fbpx

Huyết áp thấp khi mang thai có nguy hiểm không?

Tháng Tư 25, 2021

Huyết áp thấp khi mang thai là một tình trạng thường gặp ở giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormon trong cơ thể mẹ. Sự thay đổi này dẫn tới lưu lượng máu thay đổi. Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào và mẹ bầu nên làm gì khi bị huyết áp thấp. Mời mẹ bầu đọc tham khảo bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nhé.

Huyết áp khi mang bầu bình thường bao nhiêu?

Theo Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp bình thường của người lớn là 120/80 mmHg, dưới mức này là huyết áp thấp.

Huyết áp thấp được chẩn đoán khi tình trạng huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg. Nghĩa là huyết áp tâm thu (chỉ số trên) dưới 90 mmHg, huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) dưới 60 mmHg.

Huyết áp cao khi chỉ số huyết áp đo được trên 140/90 mmHg. Hoặc huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg.

Trong giai đoạn mang thai 12 tuần đầu, đa số mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng huyết áp thấp. Sau đó, huyết áp sẽ cao dần và bình thường sau khi mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 3.

Mẹ bầu bị huyết áp thấp

Mẹ bầu bị huyết áp thấp

Nguyên nhân gây huyết áp thấp khi mang thai

Việc mang thai sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể về cơ thể và tâm sinh lý của chị em phụ nữ. Thay đổi này nhằm thích hợp cho việc nuôi dưỡng thai nhi. Khi mang bầu, lưu lượng máu tăng lên 150% nhằm đáp ứng cho việc đủ máu nuôi con. Nếu cơ thể mẹ không cung cấp đủ lượng máu là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới huyết áp thấp.

Ngoài ra, do thiếu vitamin B12 và acid folic cũng góp phần gây nên tình trạng huyết áp thấp khi mang thai. Vì vậy mẹ bầu cần thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời bổ sung các dưỡng chất để tạo máu nuôi con.

Sự căng thẳng, mệt mỏi cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lưu lượng máu lưu thông không ổn định. Tình trạng huyết áp thấp cũng rất dễ gặp phải ở các mẹ bầu thường xuyên lo lắng và stress.

Một số nguyên nhân khác như bệnh thiếu máu, tim mạch, rối loạn nội tiết, phản ứng dị ứng cũng khiến cho bà bầu bị huyết áp thấp.

Huyết áp thấp khi mang thai nguy hiểm như nào tới mẹ bầu?

Huyết áp thấp khi mang thai không quá nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên tình trạng này ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt và công việc của mẹ.

Một số triệu chứng mẹ bầu hay gặp phải như:

+ Thường xuyên hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn.

+ Chóng mặt khi đứng dậy, thậm chí là ngất xỉu khi thay đổi tư thế đột ngột.

+ Mệt mỏi, hơi thở nông và gấp.

+ Đau đầu, khó đưa ra các quyết định, mất tập trung vào công việc.

+ Da mặt nhợt nhạt.

+ Gặp các vấn đề về thị giác như nhìn mờ, hoa mắt.

Mẹ bầu thường xuyên hoa mắt chóng mặt khi bị huyết áp thấp

Mẹ bầu thường xuyên hoa mắt chóng mặt khi bị huyết áp thấp

Tuy nhiên, huyết áp thấp cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và bé nếu tình trạng diễn ra thường xuyên hơn. Thiếu máu lên não, khó thở do thiếu oxy dễ gây tổn thương cho mẹ và bé. Ngoài ra, huyết áp thấp khiến cho thai không đủ lượng máu để phát triển dễ gây ra tình trẻ sinh non, trẻ sinh ra bị còi cọc, thậm chí là thai chết lưu. Vậy mẹ bầu cần phải làm gì khi gặp phải tình trạng này.

Bà bầu hay tụt huyết áp phải làm sao?

Sau đây là 3 lời khuyên dành cho mẹ bầu khi gặp phải tình trạng tụt huyết áp:

Nghỉ ngơi và có một chế độ sinh hoạt hợp lý

Mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây khi gặp phải tình trạng huyết áp thấp:

+ Thực hiện các hành động thật chậm rãi: ngồi dậy từ từ, đứng lên từ từ. Ngoài ra tránh thực hiện các động tác vội vàng, đột ngột để ngăn ngừa tình trạng chóng mặt hoặc ngất xỉu.

+ Nằm nghiêng sang bên trái thay vì nằm ngửa hoặc nằm nghiêng sang phải khiến cho lưu lượng tới tim tăng lên. Ngoài ra khiến cho dây thần kinh hông và vùng lưng dưới không bị đau.

+ Khi mang thai mẹ bầu không nên làm việc quá sức, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nên mặc quần áo rộng và thoải mái, tránh mặc đồ bó khiến máu lưu thông kém.

+ Ngủ đúng giờ và đủ giấc cũng góp phần khiến cho mẹ bớt căng thẳng, stress và mệt mỏi.

Huyết áp thấp khi mang thai nên ăn gì?

Theo các chuyên gia y tế, 80% nguyên nhân thiếu máu là do thiếu sắt. Trong giai đoạn này để tránh tình trạng huyết áp thấp mẹ cần bổ sung thêm sắt mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu sắt mẹ cần bổ sung ngay vào thực đơn hàng ngày như: thịt đỏ, gan, trai, sò, ốc,…

Chế độ bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu huyết áp thấp

Chế độ bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu huyết áp thấp

Ngoài ra, mẹ bầu nên mang bánh, kẹo và đồ ngọt bên người để tránh tình trạng ngất xỉu đột ngột. Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng dẫn tới giảm hàm lượng đường trong máu.

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Một số mẹ bầu thường xuyên nghén và buồn nôn dẫn tới việc bổ sung từ thức ăn chưa đủ. Gợi ý dành cho mẹ là bổ sung viên sắt mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt. Theo hàm lượng khuyến cáo, mẹ bầu cần cung cấp 50mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic mỗi ngày. Việc bổ sung sắt nhưng với hàm lượng quá thấp cũng không cải thiện được tình trạng huyết áp thấp do thiếu máu. Vì vậy mẹ bầu cần lưu ý khi lựa những loại sắt phù hợp trong suốt quá trình mang thai.

Trên đây là tất tần tật những thông tin hữu ích nhất cho mẹ bầu khi bị huyết áp thấp. Chúc cho mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và an lành.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).