fbpx

Tình trạng thiếu sắt ở bà bầu và phương pháp khắc phục tình trạng thiếu máu thiếu sắt

Tháng Một 31, 2024

Tình trạng thiếu sắt ở bà bầu nếu không được chuẩn đoán và điều trị có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho cả thai phụ và thai nhi. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm tình trạng thiếu sắt ở bà bầu và phương pháp pháp khắc phục kịp thời là rất quan trọng.

1. Thiếu sắt ở bà bầu là gì? 

Thiếu sắt ở bà bầu là gì? Thiếu sắt hay thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ sắt làm nguyên liệu để sản xuất ra hồng cầu, từ đó dẫn tới thiếu máu. Trong thời kỳ mang thai, khả năng thiếu sắt, thiếu máu ở người phụ nữ thường tăng lên. Tình trạng thiếu sắt ở bà bầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy, cần được quan tâm và chú trọng trong suốt thời kỳ mang thai.

Tình trạng thiếu sắt ở bà bầu và những thông tin cần biết
Tình trạng thiếu sắt ở bà bầu và những thông tin cần biết

Thiếu sắt ở bà bầu được xác định thông qua kết quả xét nghiệm số lượng hồng cầu. Khi mẹ bầu được chuẩn đoán là thiếu máu, thiếu sắt khi mang thai nếu Hb < 12g/dL, Hct < 37%, RBC < 4 triệu/μL.

Nguyên nhân thiếu sắt ở bà bầu chủ yếu do hằng ngày ăn uống không cung cấp đủ nhu cầu sắt và dinh dưỡng, dẫn tới tình trạng thiếu máu.

2. Những triệu chứng thiếu sắt điển hình ở bà bầu 

Thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu giai đoạn nhẹ gây mệt mỏi khó chịu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu máu nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Do vậy, những triệu chứng cảnh báo bà bầu bị thiếu sắt dưới đây, mẹ bầu chắc chắn không được bỏ qua.

– Khi tiếu sắt, thiếu máu mẹ bầu dễ bị hạ huyết áp, mệt mỏi.

– Một số mẹ bầu dễ bị mẹ bầu thiếu máu sẽ thấy bị hoa mắt, chóng mặt, sa sẩm mặt mặt.

– Da dẻ ở bà bầu thiếu máu dễ nhợt nhạt, tái xanh không có sức sống.

Những triệu chứng mệt mỏi do thiếu sắt ở bà bầu
Những triệu chứng mệt mỏi do thiếu sắt ở bà bầu

– Thêm nữa tóc mẹ bầu dễ gãy rụng.

– Mẹ bầu thiếu máu cũng hay quên, ít tập trung, hay bị đau đầu chân tay lạnh.

– Tình trạng thiếu máu nặng mẹ bầu thường xương bị thở dốc, tim đập nhanh

Một số mẹ bầu thiếu máu có thể gặp phải hội chứng pica, nghén và thèm ăn những thứ linh tinh như đất, cát, xi măng….

3. Hậu quả nghiêm trọng khi bà bầu bị thiếu sắt

Bà bầu bị thiếu sắt, thiếu máu có thể gây ra những hệ lụy khi thiếu sắt, thiếu máu như: Sảy thai, bong nhau, nguy cơ bị tiền sản giật, vỡ ối sinh non. Khi bước vào giai đoạn chuyển dạ có thể kéo dài hơn, mệt mỏi, gây hại cho thai nhi, mẹ bầu cũng có thể băng huyết sau sinh, dễ nhiễm trùng hậu sản, thiếu sữa.

Bên cạnh đó, quá trình mang thai bị thiếu sắt có thể khiến em bé không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để hồng cầu phát triển. Điều này có thể khiến bé dễ bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, vàng da, sinh non. Ngoài ra, thiếu máu, thiếu sắt sẽ khiến thai nhi có nguy cơ kém phát triển, tăng các nguy cơ về bệnh lý liên quan như chậm phát triển, tật vô sọ…

Trẻ sinh non biến chứng bà bầu bị thiếu máu, thiếu sắt
Trẻ sinh non biến chứng bà bầu bị thiếu máu, thiếu sắt

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thiếu sắt cũng làm tăng nguy cơ thai nhi dễ mắc các vấn đề về tim mạch ở giai đoạn sau. Do đó, việc bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ là vô cùng cần thiết. 

4. Cách khắc phục tình trạng thiếu sắt ở bà bầu

Để đảm bảo đủ sắt để tạo hồng cầu, trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu sắt trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nhu cầu sắt của mẹ bầu cũng cao hơn bình thường. Bạn có thể tham khảo cách khắc phục tình trạng thiếu sắt ở bà bầu bằng những cách sau:

Khắc phục tình trạng thiếu sắt ở bà bầu từ thực phẩm

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và nhu cầu sắt hằng ngày trong suốt thời kỳ mang thai thông qua bữa ăn hàng ngày. Sắt có trong nhiều loại thịt đỏ, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, các loại rau xanh đạm như rau cải xanh, rau muống, mồng tơi, rau chân vịt.

Trong bữa ăn hằng ngày, mẹ bầu nên cung cấp đủ các thành phần như đạm, sắt, vitamin có trong thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả tươi. Bổ sung thêm các thực phẩm giàu acid folic như rau xanh, gan, nấm, ngũ cốc, nấm tươi.

Rau xanh nhóm thực phẩm giàu axit folic
Rau xanh nhóm thực phẩm giàu axit folic

Để làm tăng khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm hằng ngày và các thực phẩm bổ sung, mẹ bầu cần lưu ý sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, dâu tây, cà chua, ớt chuông…

Khắc phục tình trạng thiếu sắt bằng thuốc, thực phẩm bổ sung

Uống bổ sung viên sắt ở dạng nước hoặc dạng viên. Tuy nhiên, trong quá trình bổ sung sắt, mẹ cầu cần tránh sử dụng các sản phẩm tăng cường canxi, bởi canxi có thể làm giảm hấp thu sắt. Khi bổ sung sắt, mẹ bầu dễ bị táo bón nên cần bổ sung thêm xơ và uống đủ nước để cải thiện tình trạng này.

Lựa chọn phương pháp điều trị thiếu sắt phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của việc thiếu sắt mà mẹ bầu có thể lựa chọn 2 con đường dùng sắt bao gồm: Đường uống và đường tiêm. Đa số thiếu sắt đều được điều chỉnh bằng chế độ ăn uống, bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa sắt.

Avisure Safoli Thuốc sắt hữu cơ dành riêng cho phụ nữ mang thai
Avisure Safoli Thuốc sắt hữu cơ dành riêng cho phụ nữ mang thai

Khi bổ sung sắt cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có các triệu chứng bất thường, mẹ bầu nên báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục kịp thời.

Xem thêm:

Hy vọng những chia sẻ về tình trạng thiếu sắt ở bà bầu và phương pháp khắc phục sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích về sức khỏe và biết cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để mẹ khỏe, thai nhi khỏe mạnh trong suốt quá trình mang bầu.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).