fbpx

Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày? | Avisure Safoli

Tháng Chín 10, 2019

“Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?” là thắc mắc của nhiều mẹ bầu trong việc bổ sung sắt thai kỳ. Mỗi loại thuốc đều như con dao 2 lưỡi. Thuốc vừa đem đến tác dụng chữa bệnh nhưng nếu dùng sai cách có thể gặp một số tác dụng không mong muốn. Thuốc sắt cũng vậy. Vậy bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào là đủ?

Thiếu sắt ảnh hưởng xấu đến thai kì

Sắt được biết đến là nguyên liệu tham gia cấu tạo nên hemoglobin. Đây là thành phần của máu. Do vậy, thiếu sắt sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị thiếu máu. Việc thiếu máu khi mang thai có tác động rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Ảnh hưởng đến mẹ bầu

Khi mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng khoảng 20% đến giữa thai kì và tăng 50% ở cuối thai kì. Vì vậy, nhu cầu sắt của cơ thể sẽ tăng lên.

Thiếu máu ở giai đoạn nghén sẽ làm cho bà bầu luôn mệt mỏi. Mẹ bầu tăng cảm giác stress, tăng các triệu chứng ốm nghén như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ,… Thiếu máu dẫn đến không đủ máu để cung cấp đến các cơ quan, đặc biệt là hệ thần kinh.

 

Ảnh hưởng thiếu máu đối với thai nhi và mẹ bầu
Ảnh hưởng thiếu máu đối với thai nhi và mẹ bầu.

Tuy nhiên, đó chỉ là những ảnh hưởng tương đối nhẹ. Thiếu máu nặng còn dẫn đến tác động nặng làm tăng nguy cơ gây sảy thai, nhau tiền đạo, băng nhau non, thai, tăng huyết áp thai kì, tăng tai biến sản giật, tăng nguy cơ nhiễm trùng sau sinh, tăng nguy cơ sinh non, thậm chí có thể dẫn đến tử vong,…

Đối với thai nhi

Thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi mẹ bị thiếu máu do thiếu sắt ở thời kì mang thai.

Trong thai kì, việc thiếu sắt sẽ làm cho sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không đủ máu, bào thai có thể bị suy dinh dưỡng, sự phát triển của các cơ quan không được bình thường, …

Đứa trẻ được sinh ra bởi bà mẹ bị thiếu máu khi mang thai có thể bị nhẹ cân, gầy yếu, chậm phát triển về trí tuệ. Biểu hiện cho thấy trẻ chậm nói, chậm biết đi, có sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh sơ sinh hơn các trẻ khác,…

Bà bầu cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày là đủ?

Mỗi giai đoạn thai kì, mẹ bầu cần bổ sung một lượng sắt theo nhu cầu của cơ thể. Vì vậy, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia để có được một phương pháp bổ sung khoa học nhất.

Giai đoạn tiền thai kì bà bầu có cần thiết bổ sung sắt mỗi ngày?

Những bà mẹ trước khi mang thai cũng cần chuẩn bị cho mình đầy đủ về cả thể chất lẫn tâm lí. Mang thai là một quá trình dài và có nhiều sự thay đổi ở các bà mẹ.

Bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày cho bà bầu để luôn đảm bảo đủ máu
Bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày cho bà bầu để luôn đảm bảo đủ máu.

Nhu cầu sắt bình thường của chúng ta là khoảng 15-20mg/ngày. Do đó, việc bổ sung sắt nhờ các loại thực phẩm có thể đáp ứng được.

Để chuẩn bị cho quá trình mang thai, người phụ nữ cần phải cung cấp một lượng sắt lớn hơn vào khoảng 25-30mg/ngày và bổ sung tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai. Vì vậy, ngoài việc bổ sung sắt thông qua chế độ dinh dưỡng, thì sử dụng một số loại viên thuốc sắt để có thể đảm bảo lượng sắt là thích hợp.

Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày trong 3 tháng đầu thai kì

Hai tuần đầu sau khi thụ thai

Trong 2 tuần  đầu, do các tế bào của thai nhi chưa được biệt hóa nên các tác động với thai nhi tuân theo quy luật “ tất cả hoặc không có gì”. Do đó, giai đoạn này nếu không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì có khả năng gây sảy thai hoặc thai nhi phát triển không bình thường.

