fbpx

Thuốc thiếu máu dành cho người bị thiếu máu

Tháng Ba 22, 2022

Thuốc thiếu máu là giải pháp hiệu quả dành cho những người bị thiếu máu. Đặc biệt, thuốc thiếu máu rất cần thiết cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ hoặc những người có nhu cầu sắt tăng cao sau phẫu thuật hoặc chấn thương. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc bổ máu khác nhau. Vậy lựa chọn sản phẩm thuốc bổ máu nào tốt và hiệu quả nhất. 

Những loại thuốc thiếu máu hiện nay
Những loại thuốc thiếu máu hiện nay

Thuốc thiếu máu là gì?

Thuốc thiếu máu là sản phẩm bổ sung các dưỡng chất tạo máu, tạo sắt giúp cơ thể bù đắp nhanh các dưỡng chất bị thiếu hụt trong thời gian nhanh nhất có thể. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bổ sung máu khác nhau dành cho các trường hợp người bệnh bị thiếu máu. Tuy nhiên, nó được phân chia làm 3 loại thuốc thiếu máu cơ bản:

– Thuốc bổ máu bổ sung sắt

– Thuốc chữa thiếu máu có bổ sung B9 (axit folic) và vitamin B12
– Thuốc thiếu máu khác.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân thiếu máu khác nhau mà người bệnh lựa chọn sản phẩm thuốc tốt bổ máu cho người thiếu máu một cách phù hợp nhất.

1. Thuốc thiếu máu có chứa sắt

Sắt có vai trò tham gia vào quá trình vận chuyển oxy tới các mô và cơ quan trong cơ thể, vận chuyển electron và tổng hợp DNA,… Nếu thiếu sắt cơ thể sẽ mệt mỏi, da xanh xao, móng tay chân khô, giòn, dễ gãy, hoa mắt chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống, năng suất lao động giảm. 

Nhu cầu sắt ở người bình thường là 0.5-1mg, nhu cầu này tăng cao đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và trong thời kì kinh nguyệt. Nguồn sắt được cung cấp hàng ngày chủ yếu là từ thực phẩm như: gan động vật, trứng, sữa, các loại thịt đỏ và rau xanh đậm. Nếu bổ sung lượng sắt không đủ cho nhu cầu cơ thể cần trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến thiếu máu. Vậy nên ngoài việc bổ sung sắt từ thực phẩm cần phải uống thêm thuốc thiếu máu có chứa sắt để cung cấp đủ lượng sắt nuôi cơ thể.

Những thực phẩm giàu sắt tốt cho người thiếu máu, thiếu sắt
Những thực phẩm giàu sắt tốt cho người thiếu máu, thiếu sắt

Thuốc bổ máu chứa sắt được bào chế dưới 2 dạng đó là dạng uống và dạng tiêm tĩnh mạch chậm. Dạng tiêm tĩnh mạch được chỉ định với những trường hợp người bệnh không dung nạp sắt dạng uống, bệnh nhân suy thận và đang lọc máu. Liều dùng tùy vào mức độ thiếu máu mà quyết định liều dùng cho hợp lí, bình thường liều dùng trung bình cho người lớn là khoảng 2-3mg/cân nặng/ ngày, trẻ nhỏ 5mg/cân/ngày, phụ nữ có thai hoặc cho con bú 2-4mg/ cân nặng/ ngày. Thuốc sắt nên sử dụng tốt nhất lúc đói hoặc sử dụng cùng vitamin C như nước cam, chanh để tăng hiệu quả hấp thụ sắt.

– Thuốc chống chỉ định với người mẫn cảm, người thiếu máu do tan máu.

– Tác dụng phụ không mong muốn là buồn nôn, nôn, hoa mắt chóng mặt, táo bón.

– Để giảm thiểu các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc sắt, bạn hãy lựa chọn những thuốc sắt hữu cơ (Iron(III)-hydroxide polymaltose complex) như thuốc sắt Avisure Safoli, Fevitt Nano….Những dòng sắt hữu cơ vừa giúp cơ thể dễ hấp thụ lại hạn chế hiệu quả tác dụng nóng trong, táo bón cho người sử dụng.

Thuốc sắt Avisure Safoli - Thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt
Thuốc sắt Avisure Safoli – Thuốc điều trị thiếu máu thiếu sắt

2. Thuốc chữa thiếu máu có bổ sung Vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò trong việc hình thành tế bào hồng cầu, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh và sản xuất ADN. Nếu cơ thể thiếu vitamin B12 rất dễ mắc phải các bệnh như: niêm mạc dạ dày mỏng, viêm dạ dày, teo dạ dày, các bệnh liên quan đến ruột non và hệ thống miễn dịch như lupus ban đỏ, và tổn thương thần kinh.

