fbpx

Xét nghiệm máu khi mang thai và những lưu ý quan trọng

Tháng Mười 15, 2019

Xét nghiệm máu khi mang thai có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp các bác sĩ có cái nhìn tổng quát nhất về sức khỏe của mẹ bầu, cùng với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nên xét nghiệm máu vào tuần thứ mấy thai kỳ?  Bà bầu hãy tìm hiểu ngay nhé.

Mục đích các xét nghiệm máu khi mang thai?

Bà bầu cần xét nghiệm máu để có thể đánh giá được một cách toàn diện tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như quá trình hình thành, phát triển của con từ cơ sở khoa học.

Dựa trên các chỉ số của kết quả xét nghiệm máu có thể dự đoán được những nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn. Từ đó, bác sĩ có những phương án can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

 

Mục đích xét nghiệm máu cho bà bầu khi mang thai là gì
                                Mục đích xét nghiệm máu cho bà bầu khi mang thai là gì?

Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy?

Trên thực tế, không có quy định cụ thể bắt buộc thời gian mẹ bầu phải xét nghiệm máu. Tuy nhiên, đây là  một xét nghiệm quan trọng cho thai phụ nên trong 12 tuần đầu mẹ bầu nên đến bệnh viện để được hướng dẫn kiểm tra làm các xét nghiệm máu.

Bước sang tuần 28, một số bệnh viện cũng sẽ yêu cầu thai phụ nếu muốn đăng ký sinh phải xét nghiệm máu giúp đảm bảo cho ca sinh diễn ra an toàn và thuận lợi. 

Một số yếu tố cần xét nghiệm máu như: nhóm máu, bệnh về máu, mẹ có đang mắc bệnh truyền nhiễm nào không?…Đây là quy định bắt buộc của một số bệnh viện. Các chỉ số xét nghiệm máu sẽ phần nào chỉ ra được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu.

 

 Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy
                                       Xét nghiệm máu khi mang thai ở tuần thứ mấy

Việc xét nghiệm máu trong thai kỳ quan trọng như thế nào?

Xét nghiệm máu khi mang thai giúp mẹ xác định được nhóm máu của mình để đề phòng trường hợp phải truyền máu gấp khi sinh. Lúc này, bà bầu sẽ được chuẩn bị máu sẵn hoặc tìm được người có nhóm máu phù hợp giảm thiểu nguy hiểm.

Đọc kết quả xét nghiệm máu còn giúp bác sĩ đánh giá tiểu đường thai kỳ dự vào chỉ số đường huyết. Đồng thời chẩn đoán mẹ bầu có bị thừa cân hay béo phì hay không?

Thêm vào đó, xét nghiệm máu giúp phát hiện ra cc bệnh:

Hội chứng Down: Vào tuần 11-13, xét nghiệm giúp mẹ phá hiện ra hội chứng Down ở giai đoạn sớm của thai nhi.

Chẩn đoán bệnh viêm gan B: Xét nghiệm máu sẽ giúp mẹ chuẩn đoán bệnh viêm gan B để có các giải pháp phòng ngừa lây nhiễm cho con.

Bệnh giang mai: Nếu mẹ bị mắc bệnh giang mai thì con sinh ra cũng có thể bị giang mai bẩm sinh, thậm chí nặng hơn có thể gây sinh non, sẩy thai.

Tìm kháng thể HIV: Trong quá trình mang thai mẹ bầu cần được xét nghiệm máu để phát hiện vi-rút HIV để đưa ra biện pháp bảo vệ hoặc can thiệp tránh lây bệnh cho con.

 

  Một số bệnh có thể truyền từ mẹ sang con
                                           Một số bệnh có thể truyền từ mẹ sang con

Kết quả xét nghiệm máu khi mang thai quan trọng mẹ bầu cần biết

Xét nghiệm công thức máu khi mang bầu đưa ra các chỉ số sinh hóa cơ bản trong việc đánh giá sức khỏe tổng quát. Các mẹ bầu cần nắm rõ các thông số sau và hiểu qua về các đọc kết quả xét nghiệm máu khi mang thai của mình.

Xác định nhóm máu của mẹ 

2 nhóm máu rất quan trọng trong việc truyền máu là ABO và Rh, mẹ phải biết mình thuộc nhóm màu nào để dự phòng các nguy cơ không mong muốn trong quá trình mang thai và lúc sinh

Sự bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con là hiện tượng khá hiếm gặp, tuy nhiên không phải là không thể xảy ra. Nếu mẹ rơi vào tỷ lệ này thì sẽ gây tan huyết và có thể sẩy thai.

