fbpx

Giải đáp thắc mắc: Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tháng Năm 16, 2023
Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không chính là câu hỏi Chị Phạm Minh Phương (27 tuổi, xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) có gửi câu hỏi về cho benhthieumau. Câu hỏi như sau: “Thưa bác sĩ, em năm nay 27 tuổi đang mang thai được 8 tuần tuổi. Em thường xuyên […]

Câu trả lời

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không chính là câu hỏi Chị Phạm Minh Phương (27 tuổi, xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội) có gửi câu hỏi về cho benhthieumau. Câu hỏi như sau: “Thưa bác sĩ, em năm nay 27 tuổi đang mang thai được 8 tuần tuổi. Em thường xuyên bị ốm nghén, buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày. Kể cả lúc gần đi ngủ em cũng cảm thấy nghén. Hầu như em không còn muốn ăn gì? Ăn gì cũng bị nôn hết ra làm cơ thể rất mệt mỏi và xanh xao.

Hiện tại em rất lo lắng không biết ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và có biện pháp nào để hết ốm nghén không ạ?

Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Chuyên gia trả lời

Rất cảm ơn bạn Phạm Minh Phương đã gửi thắc mắc tới các chuyên gia. Qua câu hỏi “Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?” xin được giải đáp cho bạn như sau:

Tình trạng ốm nghén hầu như không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ bầu và em bé trong bụng. Ốm nghén dễ xảy ra ở những bà bầu mang thai lần đầu như bạn Minh Phương. Nguyên nhân là do lượng hormone progesterone tăng cao trong những tháng đầu thai kỳ. Do đó, nó tác động trực tiếp lên dạ dày thực quản và gây ra cảm giác buồn nôn, nôn. Ốm nghén thường diễn ra trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu của thai kỳ). Sau đó sau đó sẽ giảm dần. Hầu hết tình trạng ốm nghén hết sau tuần 16 – 18 của thai kỳ.

Nguyên nhân gây ốm nghén ở bà bầu
Nguyên nhân gây ốm nghén ở bà bầu

Với trường hợp của bạn Phương là ốm nghén nặng. Người bạn mệt mỏi, ăn uống không đầy đủ và chán ăn có thể dẫn tới hấp thu chất dinh dưỡng kém. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày (trên 3 tháng trở lên) có thể dẫn tới tình trạng thai phụ thiếu chất dinh dưỡng. Từ đó, nó gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi.

Mặc dù ốm nghén không ảnh hưởng đến thai nhi. Nhưng khi cơ thể mệt mỏi, thiếu chất gây nhiều nguy hiểm. Thai chậm phát triển, mẹ mệt mỏi, hạ huyết áp. Nôn nhiều có thể gây sảy thai, sinh non. Do đó, để giảm tình trạng buồn nôn, nôn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Bạn Phương có thể áp dụng một số biện pháp như sau:

– Duy trì chế độ ăn uống khoa học – Ngăn ốm nghén ảnh hưởng đến thai nhi

Mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn uống của mình thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Tránh để cơ thể đói quá vì nó rất dễ buồn nôn và ốm nghén nặng hơn. Chú ý sử dụng nhiều loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao như: trứng gà, thịt gà, thịt lợn, rau xanh đậm…

Có thể tiêu thụ thêm một số loại thực phẩm (hoặc gia vị cho vào các món ăn) có vị chua để giảm cảm giác buồn nôn, nôn. Chẳng hạn như: chanh, me, cam, quất…

Bên cạnh đó cần tránh xa rượu bia, các chất kích thích (có trong cà phê, nước chè, nước ngọt có gas). Thai phụ nên hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán. Bởi vì chúng có thể làm nặng thêm tình trạng ốm nghén, gây quá tải cho hệ thống tiêu hóa. Mẹ bầu có thể tham khảo chủ đề: Ốm nghén nên ăn gì?

