fbpx

Xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là biết được?

Tháng Bảy 20, 2020

Dị tật thai nhi là bệnh mà cơ thể trẻ có một số bộ phận không được bình thường, xuất hiện trong quá trình thụ thai, mà cho tới lúc sinh mới nhận biết được. Xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy? Ngày nay, công nghệ y học phát triển mạnh, chúng ta có thể phát hiện những dị tật đó ngay trong thai kỳ. Vậy xét nghiệm dị tật thai nhi gồm những gì? Xét nghiệm khi nào trong thời kỳ mang thai? Mời bạn đọc tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé! 

Xét nghiệm dị tật thai nhi gồm những gì?

Để phát hiện dị tật bẩm sinh cho thai nhi, giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giống nòi, các bà mẹ nên làm các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm Double Test sàng lọc dị tật

Double Test là một xét nghiệm sàng lọc trước sinh để phát hiện bất thường của thai nhi.

Double test giúp xác định hàm lượng β-hCG tự do (free beta-human chorionic gonadotropin) và PAPP-A (pregnancy associated plasma protein A) có trong máu của mẹ. Đồng thời kết hợp đo độ mờ da gáy bằng phương pháp siêu âm, nhằm đánh giá nguy cơ nhiễm sắc thể thai bị bất thường như hội chứng Down, Edwards và Patau.

Xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy
Xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy

Double test là xét nghiệm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Bộ Y tế khuyến cáo chị em đều nên thực hiện, đặc biệt là các mẹ nằm trong nhóm nguy cơ cao như:

+ Mẹ có thai ở tuổi từ 35 trở lên.

+ Mẹ đã từng sảy thai, thai chết lưu.

+ Mẹ đã từng sinh con bị bệnh dị tật bẩm sinh hoặc gia đình có người mắc bệnh dị tật bẩm sinh.

+ Mẹ bị nhiễm virus trong thai kỳ.

+ Kết quả đo độ mờ da gáy có nguy cơ cao.

Xét nghiệm Triple Test

Xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test còn gọi là xét nghiệm bộ ba, sử dụng máu mẹ để xác định nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể bẩm sinh của thai. Cụ thể nó giúp phát hiện các hội chứng Down, Edward, dị tật ống thần kinh.

Từ máu mẹ, Triple test sẽ dùng:

+ AFP (alpha-fetoprotein) là loại protein do bào thai sản xuất.

+ Hcg (human chorionic gonadotropin) từ nhau thai.

+ Estriol bản chất là estrogen được cả nhau thai và bào thai tiết ra.

Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn và không gây hại gì cho mẹ và bé. Cũng giống như Double test, Triple Test được Bộ y tế khuyến cáo các mẹ bầu nên thực hiện.

Xét nghiệm sàng lọc mới NIPT

Xét nghiệm NIPT (Non-invasive prenatal testing) là loại không xâm lấn tiên tiến nhất hiện này.

Đây là phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh được thực hiện bằng cách lấy máu mẹ, rồi sàng lọc số lượng nhiễm sắc thể bất thường (NST), các đột biến mất đoạn NST dựa vào ADN của thai nhi. Do đó, so với 2 xét nghiệm trên thì NIPT đạt độ chính xác cao hơn.

Xét nghiệm NIPT phát hiện dị tật thai nhi
Xét nghiệm NIPT phát hiện dị tật thai nhi

Mẹ bầu nào cũng có thể làm NIPT, tuy nhiên vì giá thành cao, nên chỉ những mẹ dưới đây cần phải làm, đó là:

+ Mẹ bầu trên 35 tuổi có nguy cơ cao sinh con dị tật.

+ Mẹ bầu siêu âm có độ mờ da gáy và 1 trong 2 kết quả xét nghiệm trên có nguy cơ cao.

+ Mẹ bầu có tiền sử mang thai dị tật, sảy thai, lưu thai nhiều lần.

+ Mẹ bầu có công việc tiếp xúc với các tia phóng xạ, hóa chất độc hại.

+ Mẹ mang thai bằng phương pháp thụ tinh ngoài.

+ Gia đình có người bị dị tật bẩm sinh.

Tiến hành xét nghiệm dị tật thai nhi khi nào?

Mỗi phương pháp xét nghiệm dị tật đều có mốc thời gian riêng, để biết chính xác kết quả xét nghiệm, các mẹ chú ý thực hiện các xét nghiệm đúng với mốc thời gian sau:

+ Phương pháp Double Test: thực hiện khi thai được 11-13 tuần tuy nhiên kiểm tra ở tuần 12 là tốt nhất.

+ Với Triple Test: tiến hành khi thai 15 – 20 tuần, các mẹ nên làm xét nghiệm khi thai được 16-18 tuần để đảm bảo kết quả chính xác nhất.

+ Xét nghiệm NIPT: mẹ nên kiểm tra khi con được 10 tuần tuổi.

Tùy hoàn cảnh và sức khỏe của mình mà các mẹ hãy lựa chọn kỹ phương pháp xét nghiệm dị tật thai nhi phù hợp, tránh xảy ra diều không mong muốn nhé.

=>>Xem thêm: Test dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm dị tật thai nhi khi nào
Xét nghiệm dị tật thai nhi khi nào?

Chú ý khi làm xét nghiệm dị tật thai nhi

Với mỗi phương pháp xét nghiệm dị tật sẽ có những chú ý riêng, dưới đây là một số chú ý mà các mẹ cần quan tâm:

+ Trước khi xét nghiệm Double test và Triple test, các mẹ nhớ nhịn ăn sáng, chỉ uống nước lọc và tránh sử dụng các chất kích thích.

+ Trước khi xét nghiệm Triple test, mang theo kết quả siêu âm tuần 12 để điền thông tin chính xác về tuổi, ngày siêu âm, chiều dài đầu mông, đường kính đầu và độ dày da gáy của thai nhi.

+ Tìm hiểu thông tin trước và cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh tiểu đường, Down và dị tật bẩm sinh của họ hàng 3 đời mẹ và bố thai nhi để nhận được tư vấn cụ thể nhất.

+ Lựa chọn cơ sở y tế, bệnh viện uy tín và luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ.

=>>Xem thêm: Địa chỉ siêu âm thai nhi tốt nhất

Trên đây là những thông tin về xét nghiệm dị tật thai nhi tuần thứ mấy? Hy vọng các mẹ sẽ hiểu rõ hơn và chuẩn bị sẵn sàng để thời kỳ mang thai an toàn, mẹ và con khỏe mạnh, phát triển tốt.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).