Tuy nhiên, cũng nên bổ sung quá nhiều sắt, các vitamin và khoáng chất bằng thuốc trong giai đoạn này. Bổ sung quá nhiều gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Chỉ nên bổ sung 1 cái vừa đủ theo nhu cầu hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ sản khoa.

Hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu mỗi ngày ở các tuần sau?

Các tuần sau của giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất thì hầu hết các cơ quan của cơ thể thai nhi được hình thành. Sự tạo thành các bộ phận xảy ra nhanh vì các tế bào đang nhân lên rất mạnh. Mà sắt là một thành phần không thể thiếu giúp cho việc tạo nhân tế bào và giúp tế bào phân chia.

Vì vậy, ở giai đoạn này việc bổ sung một lượng sắt lớn là rất cần thiết. Lúc này lượng sắt cung cấp cho cơ thể có thể lên đến 60mg/ngày tùy thuộc vào thể trạng của sản phụ và do bác sĩ chỉ định. Thường thì sản phụ sẽ được khuyên nên duy trì bổ sung 30mg/ngày.

 

3 tháng đầu thai kì bà bầu cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày
3 tháng đầu thai kì bà bầu cần bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Trong giai đoạn này, ngoài việc bổ sung sắt cũng nên bổ sung các vitamin và khoáng chất khác để tăng khả năng tạo máu như vitamin B12, acid folic,… Không chỉ vậy, một yếu tố cũng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ đó là kẽm.

Giai đoạn này, do sự thay đổi hormon trong cơ thể nên xảy ra hiện tượng ốm nghén, điều này có thể làm giảm việc hấp thu sắt. Vì vậy, ở giai đoạn này khi uống sắt có thể uống cùng một số loại nước cung cấp vitamin C như nước cam,…Nên hạn chế việc uống sắt trước khi đi ngủ vì sẽ khiến cho mẹ bầu mất ngủ, buồn nôn hơn.

Bà bầu bổ sung bao nhiêu sắt trong 3 tháng giữa thai kì

Trong giai đoạn này, các bộ phận trong cơ thể thai nhi tiếp tục phát triển và hoàn thiện, đặc biệt là hệ thần kinh, các giác quan và hệ thống sinh dục. Ở giai đoạn này thai nhi, bắt đầu việc tích trữ sắt để tạo hồng cầu. Vì vậy việc bổ sung sắt cũng nên duy trì đều đặn với hàm lượng không vượt quá 30mg/ngày. 

Đồng thời, cũng nên cung cấp calci, kẽm, acid folic, vitamin B12 và các khoáng chất khác cũng nên được bổ sung đầy đủ. 

Ở giai đoạn này, việc hấp thu các loại thuốc cũng dễ hơn là giai đoạn đầu. Cơ thể mẹ đã quen với việc có thai nhi, các hormon cũng đã ổn định hơn. Các triệu chứng của ốm nghén cũng giảm đi. Nhưng trong giai đoạn này các bà mẹ sẽ bắt đầu có các cảm giác đau lưng, mỏi chân, táo bón,…

Tham khảo: Sắt cho bà bầu.

Các loại thuốc sắt thường có tác dụng không mong muốn là gây táo bón. Vì vậy các bà bầu nên uống nhiều nước và ăn nhiều các loại rau xanh hơn để hạn chế tác dụng không mong muốn này.

 

cách uống sắt khi mang thai
Bổ sung bao nhiêu sắt mỗi ngày cho bà bầu ở tam cá nguyệt thứ 2?

Ngoài ra để tăng khả năng hấp thu sắt, nên uống sắt 1-2h sau ăn để tránh việc thức ăn làm giảm hấp thu. Đồng thời cũng không nên sử dụng đồng thời với canxi. Vì chúng có thể cản trở hấp thu của nhau.

Các mẹ bầu cũng nên thường xuyên mát – xa chân và lưng để giảm đau. Tập các bài thể dục cho bà bầu nhẹ nhàng giúp cho quá trình sinh nở dễ dàng và giúp sự phát triển của thai nhi.

Bổ sung sắt trong 3 tháng cuối thai kì

Giai đoạn này là giai đoạn các cơ quan của thai nhi đã được hoàn thiện đầy đủ và sẵn sàng bước vào hoạt động. Vào những ngày cuối của thai kì, thai nhi bắt đầu di chuyển, quay đầu và chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn”. Đồng thời thai nhi vẫn tiếp tục việc tích trữ sắt để đảm bảo lượng sắt khi chào đời 200-250mg.

