fbpx

Những người bị thiếu máu uống vitamin gì để bổ sung?

Tháng Một 26, 2022

Thiếu máu uống vitamin gì để bổ sung đủ máu cơ thể cần? Cách dùng các vitamin khi bị thiếu máu như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Thiếu máu uống vitamin gì để bổ sung?

Không phải ai cũng biết việc thiếu vitamin cũng sẽ dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân là do khi không được cung cấp đủ nhóm vitamin này thì tế bào hồng cầu không khỏe mạnh như khi được cung cấp đủ. Các vitamin nếu không được bổ sung đủ sẽ dẫn đến thiếu máu bao gồm: vitamin B9, vitamin B12, vitamin C.

Thiếu máu uống vitamin gì
Thiếu máu uống vitamin gì

Thiếu máu nên bổ sung vitamin B9

Vitamin B9 hay còn gọi là acid folic là dưỡng chất quan trọng đối với hồng cầu được tìm thấy nhiều trong trái cây hay các loại rau có màu xanh đậm. Khi chế độ ăn thiếu rau xanh cũng như hoa quả có thể dẫn đến thiếu acid folic.

Loại vitamin này cũng dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ, do đó, trong 1 số trường hợp, bổ sung đủ rau xanh mỗi ngày nhưng vẫn thiếu hụt acid folic.

Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh lý về đường ruột, kém hấp thu cũng có thể dẫn đến thiếu hụt acid folic. Việc thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc chống động kinh hay cắt ruột non cũng làm giảm hoặc cản trở hấp thu acid folic.

Xem thêm: Thuốc thiếu máu

Bổ sung vitamin B12 cho người bị thiếu máu

Đây là loại vitamin cần thiết cho quá trình tái tạo các tế bào mới diễn ra bình thường. Việc thiếu vitamin B12 cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo ra tế bào hồng cầu mới của cơ thể. Bên cạnh đó, khi không có đủ vitamin B12 cũng có thể dẫn đến cách bệnh lý về tim mạch hay về thần kinh.

Vitamin B12 có nhiều trong thịt, trứng, sữa, phô mai,… nên việc thiếu vitamin B12 với những người bình thường là không nhiều.

Những người bị bệnh lý về dạ dày, uống thuốc điều trị bệnh tiểu đường hay thiếu máu ác tính… là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu do thiếu vitamin B12.

Bổ sung vitamin B12 cho người thiếu máu
Bổ sung vitamin B12 cho người thiếu máu

Thiếu máu uống vitamin gì? – Vitamin C

Vitamin C là dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thu sắt từ thức ăn tốt hơn. Việc thiếu hụt vitamin C không chỉ gây ra các bệnh về tim mạch, loãng xương, chảy máu ở nướu mà còn có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.

Do đó, đối với những người bị thiếu máu, bổ sung đủ vitamin C trong thực đơn hàng ngày hay các chế phẩm chứa vitamin C là rất quan trọng.

Một số nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin C của cơ thể là do bổ sung thiếu hoặc kém hấp thu do sử dụng thuốc lá, rượu bia.

Chỉ định bổ sung vitamin cho người thiếu máu

Đối với những người thiếu máu, bổ sung đủ vitamin C, B12, B9 là yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh.

Vitamin B9

– Triệu chứng khi cơ thể thiếu vitamin B9: khó tập trung, mệt mỏi, stress, dễ quên, da nhợt nhạt, thiếu sức sống, buồn nôn, tiêu chảy, loét miệng….

– Những người cần bổ sung vitamin B9 bao gồm: người không bổ sung đủ hoặc giảm hấp thu vitamin B9 (người mắc bệnh về đường tiêu hóa, sử dụng thuốc gây giảm hấp thu acid folic…), người có nhu cầu cao về vitamin B9 như phụ nữ mang thai, đang cho con bú, phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt….

– Liều dùng:

Trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng tuổi: mỗi ngày cần cung cấp 25 đến 35 mcg.

Từ 1 đến 8 tuổi: 150 đến 200mcg mỗi ngày.

Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 300mcg mỗi ngày.

Từ 14 tuổi trở lên: 400 mcg mỗi ngày.

Liều lượng acid folic khuyến cáo trước khi mang bầu và trong 3 tháng đầu khi mang bầu là 400mcg mỗi ngày; trong 4 đến 9 tháng tiếp theo của thai kỳ là cung cấp 600mcg mỗi ngày; đối với bà mẹ đang  cho con bú là 500mcg mỗi ngày.

– Cách uống vitamin B9: Không uống cùng đồ uống có ga, có cồn, cafein. Nên uống gần bữa ăn để hấp thu tốt hơn.

Thiếu máu nên bổ sung vitamin B9
Thiếu máu nên bổ sung vitamin B9

Bổ sung vitamin B12

– Triệu chứng khi cơ thể thiếu vitamin B12: suy nhược, mệt mỏi, sưng lưỡi, tổn thương thần kinh, niêm mạc nhợt, giảm thị lực…

– Những người cần bổ sung vitamin B12: người ăn chay, phẫu thuật ruột, rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày, dùng thuốc metformin, người bị đột biến gen hay sử dụng nhiều bia rượu…

– Liều dùng:

Người từ 14 tuổi trở lên: mỗi ngày dùng 2,4 mcg; có thể tăng thêm liều tùy vào tình trạng của mỗi người.

Đối với phụ nữ đang mang thai: mỗi ngày được khuyến nghị bổ sung 2,6 mcg.

Người đang cho con bú: Nhu cầu khuyến nghị là 2,8 mcg mỗi ngày.

Người bị suy dinh dưỡng: Trong tháng đầu tiên khuyến nghị bổ sung 1mg mỗi ngày.  Những tháng tiếp theo duy trì 125 đến 250 mcg mỗi ngày.

– Hướng dẫn sử dụng vitamin B12: Uống vitamin B12 hàng ngày, có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn.

Bổ sung vitamin C

– Biểu hiện khi cơ thể bị thiếu vitamin C: Viêm lợi, dễ chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da….

– Liều lượng vitamin C theo từng nhóm đối tượng:

Trẻ có độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi: ngày dùng 15mg

Từ 4 đến 8 tuổi: mỗi ngày dùng 25mg

Thiếu nhi từ 9 đến 13 tuổi: mỗi ngày 45mg

Thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi: mỗi ngày 65 đến 75mg

Người trưởng thành từ 19 tuổi: nữ giới 75mg, nam giới 90mg mỗi ngày

Phụ nữ có thai: mỗi ngày 85mg

Bà mẹ đang cho con bú: mỗi ngày 120mg

Bổ sung vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn
Bổ sung vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn

– Thời điểm uống vitamin C: nên uống xa bữa ăn, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 tiếng, nên uống cùng sắt để tăng hấp thu.

Thiếu máu là bệnh lý thường gặp, bên cạnh bổ sung sắt hay các vitamin từ thực phẩm, người bệnh cần bổ sung thêm từ các chế phẩm bổ sung để đáp ứng nhu cầu cơ thể cần. . Hi vọng qua bài viết trên, bệnh nhân có thể biết được thiếu máu uống vitamin gì và thời điểm bổ sung vitamin khi bị thiếu máu. Chúc bạn luôn khỏe mạnh, vui vẻ trong cuộc sống.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).