cùng đi tìm hiểu những thông tin liên quan đến ốm nghén và cách khắc phục tình trạng này qua bài viết sau

Ốm nghén từ tuần thứ mấy?

Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ có thai. Theo thống kê cho thấy, có đến 90% phụ nữ gặp tình trạng ốm nghén trong thai kỳ với các biểu hiện như khó chịu, buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu.

Đa số các trường hợp ốm nghén xảy ra ở tam cá nguyệt đầu tiên, vào khoảng tuần thai thứ 6-8, tuy nhiên, ở một số mẹ bầu nhạy cảm thì các triệu chứng ốm nghén có thể xuất hiện sớm hơn vào tuần thai thứ 4-6. Lúc này, biểu hiện buồn nôn vào buổi sáng sớm khi thức dậy sau những ngày trễ kinh thì đó có thể là dấu hiệu báo rằng bạn đã có thai.

Tuy nhiên, mọi dữ liệu về thời điểm ốm nghén đều không phải đúng với mọi trường hợp, bởi có một số mẹ bầu ốm nghén xảy ra rất muộn, tầm tuần thứ 8-12 của thai kỳ.

Nếu như qua 3 tháng đầu mang thai mà mẹ bầu vẫn không có biểu hiện nào của ốm nghén thì đó quả là một điều đáng may mắn, bởi chỉ có khoảng 10% số phụ nữ mang thai trên thế giới không bị những cơn ốm nghén hành hạ.

90% phụ nữ gặp tình trạng ốm nghén trong thai kỳ

90% phụ nữ gặp tình trạng ốm nghén trong thai kỳ

Ốm nghén khi nào?

Các triệu chứng ốm nghén như cảm giác buồn nôn thường xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng. Tuy nhiên có những trường hợp có thể xuất hiện vào buổi chiều hoặc buổi tối, thậm chí là cả ngày.

Nhiều trường hợp cơn nghén bất ngờ xuất hiện sau khi mẹ bầu ngửi thấy một mùi hương, ăn một món ăn hay chịu sự kích thích của một loại âm thanh hay ánh sáng nào đó.

Theo như các chuyên gia nhận định, ốm nghén xảy ra là một điều hoàn toàn bình thường và hầu như không có bất kỳ dữ liệu nào chứng tỏ ốm nghén xuất hiện vào thời điểm nào là bình thường hay bất thường. Do vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi thời gian xuất hiện cơn ốm nghén của mình “khác lạ” so với những mẹ bầu khác.

Ốm nghén đến khi nào thì hết?

Thông thường các triệu chứng ốm nghén sẽ diễn ra khoảng từ 4 đến 6 tuần lễ. Bước sang tam cá nguyệt thứ 2 đa số các mẹ bầu sẽ cảm thấy tình trạng ốm nghén đỡ dần, và sau tuần thai thứ 14 các triệu chứng ốm nghén sẽ biến mất hoàn toàn.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp ốm nghén có thể kéo dài đến tháng thứ 5, thứ 6 thậm chí kéo dài đến hết thai kỳ. Những trường hợp ốm nghén kéo dài, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi có thể bị ảnh hưởng, do đó mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám bác sĩ để có những lời khuyên phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.

Các kiểu ốm nghén thường gặp

Mỗi mẹ bầu có thể có những triệu chứng ốm nghén khác nhau. Dưới đây là một số kiểu ốm nghén hay gặp nhất:

Buồn nôn, nôn ói

Đây là dạng hay gặp nhất. Những cơn buồn nôn, nôn ói ập đến khi mẹ bầu bị đói bụng, ngửi thấy mùi thức ăn hay những mùi quá nồng như mùi nước hoa, nước xịt phòng, mùi mồ hôi hay mùi nước tẩy.

Buồn nôn, nôn ói là dạng ốm nghén thường gặp nhất

Buồn nôn, nôn ói là dạng ốm nghén thường gặp nhất

Nghén ăn

Khác với những mẹ bầu bị hội chứng sợ đồ ăn khi ốm nghén thì một số mẹ bầu lại thèm ăn một cách bất thường. Mẹ bầu luôn trong trạng thái thèm ăn, muốn ăn rất nhiều thứ và ăn rất khỏe. Một số mẹ bầu còn nghén ăn một số thứ rất đặc biệt như vôi, tro, giấy hay đất cát.

Nghén ngủ

Đây cùng là một dạng ốm nghén thường gặp. Đối với kiểu ốm nghén này, mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, cơ thể luôn trong trạng thái thèm ngủ mọi lúc mọi nơi.