– Hạn chế căng thẳng, áp lực cuộc sống

Tinh thần đóng vai trò quan trọng quyết định đến sức khỏe của bà bầu và sự phát triển thai nhi. Nếu mẹ bầu quá mệt mỏi, căng thẳng hoặc chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Khi đó, mẹ bầu dễ bị ốm nghén diễn ra nghiêm trọng hơn.

Do vậy, mẹ bầu cần điều chỉnh cảm xúc, giữ tinh thần lạc quan và tích cực. Nếu quá mệt mỏi, hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân, gia đình và bạn bè xung quanh. Chúng tôi tin rằng mọi người sẽ rất sẵn sàng giúp đỡ những bà bầu trong giai đoạn khó khăn này.

Mẹ bầu bị ốm nghén nặng do tâm lý nên đi thăm khám bác sĩ
Mẹ bầu bị ốm nghén nặng do tâm lý nên đi thăm khám bác sĩ

Trong trường hợp, khó khăn trong việc giải tỏa tâm lý căng thẳng trong thời kỳ mang thai. Bà bầu có thể đến gặp các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ sản phụ khoa để nhận được lời khuyên. Từ đó, giải pháp khắc phục đúng cách.

– Vận động nhẹ nhàng – giúp giảm tình trạng ốm nghén bà bầu

Tập luyện hay vận động nhẹ nhàng có thể giúp lưu thông khí huyết, giảm ưu phiền. Từ đó, nó ngăn chặn hiệu quả tình trạng buồn nôn, nôn trong thai kỳ.

Mẹ bầu nên dành từ 20-30 phút/ngày để thực hiện những bài tập đơn giản và vừa sức. Chẳng hạn như: đi bộ, tập các động tác nhẹ nhàng…

– Uống đầy đủ nước

Hãy uống nhiều nước. Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để giúp mẹ bầu giảm nhanh các cơn nghén. Ngoài ra, uống đủ nước còn hạn chế tình trạng buồn nôn hoặc nôn khan. Ngoài ra, việc uống đủ nước còn giúp bà bầu phòng ngừa táo bón hiệu quả. Uống đủ nước còn giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Từ đó, nó giúp giảm tình trạng da khô nhăn, rạn nứt khi mang thai.

Uống đủ nước khi mang thai giúp bà bầu giảm ốm nghén
Uống đủ nước khi mang thai giúp bà bầu giảm ốm nghén

– Giữ không gian sống luôn thoáng sạch

Không gian sống nhiều khói bụi, có mùi hôi có thể khiến mẹ bầu dễ bị buồn nôn, nôn hơn. Do vậy, để phòng ngừa ốm nghén nặng thì mẹ bầu nên thường xuyên dọn dẹp không gian sinh hoạt. Hãy thường xuyên mở cửa sổ để tránh mùi ẩm mốc và ngăn chặn vi khuẩn phát triển.

Lưu ý: Với những mẹ bầu bị nghén quá nặng, không thể ăn uống được gì hoặc nếu có ăn thì bị nôn ra hết thì nên đi khám tại cơ sở sản phụ khoa. Tại đây, các bác sĩ, chuyên gia y tế sẽ tư vấn bạn cách bổ sung vi chất phù hợp. Từ đó, giúp cho sự phát triển thai nhi và giảm thiểu biến chứng do ốm nghén nặng gây ra.

Xem thêm chủ đề: Ốm nghén bao lâu thì hết

Hy vọng thông qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn Minh Phương cũng như nhiều mẹ bầu khác giải đáp được thắc mắc: “Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không” và các biện pháp chăm sóc sức khỏe thời kỳ ốm nghén, hạn chế ốm nghén nặng. Chúc bạn Minh Phương sẽ có thai kỳ khỏe mạnh và tận hưởng nhiều niềm vui trong cuộc sống nhé.

ĐẶT CÂU HỎI




CÂU HỎI LIÊN QUAN

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).