fbpx

Thiếu máu hồng cầu nhỏ ở trẻ em là bệnh gì? Có nguy hiểm không? 

Tháng Mười Một 13, 2023

Thiếu máu hồng cầu nhỏ ở trẻ em là bệnh gì? Bệnh thiếu máu hồng cầu có nguy hiểm không? Đây chắc chắn là một trong nhưng câu hỏi mà ba mẹ có con bị mắc bệnh vô cùng quan tâm. Theo nhiều kết quả điều tra thì bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ ở trẻ em gây nhiều hậu quả nguy hiểm. Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe và cuộc sống người bệnh.

Thiếu máu hồng cầu ở trẻ em và những thông tin ba mẹ cần thiết
Thiếu máu hồng cầu ở trẻ em và những thông tin ba mẹ cần thiết

Tuy nhiên, bệnh này có nhiều triệu chứng giống như bệnh lý thiếu máu thông thường nên người bệnh thường dễ chủ quan. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý thiếu máu hồng cầu nhỏ ở trẻ em và mức độ nguy hiểm của bệnh. Người đọc cùng theo dõi 1 số nội dung sau:

1. Thiếu máu hồng cầu nhỏ ở trẻ em là bệnh gì?

Thiếu máu hồng cầu trẻ em là tình trạng thiếu máu với các tế bào hồng cầu nhỏ hơn bình thường. Tình trạng này còn đi kèm với triệu chứng giảm huyết sắc tố. Bệnh này đặc trưng bởi chỉ số thể tích trung bình hồng cầu MCV thấp hơn 83 μm3. Bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ làm cho khả năng vận chuyển oxy của tế bào hồng cầu bị giảm đi. Từ đó, bệnh dẫn tới tình trạng thiếu oxy ở các tế bào trong cơ thể.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ ở trẻ em là bệnh gì
Thiếu máu hồng cầu nhỏ ở trẻ em là bệnh gì

Người bệnh nếu muốn xác định bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ cần có những xét nghiệm rõ ràng. Trong trường hợp thiếu máu bình thường do thiếu sắt thì thực hiện xét nghiệm để nhận định xem sát huyết thanh giảm và mức độ giảm như thế nào. Trong trường hợp bệnh bệnh Thalassemia thì nên thực hiện xét nghiệm để nhận định sắt huyết thanh giảm hay tăng cũng như phương pháp di truyền phân tử giúp xác định chính xác hơn về bệnh.

2. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu hồng cầu nhược sắc 

Triệu chứng bệnh thiếu máu hồng cầu nhược sắc rất khó nhận biết, không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, mà nhiều người dễ nhầm lẫn bệnh với thiếu máu thông thường. Khi bệnh bắt đầu tiến triển nặng hơn thì sẽ có những dấu hiệu nhận biết như:

– Người bệnh bị khó thở và có thể nhịp thở bị tăng lên đột ngột, nhanh chóng.

– Bệnh nhân bị thay đổi tâm trạng, cơ thể khó chịu, thường xuyên cáu gắt.

– Người bệnh thường xuyên chóng mắt, dấu hiệu cơ bản của bệnh thiếu máu.

– Da người bệnh sẽ trở nên nhợt nhạt, xanh xao, niêm mạc mắt nhợt nhạt.

Trẻ tím tái hay quấy khóc có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu mái hồng cầu ở trẻ em
Trẻ tím tái hay quấy khóc có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu mái hồng cầu ở trẻ em

– Nhịp tim nhanh.

– Móng tay bệnh nhân giòn, dễ gãy, mất đi sắc tố hồng.

Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng hoạt động.

Nếu phát hiện những dấu hiệu này không thể tự khỏi trong 2 tuần thể nên tới bệnh viện để khám và có những chẩn đoán chính xác. Tốt nhất nếu người bệnh cảm thấy cơ thể suy nhược, chóng mặt, khó thở và nhịp tim nhanh bất thường thì nên tới bệnh viện ngay nhé.

3. Bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ ở trẻ em có nguy hiểm không? 

Thiếu máu hồng cầu nhỏ là bệnh gây nguy hiểm đến trẻ em, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Thiếu máu hồng cầu nhỏ khiến cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống, không muốn vận động, vui chơi. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho cơ thể trẻ bị suy nhược, sụt cân, suy dinh dưỡng.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ. Như mọi người đã biết nhu cầu oxy của não bộ rất lớn, chiếm 20% lượng oxy của cơ thể. Vì vậy tình trạng thiếu máu xảy ra khiến lượng oxy cung cấp cho não bộ không đủ khiến trẻ bị đau đầu, chóng mặt, ù tai, khả năng tư duy và nhận thức bị suy giảm và mất khả năng tập trung.

Thiếu máu hồng cầu bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em
Thiếu máu hồng cầu bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em

Tim người có chức năng co bóp và vận chuyển máu đi nuôi cơ thể nên khi cơ thể thiếu máu thì tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để đủ oxy và dưỡng chất đến các tế bào. Do vậy thiếu máu hồng cầu nhỏ ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch. Trẻ mắc bệnh thường bị rối loạn nhịp tim và tăng nguy cơ suy tim.

Thiếu máu hồng cầu nhỏ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, bệnh khiến trẻ bị khó thở, thở nông, thở gấp. Ngoài ra, bệnh này còn khiến trẻ bị khó mọc tóc, rụng tóc, móng tay giòn, dễ gãy.

Đây là căn bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong cho người bệnh.

4. Cách điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc 

 Điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và các xét nghiệm chẩn đoán để có phác đồ điều trị rõ ràng. Trong trường hợp nghiêm trọng, truyền máu là phương pháp được các bác sĩ sử dụng để điều trị. Sử dụng các loại thuốc kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều hồng cầu hơn. Phẫu thuật để điều trị loét dạ dày hoặc khối u đường ruột hoặc sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng mãn tính có thể là yếu tố nguy cơ gây thiếu máu. Ngoài ra, liệu pháp chelation được dùng để làm giảm nồng độ chì trong cơ thể đối với bệnh thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc ở trẻ em.

Liệu pháp chelation điều trị thiếu máu hồng cầu
Liệu pháp chelation điều trị thiếu máu hồng cầu

Có thể thực hiện truyền sắt với bệnh nhân bị bệnh nặng, tuy nhiên đây là phương pháp gây ra nhiều tác dụng phụ đối với bệnh nhân. Một vài tác dụng phụ không mong muốn như:  sốc phản vệ, bệnh huyết thanh, viêm thành mạch huyết khối khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Phương pháp này cũng được sử dụng với bệnh nhân mất khả năng dung nạp sắt và người bệnh bị mất máu do xảy ra rối loạn mạch máu.

Xem thêm: Thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em

Thiếu máu hồng cầu nhỏ ở trẻ em gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và trí tuệ của trẻ, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Đây là căn bệnh nguy hiểm nên người bệnh và gia đình xin đừng chủ quan.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).