fbpx

Phù chân khi mang thai có nên đi bộ? “Xuống máu mấy lần thì sinh?

Tháng Tư 28, 2021

Phù chân khi mang thai là một hiện tượng sinh lý bình thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Nguyên nhân do lưu lượng máu lưu thông xuống chân lớn. Tùy theo cơ địa, tuần thai và vị trí thai mà mẹ bầu phù nhiều hay ít, sớm hay muộn, nặng hay nhẹ. Vậy khi bị phù bầu mẹ bầu nên làm gì, có được đi bộ khi phù chân không. Để trả lời cho những thắc mắc của hầu hết các mẹ, mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây. 

Bà bầu phù chân khi mang thai vì sao?

Cũng giống như nghén, buồn nôn, bà bầu phù chân là một hiện tượng rất dễ gặp. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi của cơ thể thích nghi để có em bé. 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng này là:

Lưu lượng máu tăng cao

Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ sản sinh ra nhiều máu và chất lỏng. Thường tăng khoảng 50% để đủ dinh dưỡng nuôi thai nhi. Khi các dịch này tập trung nhiều xuống chân khiến cho mẹ bầu bị phù.

Tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, đặc biệt là tháng cuối của thai nhi. Em bé trong bụng mẹ ngày càng lớn lên, khiến cho tử cung của mẹ phải giãn rộng. Tử cung càng lớn đã chèn ép lên tĩnh mạch chủ, khiến cho máu đổ tập trung về chân. Trong đó, bàn chân và mắt cá chân của mẹ là những vị trí dễ bị phù nề nhất.

Hiện tượng phù chân khi mang thai

Hiện tượng phù chân khi mang thai

Phù chân khi mang thai do sự thay đổi nồng độ các hormon

Là một trong các nguyên nhân chính gây ra tình trạng phù nề của bà bầu. Khi hormone thay đổi khiến cho các thành màu máu mền hơn, máu đi xuống chân dễ hơn việc đi ngược chiều trở về tim.

Ngoài ra, mẹ bầu ngồi làm việc một chỗ quá lâu, làm việc nặng nhọc, thường xuyên đi giày cao gót. Vậy tình trạng phù chân gặp khi nào?

Bà bầu phù chân mấy lần thì sinh

Dân gian có câu: “Bà bầu xuống máu 3 lần thì sinh”, liệu có phải như vậy không? Thai từ tuần 37 đến tuần 39, mẹ bầu sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng phù nề.  Điều đó đồng nghĩa với việc mẹ bầu có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên quan niệm vẫn chưa là chính xác. Nhiều mẹ bầu ở tuần thai 39, sắp có dấu hiệu chuyển dạ nhưng vẫn chưa bị phù chân. Ngoài ra, có những mẹ mặc dù phù chân được 1 lần nhưng đã có dấu hiệu sắp sinh.

Do đó tùy vào cơ địa của chị em phụ nữ mà có số lần phù khác nhau. Khi em bé đã đủ lớn và chuẩn bị chào đời thì mẹ cũng sẵn sàng chào đón bước ra thế giới bên ngoài.

Bà bầu phù chân có nên đi bộ?

Đi bộ khi mang thai là một phương pháp được các mẹ bầu rỉ tai để sau này dễ đẻ. Vậy ở những tháng cuối tháng kỳ mẹ bầu bị phù chân có nên đi bộ không?

Đi bô là một trong cách giảm phù chân cực kỳ hiệu quả mà mẹ bầu nào cũng nên áp dụng. Khi đi bộ giúp cho lưu lượng máu trong mẹ lưu thông tốt hơn, không chỉ tập trung vào đôi chân mà đi khắp cơ thể.

Mẹ nên đi bộ nhẹ khoảng khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày vào đầu buổi sáng, cuối chiều hoặc có thể đi bộ vào buổi tối. Việc thường xuyên đi bố giúp cho mẹ khỏe khoắn hơn, tâm lý thoải mái và có thể “vượt cạn” dễ dàng.

Mẹ lưu ý chọn cho mình một đôi giày vừa chân, đế bằng có ma sát tốt và một bộ quần áo rộng rãi, thoải mái nhất. Mẹ có thể đi bộ cùng với người thân, vừa đi vừa trò chuyện khiến cho chuyến đi bộ mỗi ngày trở nên thú vị hơn.

Đi bộ giúp bà bầu giảm phù chân

Đi bộ giúp bà bầu giảm phù chân

Phù chân khi mang thai, mẹ bầu phải làm sao?

Một số phương pháp tại nhà giúp bà bầu bớt phù chân, mẹ có thể áp dụng được ngay.

Tập thể dục thường xuyên

Ngoài đi bộ, bà bầu có thể tập yoga, bơi lội giúp cho máu được lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng phù chân. Hạn chế ngồi lâu một chỗ, thường xuyên đứng dậy đi lại cũng là một cách hiệu quả giúp cho bà bầu hết phù chân.

Mẹ bầu bị phù chân cần có chế độ ăn uống hợp lý

Dinh dưỡng khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu nên cân bằng chế độ dinh dưỡng với đủ các vi chất cho cả mẹ và bé. Tăng cường bổ sung các loại vitamin E, C, PP vì các vitamin này tăng cường thành mạch.

Ngoài ra, mẹ bầu hạn chế ăn những món ăn quá mặn vì muối khiến cho cơ thể tích trữ thêm nước.

Giảm phù chân khi mang thai bằng phương pháp massage chân

Message chân không những giúp cho máu lưu thông tốt mà còn làm giảm bớt các cơn đau ở mắt cá chân, bàn chân. Mẹ có thể đến các spa để thư giãn hoặc chồng massage giúp cho vợ. Lặp lại mỗi ngày 3,4 lần, mỗi lần khoảng 10 phút. Đây là một phương pháp tuy đơn giản nhưng hiệu quả rất cao.

Giảm phù chân khi mang thai bằng massage chân

Giảm phù chân khi mang thai bằng massage chân

Tư thế ngủ cho bà bầu bị phù chân

Nếu mẹ bầu ngủ chỉ một tư thế suốt buổi đêm sẽ khiến cho sức ép của cơ thể là rất lớn. Do đó mẹ bầu thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ. Ngoài ra nên kê thêm gối chân khi nằm hoặc ngồi để máu lưu thông xuống chân.

Sau khi đọc xong bài viết này mẹ bầu đã tìm cho mình một câu trả lời khi bà bầu phù chân. Hy vọng sau bài biết này các mẹ sẽ lựa chọn cho mình những phương pháp nhằm giảm tình trạng sưng phù chân khi mang thai.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).