Chồng nghén thay vợ

Mặc dù có vẻ hơi phi lý nhưng có rất nhiều trường hợp khi vợ mang thai người chồng gặp các triệu chứng nghén như mệt mỏi, buồn nôn, thèm đồ ăn trong khi người vợ lại hoàn toàn bình thường và không thấy xuất hiện bất kỳ các triệu chứng ốm nghén nào.

Nghén chồng

Một số bà bầu khi mang thai sẽ vô cùng dị ứng với sự xuất hiện của người chồng, thậm chí buồn nôn ngay khi ngửi thấy mùi cơ thể của chồng. Một số khác lại vô cùng thích gần gũi chồng, ngửi mùi cơ thể chồng mới có thể ngủ.

Nghén thất thường

Đây là kiểu nghén khiến các ông chồng ngán ngẩm nhất. Có khi mẹ bầu thèm thứ gì đó và muốn ăn cho bằng được. Nhưng khi mua về mẹ bầu lại chán và không muốn ăn, thậm chí là sợ món ăn đó.

Ốm nghén nhiều có sao không?

Theo các chuyên gia y tế nhận định đa số các tình trạng ốm nghén là bình thường và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi. Thậm chí, đây còn là một dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển của thai nhi và giúp mẹ bầu hạn chế được một số thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Theo thống kê cho thấy, những bà mẹ bị ốm nghén cũng có tỷ lệ sảy thai ít hơn những bà mẹ không bị ốm nghén.

Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển của thai nhi

Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho thấy sự phát triển của thai nhi

Tuy nhiên, một số trường hợp ốm nghén nặng có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm mà mẹ bầu cần ngay lập tức tới gặp bác sĩ để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cho cả 2 mẹ con.

Một số dấu hiệu ốm nghén nặng

– Nôn ói liên tục khiến mẹ bầu không thể ăn uống bất kỳ thứ gì.

– Mất nước, rối loạn điện giải.

– Mệt mỏi không thể làm được gì.

– Cảm giác chóng mặt thường xuyên.

– Sụt cân nghiêm trọng.

– Đau bụng

– Nôn ra máu

– Sốt trên 38 độ

– Nước tiểu sẫm màu hoặc không đi tiểu sau 8 giờ.

Các biện pháp giảm nghén khi mang thai

Các triệu chứng ốm nghén đa phần gây không ít khó chịu cho các mẹ bầu trong sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm bớt tình trạng này mẹ bầu có thể áp dụng:

Nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc

Công việc quá bận rộn, thiếu ngủ, stress sẽ làm các triệu chứng tệ hơn. Do đó, mẹ bầu hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, cố gắng ngủ đủ giấc hàng ngày để có một sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái, điều đó sẽ giúp triệu chứng giảm đi đáng kể.

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc

Chế độ ăn uống hợp lý

-Chia nhỏ bữa ăn: Cảm giác quá no hoặc quá đói đều dễ kích thích cảm giác buồn nôn, do đó, mẹ bầu không nên ăn quá no ở một bữa. Bên cạnh các bữa ăn chính, mẹ bầu cũng ăn thêm 2-3 bữa phụ để cung cấp năng lượng cho cơ thể, không để cơ thể lâm vào tình trạng quá đói.

– Tránh các món ăn chứa quá nhiều dầu mỡ hoặc mùi quá nồng như hành, tỏi, mắm tôm,… Mẹ bầu cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm có vị chua, cay do dễ gây nôn.

– Uống đủ nước: Nôn ói nhiều dễ dẫn đến mẹ bầu lâm vào tình trạng mất nước, mệt mỏi do đó mẹ bầu cần uống nước thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt. Tốt nhất mẹ bầu nên uống nước theo từng ngụm nhỏ từng chút một.

– Gừng là một loại thực phẩm giúp giảm nghén khá hiệu quả. Do đó khi cơn ốm nghén ập tới mẹ bầu có thể sử dụng một ly trà gừng, một viên kẹo gừng hay những thực phẩm chứa gừng khác sẽ khiến cơn nghén được giảm đi đáng kể.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến ốm nghén. Nhìn chung các triệu chứng ốm nghén là rất đa dạng, mỗi mẹ bầu sẽ có những biểu hiện khác nhau, do đó, mẹ đừng quá lo lắng khi thấy các triệu chứng của mình khác biệt. Điều quan trọng là mẹ bầu cần phân biệt đâu là những triệu chứng bất thường để có kế hoạch can thiệp cho phù hợp. Chúc mẹ bầu và bé yêu luôn khỏe mạnh!

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).