fbpx

Giải mã ác mộng “Táo bón khi mang thai”

Tháng Năm 30, 2021

Táo bón khi mang thai – cơn ác mộng của hầu hết các mẹ bầu. Nguyên nhân do sự thay đổi hormon nội tiết và chế độ bổ sung dinh dưỡng chưa hợp lý. Việc không được đào thải các chất thải, tích tụ lâu ngày dẫn tới những hệ lụy cho cả mẹ và bé. Vậy làm cách nào để mẹ bầu không còn bị táo bón, mời mẹ đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Bà bầu bị táo bón phải làm sao?
Bà bầu bị táo bón phải làm sao?

Táo bón khi mang thai nguyên nhân là gì?

Sau đây là 5 nguyên nhân chính gây ra tình trạng táo bón khi mang thai:

Táo bón khi mang thai do sự thay đổi hormone

Khi có thai, cơ thể mẹ bầu tiết ra hormon progesterone gây cản trở quá trình hấp thu và tiêu hóa. Nó làm cho nhu động ruột của mẹ hoạt động kém hơn khiến cho tình trạng ứ trệ chất đào thải, lâu ngày gây ra táo bón.

Sử dụng sắt (II) gây táo bón

Như mẹ đã biết, sắt có vai trò quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Tuy nhiên tác dụng phụ của sắt là táo bón nếu như mẹ bổ sung chưa đúng cách.

Hiện nay trên thị trường có 2 loại sắt là sắt (II) và sắt (III) hay còn gọi là sắt vô cơ và sắt hữu cơ. Sắt (II) được hấp thu bằng bị động qua khoảng gian bào vào trong máu làm tăng lượng sắt trong máu, gây lắng đọng sắt. Phức hợp sắt này sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa gây ra tác dụng phụ là táo bón.

Ngoài ra, ion sắt (II) giải phóng nhiều ở dạ dày sẽ gắn kết với thức ăn, ngoài bị táo bón còn làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng của mẹ bầu.

Nguyên nhân bà bầu bị táo bón khi mang thai
Nguyên nhân bà bầu bị táo bón khi mang thai

Thói quen không tốt của mẹ bầu

Một số nguyên nhân khác như thói quen nhịn đi vệ sinh của mẹ bầu gây ra rối loạn tiêu hóa, táo bón. Bà bầu lười vận động khiến cho tiêu hóa hoạt động kém, ứ trệ chất đào thải.

Ngoài ra, ít ăn rau và hoa quả cũng là một trong các nguyên nhân khiến mẹ bị táo bón.

Táo bón khi mang thai do bổ sung vi chất không đúng cách

Một sai lầm khiến mẹ có thể bị táo bón do bổ sung vi chất sai cách, trong đó gồm sắt và canxi. Đây là 2 vi chất rất quan trọng cho bé trong quá trình mang thai. Tuy nhiên việc bổ sung đồng thời sắt và canxi cùng 1 lúc làm giảm hấp thu sắt và gây ra tình trạng táo bón. Mẹ bầu có thể xem thêm chủ đề: Những điều cần biết khi mang thai

Nguy cơ tiềm ẩn táo bón khi mang thai

Mẹ bầu luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu dẫn tới tâm lý chán ăn mệt mỏi. Nếu tình trạng kéo dài, mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng khiến trẻ bị còi cọc, chậm phát triển.

Bên cạnh đó, việc lâu ngày các chất thải này không được đào thải ra ngoài tích tụ lâu trong ruột có thể lan truyền chất độc, gây hại.

Đặc biệt ở những phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, việc dùng sức rặn để đi vệ sinh làm tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non.

Táo bón lâu dài sẽ có thể gây ra trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại trạng. Do đó mẹ bầu không được chủ quan mà cần có những biện pháp thích hợp.

Nguy cơ tiềm ẩn khi bà bầu bị táo bón
Nguy cơ tiềm ẩn khi bà bầu bị táo bón

Mẹo khắc phục táo bón khi mang thai cho mẹ bầu?

Nếu chẳng may bị táo bón khi mang thai, mẹ có thể áp dụng các mẹo sau:

Lựa chọn bổ sung sắt (III)

Để khắc phục tình trạng táo bón, bác sĩ khuyên mẹ bầu nên lựa chọn bổ sung viên sắt (III) hay còn gọi là sắt hữu cơ. Chỉ có loại sắt III polymaltose complex (IPC) là dạng phức hợp sắt hữu cơ ít gây táo bón nhất hiện nay trên thị thường. Thuốc sắt dạng phức hợp IPC có khả năng hấp thu vào máu cáo, giảm kích ứng nên giúp bệnh nhân dung nạp sắt vào cơ thể tốt.

Để thuốc được hấp thu tốt nhất, mẹ bầu nên uống kèm với vitamin như nước cam. Khi đó, vừa đủ dinh dưỡng nuôi con, vừa giảm tình trạng táo bón.

Thuốc sắt Avisure Safoli chứa hàm lượng 50mg sắt nguyên tố IPC là một trong những lựa chọn đầu tay của các mẹ bầu.

+ Dạng sắt (III) thân thiện với đường tiêu hóa, hạn chế tối đa tác dụng phụ, an toàn cho mẹ và bé.

+ Hấp thu có kiểm soát, tránh tình trạng giải phóng ồ ạt.

+ Với hàm lượng đạt chuẩn khuyến cáo của WHO.

Sắt hữu cơ cho mẹ sau sinh Avisure Safoli
Sắt hữu cơ cho mẹ sau sinh Avisure Safoli

Chế độ ăn uống hợp lý

Để táo bón không còn là nỗi lo của nhiều mẹ bầu, dưới đây là tổng hợp mẹo ăn uống cho bà bầu để ngăn ngừa táo bón.

+ Uống nhiều nước: mẹ bầu cố gắng uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. Mẹ có thể chia thành 8 – 10 cốc để uống sao cho hợp lý. Mách mẹ bầu nên uống nước ấm thay vì uống nước đá, nước lạnh.

+ Bổ sung thêm nhiều chất xơ: Rau xanh như rau lang, rau đay, bí đỏ, cà rốt. Những thực phẩm đó khiến hệ tiêu hóa của mẹ khỏe hơn, giảm hẳn tình trạng táo bón.

+ Ăn nhiều trái cây: Một số loại quả mọng giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi. Những quả này rất tốt cho những mẹ bầu để cải thiện tình trạng táo bón.

+ Hạn chế ăn các món chiên xào thay vào đó nên sử dụng dầu thực vật, dầu oliu.

Những thực phẩm tốt hạn chế táo bón cho bà bầu
Những thực phẩm tốt hạn chế táo bón cho bà bầu

Thường xuyên vận động

Lười vận động là một trong các nguyên nhân khiến cho tình trạng táo bón ngày càng nặng. Mẹ bầu cần thường xuyên vận động bằng cách đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập thể dục mỗi ngày. Khi đó hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, tình trạng táo bón cũng không còn nữa.

Bổ sung sắt canxi đúng cách

Để giảm tình trạng giảm hấp thu của sắt và canxi, mẹ nên uống cách nhau ít nhất 2 giờ. Không nên bổ sung đồng thời 2 viên này cùng 1 lúc. Mẹ có thể uống canxi vào buổi sáng và uống sắt vào buổi trưa.

Hy vọng sau bài viết này sẽ cung cấp cho mẹ bầu những thông tin hữu ích nhất. Chúc cho mẹ và bé có một thai kỳ thật khỏe mạnh và an lành.

Mẹ bầu có thể xem thêm bài viết: Phù chân khi mang thai

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).