Trong giai đoạn này, lượng sắt cung cấp vào vẫn phải được duy trì để tránh cho quá trình mất máu khi sinh. Tránh việc nhiễm trùng khi sinh, và băng huyết sau sinh ở mẹ. Thực phẩm chứa sắt cho bà bầu và các loại thuốc sắt cho bà bầu vẫn nên duy trì cho tới thời điểm sau sinh.

Sau khi sinh từ 1-3 tháng, các bà mẹ cũng nên bổ sung tiếp sắt với liều lượng không vượt quá 27mg/ngày. Đây là lượng sắt đảm bảo đủ để tạo máu giúp ổn định lại các hoạt động của cơ thể, đồng thời còn giúp tránh các nhiễm trùng sau sinh. 

Liên hệ Fanpage Dược sĩ tư vấn

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Những lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu

Bà bầu lưu ý bổ sung lượng sắt vừa đủ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển tốt nhất cho con.

Bổ sung thừa sắt sẽ ra sao?

Việc cung cấp thừa sắt cũng gây ra một số tác động không tốt đến cơ thể bà bầu và thai nhi. Việc lượng sắt ở dạng tự do quá cao sẽ làm giảm quá trình vận chuyển máu và oxy sang thai nhi. Điều này khiến thai nhi dễ bị suy dinh dưỡng bào thai. 

cách uống sắt khi mangh thai đúng cách
Bà bầu cần được bác sĩ và chuyên gia tư vấn về việc bổ sung sắt trong thai kì.

Ngoài ra, việc thừa sắt cũng làm tăng áp lực lên gan và lách của bà bầu. Thừa sắt ảnh hưởng đến các cơ quan khác có thể gây nên các bệnh về tụy, tim mạch,…

Hiện nay trên thị trường có rất đa dạng các dòng sản phẩm có chứa sắt. Chúng có thể ở dạng đơn hay dạng phối hợp với các vitamin và khoáng chất khác. Mặc dù ở dạng nào thì khi lựa chọn các bà bầu nên được các bác sĩ tư vấn về nồng độ hàm lượng nên sử dụng.

Điều này cũng phụ thuộc vào thể trạng và giai đoạn của thai kì mà nên bổ sung vừa đủ không nên dư thừa.

Khi có các biểu hiện khác thường trong giai đoạn mang thai thì cần đi khám và báo ngay cho bác sĩ sản khoa. Một số biểu hiện khác thường như đi tiểu ra máu, hạ huyết áp, tim nhịp nhanh, khó thở,… 

Lựa chọn loại sắt phù hợp như thế nào?

Các loại thuốc sắt đều có những ưu nhược điểm riêng. 

Các thuốc sắt dạng đơn chất (thành phần chỉ gồm sắt) thì hàm lượng cao, dễ hấp thu nhưng khó uống hơn, dễ gây táo bón hơn.

Đặc biệt là ở thời gian nghén của bà bầu. Lúc này nên chọn các chế phẩm dạng phối hợp vừa giúp bổ sung sắt vừa giúp cung cấp các loại vitamin và khoáng chất khác.

Các loại thuốc sắt có chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như sắt gluconate,  sắt fumarate.. Đây là những dạng dễ hấp thu hơn các thuốc chứa sắt vô cơ (sắt sulfate).

Ngày nay thì các dạng bào chế thuốc sắt cũng rất đa đạng: thuốc nước, viên nén, viên nang,… Mỗi dạng bào chế lại có ưu nhược điểm khác nhau. Dạng thuốc nước thì dễ hấp thu. Tuy nhiên mùi vị lại hơi khó uống hơn và cũng bất tiện khi mang theo hơn dạng viên nén, viên nang.

Xem thêm: Sắt tốt cho bà bầu.

Bà bầu nên cân nhắc lựa chọn loại thuốc phù hợp với thể trạng trong từng giai đoạn. Đồng thời tham khảo sự tư vấn của người có chuyên môn để nắm được bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày đối với từ thể trạng từng mẹ. Liên hệ: 1800.0065 để được các dược sĩ tư vấn miễn phí về sức khỏe thai kỳ.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).