fbpx

Mẹ bầu bị tiêu chảy chớ nên coi thường!

Tháng Ba 25, 2021

Mẹ bầu bị tiêu chảy là một triệu chứng rất hay gặp phải, đặc biệt là các mẹ đang ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Với những mẹ tiêu chảy nhẹ, chỉ cần bù nước và điện giải sẽ khỏi. Tuy nhiên nếu tiêu chảy nặng kèm theo các triệu chứng khác có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đừng bỏ qua bài viết này nếu như mẹ chưa biết phải làm gì và ăn gì khi bị tiêu chảy.

Nguyên nhân bà bầu đau bụng đi ngoài

Đau bụng tiêu chảy nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn, virus hoặc do chế độ ăn uống của mẹ. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau, mẹ bầu sẽ có những lưu ý sau đây.

Bà bầu tiêu chảy 3 tháng đầu vì sao?

Sau khi phát hiện mình có thai, mẹ bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho con. Việc thay đổi chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài. Lúc này, mẹ bị tiêu chảy là do không dung nạp lactose. Khi mang thai, mẹ tăng cường bổ sung sữa và do cơ thể bị thiếu men lactose nên mẹ bầu bị tiêu chảy.

Tiêu chảy khi mang thai do uống sữa
Tiêu chảy khi mang thai do uống sữa

Ngoài sữa, các chị em cũng tập trung bồi bổ cơ thể bằng các thực phẩm giàu đạm, ăn nhiều dầu mỡ khiến hệ tiêu hóa không hấp thu hết, gây ra rối loạn tiêu hóa.

Một nguyên nhân nữa không thể bỏ qua, đó là do nồng nội tiết trong của mẹ bầu, việc mất cân bằng hormone có thể ảnh hưởng tới sự co bóp của nhu động ruột.

Tiêu chảy 3 tháng giữa thai kỳ do những nguyên nhân nào?

Tình trạng mẹ bầu bị tiêu chảy ở 3 tháng giữa không phải là hiếm gặp. Ở giai đoạn này, các hormon như estrogen, progesterone, gonadotropin gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng như nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy.

Một số nguyên nhân khác là do sự nhạy cảm của mẹ với các thức ăn. Có thể trước khi mang thai mẹ bầu ăn được, nhưng khi mang thai thì có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy hoặc đi ngoài.

Phụ nữ mang thai tiêu chảy 3 tháng cuối thai kỳ

Ở thời gian này, mẹ bầu bị tiêu chảy có nhiều khả năng mẹ đến gần ngày sinh. Có thể bị tiêu chảy trước một vài tuần hoặc một vài ngày trước khi mẹ chuyển dạ. Tuy nhiên, nếu mẹ bị tiêu chảy thì không có nghĩa là chuẩn bị đến ngày chuyển dạ.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến mẹ bị “tào tháo đuổi” như ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc. Vậy nếu bị đi ngoài giai đoạn mẹ bầu có nguy hiểm gì không.

=>>Xem thêm: Bà bầu bị viêm họng phải làm sao?

Mẹ bầu bị tiêu chảy có sao không?

Một số triệu chứng mẹ bầu thường gặp phải khi bị tiêu chảy là:

+ Đi ngoài phân lỏng, nước

+ Đau bụng vùng quanh rốn

+ Bị nhiều lần trong ngày, trung bình >3 lần/ngày.

Do sức đề kháng kém nên khi bị tiêu chảy mẹ bầu sẽ có thể sẽ bị nguy hiểm hơn bình thường và ảnh hưởng tới thai nhi.

Những cơn đau bụng khiến cho tử cung bị kích thích và co bóp nhiều hơn bình thường, gây nguy hại tới sự an toàn của bé trong bụng mẹ.

Hơn nữa, mẹ bầu bị tiêu chảy khiến cơ thể bị mệt mỏi, chán ăn. Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

Một số trường gặp, mẹ bầu bị sốc do mất nước quá nhiều, nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng tới cả mẹ và con.

Mẹ bầu bị tiêu chảy có thể gây tăng co bóp tử cung
Mẹ bầu bị tiêu chảy có thể gây tăng co bóp tử cung

Tiêu chảy khi mang thai được dùng thuốc không

Nhiều mẹ bầu khi bị tiêu chảy thường rất lo lắng và băn khoăn có nên dùng thuốc hay không, vì sợ ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Vậy trong trường hợp nào thì mẹ nên dùng và dùng như thế nào.

Không phải tất cả các loại thuốc không thuộc thuốc kê đơn đều an toàn và sử dụng được cho mẹ bầu. Trên thực tế, một số loại thuốc điều trị thông thường như Loperamide do chưa có chứng minh là an toàn với phụ nữ có thai, nên mẹ cần lưu ý.

Việc sử dụng thuốc để điều trị khi bị tiêu chảy cho mẹ bầu nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi dùng. Tránh gây ra các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới thai nhi như gây dị tật, quái thai, sinh non.

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Khi bị tiêu chảy, mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số tuyệt chiêu điều trị tại nhà, đơn giản và an toàn với thai nhi.

Bổ sung nước và bù điện giải

Điều quan trọng nhất khi bị đi ngoài là mẹ bị mất nước, việc cần làm là phải bổ sung đủ nước và điện giải cho cơ thể. Một số công thức hữu ích mẹ có thể tham khảo như:

+ Trà gừng: Đun sôi nước và gừng, để ấm và uống nhiều lần.

+ Mật ong: Cho 4 muỗng mật ong vào ly nước. Uống mỗi ngày.

+ Tránh uống nhiều nước ngọt, nước ép hoa quả trong giai đoạn này vì có thể khiến tình trạng của mẹ tồi tệ hơn.

Bà bầu tiêu chảy uống trà gừng
Bà bầu tiêu chảy uống trà gừng

Điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

+ Nghỉ ngơi nhiều hơn: tiêu chảy gây ra các phiền toái cho mẹ, cơ thể mệt mỏi.

+ Đảm bảo ăn uống vệ sinh: Mẹ cần ăn uống chín sôi, không nên ăn sống các loại rau cũng như gỏi cá hay tiết canh.

+ Hạn chế ăn các đồ biển như tôm, cua, ốc hay các thực phẩm đã từng khiến mẹ bị tiêu chảy.

+ Tránh xa các đồ uống có chứa chất kích thích như cafe, trà, dưa chua, cà muối.

Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho mẹ những kiến thức hữu ích nhất tới bè bầu. Dù không quá nghiêm trọng nhưng mẹ bầu bị tiêu chảy chớ nên coi thường. Chúc các mẹ có một thật thai kỳ khỏe mạnh.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).