fbpx

Những điều cần biết khi mang thai mẹ bầu phải nhớ ngay! 

Tháng Sáu 13, 2021

Dù là chuẩn bị mang thai, mang bầu lần đầu, hay mang bầu lần thứ 2, thứ 3, bạn nhất định phải đọc bài viết này, để có thể chăm sóc được bản thân và bé yêu một cách mạnh khoẻ nhất. Phụ nữ được thực hiện thiên chức làm mẹ đã vô cùng đáng quý, vậy nên hãy trang bị cho mình đủ kiến thức để có một thai kỳ khoẻ mạnh nha. Bài viết xin gửi tới bạn đọc thông tin hữu ích về những điều cần biết khi mang thai.

Những điều cần biết khi mang thai
Những điều cần biết khi mang thai

Những mũi tiêm phòng mẹ bầu cần biết khi mang thai

Phải nói rằng tiêm phòng là phát minh vĩ đại của nhân loại, đặc biệt tiêm phòng trước khi mang thai và trong khi mang thai là biện pháp chủ động phòng ngừa giúp giảm thiểu các rủi ro cho mẹ bầu và con yêu khi cơ thể không may bị tấn công bởi các loại bệnh nguy hiểm. Với phụ nữ khi mang bầu thì hệ thống miễn dịch sẽ suy giảm nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Còn thai nhi nếu được mẹ tiêm phòng từ khi bầu sẽ có kháng thể tự nhiên ngay từ khi chào đời. Thật tuyệt vời phải không?

Nhận thức được việc này, nên mẹ  luôn có một kế hoạch tiêm phòng để trang bị những vũ khí cơ bản đầu tiên cho mình trước bệnh tật. Các mũi quan trọng nè:

– Vaccine Sởi – Quai bị – Rubella

– Vaccine Thuỷ đậu

Đây là 2 mũi vaccine không được tiêm khi mẹ đã có em bé rồi đó, do vậy các mẹ nên có kế hoạch tiêm ít nhất trước 3 tháng rồi hãy thả để đón con yêu nha.

– Vaccine Uốn ván: phụ nữ ở tuổi sinh đẻ có thể tiêm trước mũi này luôn, hoặc khi phát hiện có bầu sớm lần đầu tiên cũng có thể đi tiêm luôn mũi 1. Mũi thứ 2 sẽ được tiêm ít nhất 1 tháng sau mũi thứ nhất và đảm bảo trước khi sinh 1 tháng. Với các mẹ bầu lần sau chỉ cần tiêm thêm 1 mũi thôi và đảm bảo trước khi sinh 1 tháng là được rồi.

Đặc biệt đối với vaccine viêm gan B nữa, nếu mẹ nào có tiền sử hoặc gia đình hoặc chồng bị viêm gan B thì nên xét nghiệm để bác sĩ tư vấn kịp thời nha. 

Tiêm phòng trước và trong khi mang thai giúp bảo vệ cả mẹ lẫn bé
Tiêm phòng trước và trong khi mang thai giúp bảo vệ cả mẹ lẫn bé

Cẩn thận với 3 tháng đầu mang thai 

Các mẹ bầu nào biết tin mình đã đón con yêu rồi, thì phải nhanh chóng cập nhật những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu. Vì đây là giai đoạn nhạy cảm nhất, thai nhi giai đoạn này vẫn còn non nớt nhất, các hiện tượng xảy thai tự nhiên hầu hết xảy ra trong 3 tháng đầu. Với một số bà mẹ có thể không nghén ngẩm thì sẽ đỡ hơn, chứ mẹ nào nghén đủ kiểu thì nhớ đời luôn đó, nào là nghén ăn chua, nghén ăn ngọt, nghén không ăn được, nghén ngủ…

Trong ba tháng đầu này, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức khoẻ, những bộ môn như yoga, đi bộ nhẹ nhàng, tránh các môn thể thao dùng sức, mạo hiểm như chạy bộ, nhảy dây, leo núi…

Những điều cần biết khi mang thai: các mốc khám thai quan trọng

Việc thực hiện khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ theo dõi sự phát triển của con yêu và phát hiện những dấu hiệu bất thường để kịp thời có biện pháp can thiệp nhé.