Vitamin B12 được bổ sung theo dạng thực phẩm là chủ yếu có nhiều trong cá, trứng, sữa,… nên những người ăn chay trường có nguy cơ thiếu vitamin B12. Nên việc sử dụng thuốc vitamin B12 giúp bổ sung đủ lượng vitamin này cho cơ thể với những trường hợp bổ sung không đủ vitamin B12 không đủ từ thức ăn, thiếu vitamin B12 mãn tính.

Thuốc thiếu máu có chứa vitamin B12
Thuốc thiếu máu có chứa vitamin B12

Thuốc vitamin B12 có 2 dạng là viên nén và dung dịch tiêm 1000mcg/ml. Với vitamin B12 dạng tiêm thì chỉ nên sử dụng với trường hợp cơ thể không hấp thụ ở dạng uống và những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải sử dụng ở dạng tiêm. Liều dùng loại vitamin này nên tham khảo từ bác sĩ và những người có chuyên môn, tùy vào mức độ tình trạng cơ thể mà liều lượng sao cho phù hợp. Liều dùng thông thường với người lớn là 2.4mcg, phụ nữ có thai là 2.6mcg và đang trong thời kỳ cho con bú là 2.8mcg. Với trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 13 tuổi thì liều lượng khoảng 0.4-1.8mcg theo từng giai đoạn.  Cách sử dụng đọc kĩ trên bao bì của thuốc, không sử dụng cùng vitamin C vì nó làm ức chế hấp thu vitamin B12. 

Tác dụng phụ của thuốc vitamin B12 là nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn có thể là khó thở, đau ngực,  nóng đỏ bất thường ở vùng tay chân.

3. Thuốc bổ máu có bổ sung Acid folic

Acid folic hay tên gọi khác là vitamin B9 có tác dụng tổng hợp ADN, các axit amin, và chúng còn tham gia tổng hợp nucleoprotein và tạo hồng cầu bình thường. Thuốc acid folic được dùng để điều trị bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ và kết hợp với những thành phần khác để chữa bệnh thiếu máu ác tính. 

Thuốc acid folic có nhiều loại viên nang mềm, viên nén và dạng tiêm ở nhiều liều lượng khác nhau. Với cách dùng và liều lượng phù hợp với thực trạng bệnh thì người dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng cho phù hợp. Thông thường người lớn nên bổ sung 400-800 mcg mỗi ngày, phụ nữ có thai và đang cho con bé thì bổ sung trên 800mcg một ngày. Với trẻ nhỏ thì giai đoạn sơ sinh bổ sung khoảng 0.1mvg/ngày,  0-4 tuổi là khoảng 0.3mcg/ ngày, > 4 tuổi là 0.4mcg/ ngày.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc là phát ban, nổi mề đay, ngứa, rối loạn tiêu hóa nếu nặng hơn là chóng mặt, khó thở.

Thuốc bổ sung axit folic (B9) dành cho người mắc bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ
Thuốc bổ sung axit folic (B9) dành cho người mắc bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ

Các loại thuốc chữa thiếu máu khác

Thuốc Erythropoietin là thuốc có tác dụng tạo ra hồng cầu cho những người thiếu máu. Thuốc thiếu máu Erythropoietin được chỉ định với bệnh nhân thiếu máu do suy thận mãn tính, thiếu máu do HIV, thiếu máu do hóa trị ung thư. Thuốc chống chỉ định với với người mẫn cảm với thuốc, tăng huyết áp không kiểm soát được và bất sản nguyên cầu.

Thuốc được điều chế ở dạng tiêm, cách dùng và liều dùng bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng lịch trình của bác sĩ, tùy từng nguyên nhân gây thiếu máu và mức độ bệnh của bệnh nhân mà liều lượng tiêm là khác nhau. Bệnh nhân nên tuân theo lịch tiêm nghiêm ngặt của nhân viên y tế và không được tự ý ngưng thuốc để tránh gặp tác dụng không mong muốn.

Tác dụng phụ không mong muốn đó là: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ớn lạnh, phản ứng nơi tiêm, sốt, đau xương khớp, tăng huyết áp, khó thở, phát ban và một vài biểu hiện khác.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những loại thuốc thiếu máu cho người thiếu máu phù hợp với tất cả mọi người. Máu có vai trò quan trọng với cơ thể vậy nên ngay từ bây giờ hãy bổ sung đủ lượng máu mà cơ thể cần đẩy xa bệnh thiếu máu nhé.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).