fbpx

Thiếu máu nhược sắc – Chớ coi thường!

Tháng Mười Một 7, 2017

Thiếu máu nhược sắc là một trong các bệnh lý về máu rất hay gặp. Đôi khi có những cách hiểu chưa đúng về bệnh lý này. Bạn đã biết gì về thiếu máu nhược sắc, chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Thiếu máu nhược sắc là gì?

Thiếu máu nhược sắc là tình trạng thiếu máu với số lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu giảm dưới mức bình thường.

Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, giới tính khác nhau. Tuy nhiên với đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh nở và trẻ em chiếm tỉ lệ cao hơn cả.

Bệnh lý này thường gây nên hồng cầu nhỏ nhược sắc. Hình ảnh hồng cầu soi trên kính hiển vi như những bóng ma, nhợt nhạt.

Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu máu nhược sắc

– Khoảng 90% các trường hợp thiếu máu nhược sắc là do thiếu sắt, nguyên nhân thiếu sắt thường đa dạng:

+ Do cung cấp thiếu sắt: trẻ ăn không đúng và đủ chất dinh dưỡng, thức ăn thiếu đa dạng, thiếu các món nguồn gốc động vật. Trẻ đẻ non hoặc người mẹ trong thời gian có thai và cho con bú bị thiếu sắt.

+ Do hấp thu sắt kém khi mắc các bệnh mạn tính đường tiêu hóa, tiêu chảy kéo dài, cắt dạ dày ,…

+ Bị mất quá nhiều sắt trong chảy máu mạn tính, chảy máu tiêu hóa (loét dạ dày- tá tràng,…). Bệnh ký sinh khuẩn đường ruột như giun móc, trĩ,..

+ Nhu cầu sắt cao trong các giai đoạn phát triển cơ thể nhanh: ở trẻ em giai đoạn dậy thì không được cung cấp sắt đầy đủ, ở phụ nữ có thai nhiều lần và sinh liền nhau.

 

90% trường hợp thiếu máu nhược sắt là do thiếu sắt
90% trường hợp thiếu máu thiếu sắt gây nhược sắc hồng cầu

− Thiếu máu nhược sắc có thể không do thiếu sắt:

     + Rối loạn chuyển hóa huyết sắc tố trong một số trường hợp nhiễm độc. Cơ thể thiếu đạm hoặc thiếu vitamin B6.

     + Bệnh thiếu máu Thalassemia.

     + Rối loạn về hormon như thiểu năng giáp trạng.

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu máu nhược sắc

Bệnh thiếu máu nhược sắc có nguy hiểm không?. Các triệu chứng giống các bệnh thiếu máu khác với các đặc điểm điển hình như:

+ Da tái xanh, niêm mạc nhợt nhạt, người mệt mỏi, lông, tóc, móng khô, dễ gãy.

+ Có thể hay bị ngất và thường xuyên có các triệu chứng ù tai, chóng mặt…

+ Tim đập nhanh, khó thở khi gắng sức

+ Trẻ em: cơ thể chậm phát triển hơn so với trẻ bình thường( thấp hơn, thiếu cân hơn,..)

+ Ăn chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Tuy nhiên, để biết chính xác bạn có bị thiếu máu nhược sắc hay không, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tiến hành làm các nghiệm liên quan để tìm ra nguyên nhân.

Làm gì để cải thiện thiếu máu?

Bệnh thiếu máu nhược sắc ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người bệnh. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp, bệnh sẽ diễn biến theo hướng nặng lên và có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị thiếu máu nhược sắc không giống nhau trong tất cả các trường hợp. Phải tùy theo nguyên nhân mà điều trị nguyên nhân trước. Ví dụ như: cầm máu, chữa trị triệt để các trường hợp chảy máu ở đường tiêu hóa hoặc đường sinh dục như: tẩy giun, xử lý búi trĩ, điều trị loét dạ dày- tá tràng, rối loạn kinh nguyệt bằng các thuốc với chỉ định của bác sĩ,..

Những điều cần biết về thiếu máu nhược sắc
Những điều cần biết về thiếu máu nhược sắc.

Dù là nguyên nhân gì, những điểm chung sau mà người thiếu máu nhược sắc cần lưu ý để sớm cải thiện tình trạng:

+ Chế độ ăn uống đa dạng, cung cấp đây đủ các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là chất sắt, acid folic, vitamin B12- các thành phần không thể thiếu trong quá trình tao máu. Thực phẩm giàu các chất này là: các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc, gan động vật,.. Các loại đậu như: đậu nành, đậu đỏ, đậu lăng,… Các rau có màu xanh đậm,..