Mẹ bầu không được bỏ qua 5 mốc khám thai quan trọng này theo khuyến cáo của chuyên gia. Mà các mẹ nên nhớ, trong tất cả các lần đi khám thai theo nguyên tắc đều được thực hiện các kiểm tra thường quy như: cân nặng, huyết áp, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu,… để bác sĩ đánh giá các nguy cơ bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu… Một số phòng khám thai bình thường, mình thấy các bác sĩ thường bỏ qua việc này. Rất nguy hiểm đó.

Lần đầu tiên: thường khoảng tuần thứ 5 – 8

Ngay sau khi phát hiện có thai bằng các test thử tại nhà thì mẹ nên đi khám kiểm tra luôn nha. Ở lần khám thai đầu tiên này, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để xác định vị trí phôi thai và tuổi thai. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm định lượng hormon bHCG trong các trường hợp chưa thấy túi thai trong lòng tử cung, xét nghiệm máy để xác định các nguy cơ tiềm ẩn như thiếu máu, thiếu sắt có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Sau khi làm xong các bước cơ bản, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về cách bổ sung các vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ.

Lần thứ 2: Khoảng tuần thứ 11 – 14

Với việc thực hiện xét nghiệm Double test và siêu âm đo độ mờ da gáy sẽ giúp phát hiện dấu hiệu của một số bệnh bất thường nhiễm sắc thể tam bội gồm: Hội chứng Down (Trisomy 21), Edwards (Trisomy 18) và Pâtu (Trisomy 13). Mẹ bầu nên sắp xếp đi khám tốt nhất vào khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ tính theo lần siêu âm đầu tiên nha. Quá 13 tuần 6 ngày thì việc đo độ mờ da gáy không còn chính xác nữa.

Lần thứ 3: Khoảng tuần thứ 20 – 22

Ở giai đoạn này, thai nhi đã có kích thước tương đối lớn, mẹ bầu cũng dễ dàng cảm nhận những chuyển động của con yêu mỗi ngày rồi. Bác sĩ sẽ dùng đến kỹ thuật siêu âm 3D, 4D để khảo sát phát hiện dị tật ở hầu hết các cơ quan, nội tạng như:

– Kiểm tra tứ chi về độ dài và số lượng

– Khảo sát các dị tật về não bộ, cột sống, đánh giá tình trạng của các cơ quan nội tạng như tim, phổi, dạ dày…

– Kiểm tra dị tật sứt môi, hở hàm ếch

– Kiểm tra vị trí bánh nhau, diện tích nhau bám, nước ối nhiều hay bị thiếu

– Theo dõi sự phát triển của thai nhi: chu vi vòng đầu, đường kính lưỡng đỉnh, vòng bụng, chiều dài xương đùi, trọng lượng ước tính, nhịp tim thai.

Mẹ bầu cần biết về các mốc khám thai quan trọng
Mẹ bầu cần biết về các mốc khám thai quan trọng

Lần thứ 4: Khoảng tuần thứ 24 – 28

Thời điểm này, mẹ bầu sẽ được các bác sĩ hướng dẫn quy trình thực hiện nghiệm pháp tiểu đường thai kỳ để phát hiện tiểu đường thai kỳ nếu có kịp thời nha.

Lần thứ 5: Khoảng tuần 30 – 34

Thời điểm này thai nhi đã lớn, việc khám thai, theo dõi sự phát triển của con yêu sẽ giúp bố mẹ chủ động trong công tác chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới, lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ, sinh ở thời điểm nào nếu có vấn đề bất thường bệnh lý ở phía mẹ hoặc phía bé, đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ và tránh các nguy cơ suy thai.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất

Khi mang bầu, nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của mẹ đều cao hơn mức bình thường để thích ứng với quá trình mang thai và nuôi dưỡng em bé. Việc đảm bảo cân đối đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu: chất đường, chất đạm, chất béo và các loại vitamin, khoáng chất là rất quan trọng để tránh thiếu năng lượng làm em bé không đủ dinh dưỡng phát triển hoặc gây thừa cân béo phì ở mẹ gây biến chứng sản khoa. Trong thai kỳ, thai phụ có thể tăng từ 9. 12 kg, với ba tháng đầu, mẹ có thể tăng từ 0.3 đến 1kg, ba tháng giữa tăng 4-5kg và 5-6kg cho tam cá nguyệt cuối cùng.

