fbpx

Thiếu máu bất sản – bệnh hiếm nhưng nguy hiểm!

Tháng Mười Một 9, 2017

Thiếu máu bất sản là bệnh lý cự kì hiếm gặp nhưng một khi đã mắc phải thì đây là cuộc chiến rât gam go cho người bệnh. Phát hiện kịp thời chính là nguyên lý sống còn nếu muốn chiến thắng. Do đó, đừng bỏ qua bài viết này để tìm hiểu kĩ về căn bệnh này.

Thiếu máu bất sản là gì? Nguyên nhân do đâu?

Thiếu máu bất sản là tình trạng thiếu máu gây ra do chức năng tủy xương bị rối loạn. Tủy xương là cơ quan quan trọng có vai trò sản sinh ra các tế bào gốc đa năng. Từ các tế bào gốc này sẽ biệt hóa thành hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Đây là các thành phần không thể thiếu của máu. Trong bệnh lý thiếu máu bất sản, tủy xương giảm sản sinh và biệt hóa các dòng tế bào trên.

 

Chuc-nang-tuy-xuong-bi-roi-loan
Thiếu máu bất sản là bệnh lý ở tủy xương

Nguyên nhân gây bệnh có thể gây ra do tủy xương bị tổn thương. Điều này ảnh hưởng đến việc sản xuất tế bào gốc:

– Người bệnh đang điều trị bức xạ và hóa trị. Các liệu pháp điều trị ung thư, khi tiêu diệt các tế bào ung thư có thể gây tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Trong đó có các tế bào gốc trong tủy xương. Trường hợp này, có thể coi thiếu máu bất sản là tác dụng không mong muốn của các phương pháp diều trị này.

Người bệnh tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, trực tiếp hoặc gián tiếp qua thực phẩm nhiễm quá mức thuốc trừ sâu. Ngoài ra, benzene- 1 trong các thành phần của xăng dầu- cũng là 1 chất có liên quan khá chặt chẽ đến thiếu máu bất sản.

Người bệnh có thể đang sử dụng 1 số loại thuốc như: phenylbutazon, sulfonamide,.. để điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh gout mạn tính,…

– Ngoài những nguyên nhân trên, trong 1 số trường hợp thiếu máu bất sản có thể do người bệnh có rối loạn tự miễn dịch. Điển hình là b ệnh Lupus ban đỏ hệ thống.

Triệu chứng của thiếu máu bất sản

Thường người bệnh đi khám và phát hiện ra bệnh khi có những hậu quả của suy tủy xương. Lúc này, thiếu máu ở mức độ khá nặng. Các triệu chứng như xanh xao, mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, nhịp tim nhanh hoặc bất thường, chóng mặt, nhức đầu.

Trong thiếu máu bất sản, cả 3 dòng tế bào: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều có sự giảm. Do đó, ngoài những triệu chứng trên, sự giảm bạch cầu trung tính khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng thường xuyên và kéo dài.

Sự giảm các tế bào tiểu cầu gây ra hiện tượng chảy máu da và niêm mạc. Người bệnh có thể thấy các vết bầm tím xuất hiện trên da mà không giải thích được. Bệnh nhân thường xuyên chảy máu cam, chảy máu nướu răng. Khi có vết thương thì chảy máu kéo dài.

Can-phat-hien-kip-thoi-trieu-chung-cua-benh
Cần phát hiện kịp thời triệu chứng của bệnh.

Bệnh có thể tiến triển rất chậm hoặc rất nhanh, kéo dài hơn vài tuần hoặc vài tháng. Nó cũng có thể xuất hiện rất đột ngột. Bệnh có thể rất nghiệm trọng, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

=>>Xem thêm: Thiếu máu nhược sắc – Chớ coi thường!

Phương pháp điều trị bệnh thiếu máu bất sản

Việc điều trị thiếu máu bất sản tùy thuộc vào mức độ, tình trạng bệnh. Với các trường hơp nhẹ, bệnh nhân có thể chỉ cần theo dõi. Với mức độ nặng hơn, có thể sử dụng các thuốc và truyền máu khi cần thiết. Khi ở mức độ nặng có thể ghép tủy xương. Trong trường hợp lượng tế bào máu rất thấp. Ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh thì cần nhập viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

Phương pháp truyền máu thường giúp kiểm soát chảy máu và giảm các triệu chứng thiếu máu. Đây chỉ là biện pháp điều trị triệu chứng, không điều trị nguyên nhân. Bệnh nhân có thể được truyền khối hồng cầu, khối tiểu cầu để giúp nâng cao số lượng hồng cầu, tiểu cầu. Từ đó, giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, xanh xao, chảy máu nhiều khó cầm. Không có quy định cụ thể nào về liều lượng truyền, tùy thể trạng bệnh nhân sẽ có liều lượng phù hợp.

 

truyen-mau-la-mot-phuong-phap-dieu-tri-trieu-chung-thieu-mau-bat-san
Truyền máu là một phương pháp điều trị triệu chứng của thiếu máu bất sản.

Phương pháp cấy ghép tế bào là phương pháp khá tốn kém và yêu cầu công nghệ kỹ thuật cao khi thực hiện. Ngoài ra, phương pháp ức chế miễn dịch có thể áp dụng cho các bệnh nhân không thể trải qua cấy ghép tủy xương hoặc những người thiếu máu bất sản do rối loạn tự miễn dịch.

Phương pháp này sử dụng các thuốc làm ảnh hướng đến hệ miễn dịch của cơ thể như: Cyclosporine (Gengraf, Neoral, Sandimmune) và globulin chống thymocyte (Thymoglobulin). 

Khi có chẩn đoán thiếu máu bất sản, người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý, tránh hoạt động quá sức. Tránh các hoạt động có nguy cơ cao chấn thương hoặc vết thương chảy máu. Giảm các nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, thường xuyên rửa tay, tránh tiếp xúc với các người đang mắc bệnh truyền nhiễm.

Tóm lại, đây là bệnh không đơn giản. Nếu đã có chẩn đoán, bạn nên tuân thủ theo các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ. Không có cách phòng cho tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, bạn nên tránh tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, ăn uống các thực phẩm lành mạnh, đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, bạn không nên tự ý dùng các thuốc có thể gây tác dụng phụ – đã nêu trong bài viết – mà không có chỉ định của bác sĩ. Kiểm tra sức khỏe định kì, xét nghiệm công thức máu để có thể kịp thời phát hiện bệnh.

Hi vọng qua những kiến thức được trình bày trên đây đã giúp bạn có thể hiểu thêm về căn bệnh thiếu máu bất sản. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, đừng quên liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước: 1800.0016. Đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).