+ Khi sử dụng các thực phẩm trên nên sử dụng cùng các loại hoa quả giảu vitamin C như cam, quýt,.. rất tốt cho quá trình hấp thu sắt. Hạn chế sử dụng cùng trà, cà phê,.. có thể làm giảm hấp thu sắt.

hoa quả giảu vitamin C, như cam, quýt,.. rất tốt cho quá trình hấp thu sắt
 Các loại hoa quả giảu vitamin C, như cam, quýt,.. rất tốt cho quá trình hấp thu sắt.

+ Nên tập thể dục đều đặn, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để nhanh hồi phục.

+ Đặc biệt, với những phụ nữ mang thai – những người rất hay gặp thiếu máu do thiếu sắt. Việc bổ sung sắt bằng các thực phẩm đôi khi không đủ mà còn cần thêm các thuốc chứa sắt.

Với chế phẩm Safoli, các mẹ bầu không chỉ được cung cấp lượng sắt cần thiết mà còn có thêm cả acid folic với liều lượng phù hợp. Dạng bào chế đặc biệt, chỉ có duy nhất trên thị thường là viên nang mềm trong vỏ nhôm nguyên khối. Người dùng sẽ không cảm thấy khó chịu vì mùi kim loại cũng như không gây kích ứng đường tiêu hóa.

Trên đây là những điều cơ bản nên biết về thiếu máu nhược sắc cũng như một số lời khuyên để giúp nhanh hồi phục tình trạng. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước: 1800.0016, đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.


“Các tác dụng phụ có thể gặp phải ở nhiều bà bầu khi uống thuốc bổ sung sắt như táo bón, nóng trong, táo bón… Điều này khiến họ sợ uống thuốc sắt, nguy cơ thiếu máu thiếu sắt tăng. Tôi biết đến 1 loại sắt mới là Iron Polymaltose Complex (viết tắt IPC). Đây là loại sắt III hữu cơ cho khả năng hấp thụ tốt, ít gây tác dụng không mong muốn hơn so với thuốc sắt thông thường. Hiệu quả của IPC trong điều trị thiếu máu thiếu sắt đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng”. Lời khuyên của Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Thị Tuyết Lan – Trưởng khoa sản II- Bệnh viện phụ sản Trung Ương. 

 

thuốc sắt safoli điều trị thiếu máu
Thuốc sắt Avisure safoli là thuộc top 100 sản phẩm tốt nhất an toàn cho gia đình trẻ em.

Hàng ngàn bà bầu Việt đã dùng thuốc sắt Safoli cảm thấy khỏe hơn, không còn mệt mỏi, không bị nóng hay táo bón và hơn hết là KHÔNG CÒN THIẾU MÁU !

Trước đó Phương có dùng vitamin bầu của Anh, nhưng không hiểu sao khi xét nghiệm vẫn bị thiếu máu thiếu sắt. Phương được bác sĩ kê Safoli uống điều trị thiếu máu 2 viên/ngày. Sau 4 tuần sử dụng thì tình trạng thiếu máu của Phương đã hết. Hiện tại Phương vẫn duy trì dùng Safoli đến tận lúc sinh để đề phòng thiếu máu” – Chia sẻ của diễn viên Lan Phương trên facebook cá nhân

“Diễm đã thử nhiều loại thuốc sắt nhưng cứ uống vào là bị nóng, nổi mụn. Biết đến thuốc sắt Safoli này, Diễm không còn bị táo bón, nóng trong nữa. Đây là loại thuốc sắt ưng í nhất của Diễm rồi.”- Diễn viên Thúy Diễm trong livestream chia sẻ kinh nghiệm bổ sung sắt trong thai kỳ.

Chị Hồng Phương (Hà Nội) hạnh phúc chia sẻ: “Sau 2 tuần dùng thuốc sắt Safoli giúp chị giảm mệt mỏi, thoải mái hơn. Sau 4 tuần, mình đi khám theo lịch hẹn bác sĩ, rất mừng vì những chỉ số trở về bình thường. Mình không còn thiếu máu nữa. Tiếp tục bổ sung sắt giúp mình cảm thấy tốt hơn, yên tâm cho sức khỏe của con.”

Lắng nghe diễn viên Thúy Diễm, Lan Phương chia sẻ kinh nghiệm bổ sung sắt trong thời gian mang thai

mua hang Safoli 

  

  Xem ngay Địa chỉ nhà thuốc ở gần bạn nhất có bán Safoli tại đây.

Để được tư vấn thêm và hướng dẫn đặt hàng, vui lòng gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.0016 hoặc nhắn tin cho chúng tôi qua fanpage chính thức của sản phẩm để được hỗ trợ.

 Xem thêm:

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).