Các thuốc bổ không thể thiếu cho bà bầu

Để có một em bé khoẻ mạnh ngay từ trong trứng, mẹ bầu phải lưu ý bổ sung đầy đủ vitamin và một số khoáng chất thiết yếu, vừa đảm bảo sức khoẻ cho mẹ, tránh những bệnh lý trong thai kỳ, vừa là để cho em bé có điều kiện phát triển tốt nhất nữa.

– Acid folic: phòng ngừa dị tật ống thần kinh thai nhi

– Sắt: trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của mẹ bầu tăng 50% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần cung cấp 1000 mg sắt/ngày để tăng lượng máu của mẹ. Việc thiếu máu do thiếu sắt sẽ gây ra những hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu… làm suy giảm sức khoẻ đáng kể ở thai phụ.

Bổ sung vi chất khi mang thai vô cùng cần thiết
Bổ sung vi chất khi mang thai vô cùng cần thiết

– Canxi, vitamin D: bổ sung canxi giúp mẹ có đủ canxi để xương chắc khoẻ, vì khi mang thai, canxi từ xương của mẹ sẽ thoát ra ngoài di chuyển về thai nhi để con phát triển hệ thống xương. Thậm chí, càng về cuối thai kỳ, mẹ bầu càng nên bổ sung canxi do nhu cầu càng tăng, tránh những trường hợp mệt mỏi do thiếu canxi, tê chân, chuột rút, mất ngủ…Vitamin D sẽ giúp tăng hấp thu canxi, mẹ bầu nên lựa chọn các sản phẩm canxi dễ hấp thu, và có kèm vitamin D để tăng hiệu quả sử dụng nha.

– Vitamin tổng hợp: bổ sung đầy đủ vitamin cần thiết để mẹ có cơ thể khoẻ mạnh.

Tư thế ngủ đúng khi mang thai 

Ba tháng đầu, việc nằm ngủ sẽ chưa là vấn đề vì khi đó thai nhi còn nhỏ, chưa chèn ép nhiều lên nội tạng của cơ thể mẹ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thư thế nằm nghiêng về bên trái, gác chân cao là thư thế ngủ tốt nhất trong suốt thai kỳ vì sẽ giúp lưu thông dinh dưỡng và máu đến thai nhi, giữ tử cung hạn chế chèn ép lên gan, làm giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, chân và lưng dưới tạo cảm giác thoải mái cho bà bầu.

Cập nhật kiến thức thai kì 

Hãy là một phụ nữ thông thái, đặc biệt là lúc mang thai. Mẹ bầu hãy chủ động trong việc cập nhật các kiến thức thai kỳ qua việc trao đổi với bác sĩ khám thai trực tiếp những thắc mắc của mẹ, chủ động cung cấp dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết để có một cơ thể khoẻ mạnh, nếu được hãy bổ sung ngay trước khi thời điểm bạn muốn đón con yêu để sẵn sàng về mặt thể chất, sẽ hạn chế được các nguy cơ bệnh lý.

Những bất thường khi mang thai

Những bất thường khi mang thai sẽ được phát hiện kịp thời nếu thai phụ thực hiện đầy đủ các bước khám thai, và không bỏ lỡ bất kỳ mốc khám thai quan trọng nào. Trong trường hợp mẹ bầu có những kết luận của bác sĩ về bệnh lý hoặc nguy cơ mắc bệnh lý, thì phải tuyệt đối tuân thủ những lần khám tiếp theo, có thể cách lần khám trước đó 1-2 tuần để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Trên đây là toàn bộ những điều cần biết khi mang thai. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, các mẹ sẽ áp dụng thành công và có một thai kỳ trọn vẹn.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).