 

   Xét nghiệm nhóm máu để phòng ngừa tan huyết
                                      Xét nghiệm nhóm máu để phòng ngừa tan huyết

Hệ thống Rh gồm 50 loại kháng nguyên, trong đó kháng nguyên D là quan trọng nhất.

+  Hiện tượng bất đồng nhóm máu này xảy ra khi mẹ mang nhóm máu Rh(-) nhưng con lại mang nhóm máu Rh(+)

Rh – khi gặp D tạo thành anti D, anti D

Kháng nguyên D, kháng thể anti D

+ Mẹ có nhóm máu Rh(-), khi sinh con máu con sẽ trộn lẫn với máu mẹ. Lúc này cơ thể mẹ sẽ sinh loại kháng thể là anti D. Mẹ và thai nhi vẫn an toàn trong lần đầu mang thai. Tuy nhiên, đến lần thứ 2, nếu thai nhi vẫn mang nhóm máu Rh(+), cơ thể mẹ lúc này đã có kháng thế anti D, kháng thể này có thể qua nhau thai và phản ứng với kháng nguyên D trong máu con gây tan huyết và sẩy thai.

Nhưng nếu được phát hiện sớm, trong lần mang thai thứ nhất, mẹ sẽ được tiêm kháng thanh kháng D trong 72h đầu để trung hòa kháng thể RH(+) của con.

Xét nghiệm thiếu sắt thiếu máu

Xét nghiệm máu khi mang thai vô cùng quan trọng để nhận định bà bầu có bị thiếu máu hay không. Định lượng hàm lượng sắt, hồng cầu, hemoglobin trong máu để đánh giá mức độ bà bầu thiếu sắt thiếu máu từ đó bổ sung hợp lý. Thiếu máu, thiếu sắt ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.

Xét nghiệm công thức máu cho bà bầu

Để biết được mẹ có bị thiểu máu hay không và thiếu máu dạng gì người ta dùng xét nghiệm công thức máu để phát hiện.Từ đó đưa ra  phương hướng điều trị để cải  thiện tình trạng này.

Xác định số lượng bạch cầu: Bạch cầu đơn, lympho, bạch cầu trung tính để chẩn đoán tình trạng,nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng ở người mẹ.

Xét nghiệm số lượng tiểu cầu để xem xét khả năng đông máu của mẹ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dạ sinh con.

Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm

 

 Xét nghiệm để ngăn ngừa một số bệnh truyền từ mẹ sang con
                                Xét nghiệm để ngăn ngừa một số bệnh truyền từ mẹ sang con

Một số bệnh có thể truyển từ mẹ sang con cần phải làm xác nhận để dự phòng là: xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B, Chlamydia…

Xét nghiệm Double test và Triple test

Đây là xét nghiệm giúp kiểm tra mắc hội chứng Down và nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Xét nghiệm máu khi mang thai này được tiến hành theo 2 đợt:

Đợt 1: Xét nghiệm Double test ở tuần 11 đến tuần 13 của thai kỳ. 

Đợt 2: Xét nghiệm Triple test ở tuần thứ 14 đến tuần 22 (Thời gian tốt nhất là vào tuần thứ 16 đến tuần thứ 18 của thai kỳ).

Xét nghiệm Rubella IgM và IgG

Thai nhi sẽ bị Rubella bẩm sinh biểu hiện ra các triệu chứng như mù, điếc, 90% bị bệnh tim bẩm sinh nếu mẹ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu.

Mẹ cần tiến hành làm xét nghiệm sớm sẽ giúp phát hiện sớm Rubella tránh những biến chứng nguy hiểm cho con

Hy vọng, qua bài viết trên đã giúp mẹ hiểu được vai trò của xét nghiệm máu khi mang thai. Từ đó, giúp mẹ có những kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ.

Hơn nữa, trong quá trình mang thai mẹ bầu cần chú ý đến việc bổ sung sắt và acid folic – 2 thành phần chính trong máu. Để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và thai nhi đủ máu, dinh dưỡng phát triển. 

Tham khảo: Bổ sung sắt cho bà bầu.

Liên hệ tổng đài tư vấn sức khỏe thai kỳ: 1800.0016 để được tư vấn miễn phí về các vấn đề bổ sung sắt, canxi và các vi chất khác giúp mẹ bầu có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Xét nghiệm máu khi mang thai rất quan trọng vì thế, mẹ bầu nhớ thăm khám định kỳ nhé!

 

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).