Sốt xuất huyết có gây dị tật thai nhi không?
Tháng Năm 8, 2020Sốt xuất huyết là tình trạng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Đặc biệt, điều này càng nguy hiểm hơn đối với phụ nữ có thai. Nhưng liệu sốt xuất huyết có gây nên những dị tật thai nhi hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết:
Triệu chứng sốt xuất huyết khi mang thai
Sốt xuất huyết là bệnh gây ra do virus Dengue, đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây từ người sang người qua đường máu thông qua vật trung gian là muỗi Aedes aegypti hay còn gọi là muỗi vằn.
Trước đây, bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng thời gian gần đây, bệnh xuất hiện ở cả người lớn, thậm chí cả phụ nữ mang thai do khả năng miễn dịch suy giảm.
Người mắc sốt xuất huyết thường gặp những triệu chứng sau:
+ Sốt cao liên tục, sử dụng thuốc hạ sốt không cắt được sốt
+ Buồn nôn và nôn
+ Mệt mỏi, đau cơ, đau hốc mắt, đau đầu dữ dội
+ Xuất huyết dưới da, có thể là các nốt xuất huyết hoặc ban, mảng xuất huyết.
+ Có thể gặp trường hợp chảy máu cam, hoặc chảy máu chân răng.
+ Trường hợp nặng có thể gây xuất nội tạng gây chảy máu ồ ạt dẫn đến tình trạng Shock, có thể gây tử vong nếu không được xử trí kịp thời.
Liệu sốt xuất huyết có gây nên dị tật cho thai nhi?
Sốt xuất huyết gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe, đặc biệt, với phụ nữ mang thai, khi bị sốt xuất huyết rất dễ tiến triển thành tình trạng nặng do cơ thể suy yếu, sức miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho virus phát triển nhanh về số lượng.
Ảnh hưởng của sốt xuất huyết trong thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào còn phụ thuộc vào giai đoạn mắc.
+ Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên cơ thể thai nhi đang hình thành các cơ quan, bộ phận. Mắc sốt xuất huyết trong thời gian này thường gây những tác động lớn đến thai nhi. Bởi lẽ, virus có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan tạo máu của cả mẹ và con gây giảm số lượng tiểu cầu, ảnh hưởng đến chức năng đông máu.
Nặng hơn, mẹ mắc sốt xuất huyết trong giai đoạn này có thể gây nên tình trạng sảy thai, thai lưu do sốt, mất nước hoặc tổn thương gan thận.
+ Bị sốt xuất huyết trong 3 tháng giữa thai kỳ thường ít nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hơn do lúc này cơ thể bé gần như đã hoàn thiện hết các bộ phận.
Việc điều trị sốt xuất huyết trong giai đoạn này cũng đơn giản hơn so với 2 giai đoạn còn lại.
+ Mắc sốt xuất huyết trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là một điều cực kỳ nguy hiểm. Mặc dù chưa có bằng chứng nào nói về tình trạng mẹ truyền virus sang cho con qua nhau thai, tuy nhiên, nếu mắc virut trong giai đoạn này, khả năng sinh non hoặc thai lưu là rất lớn.
+ Đặc biệt, nếu mẹ mắc sốt xuất huyết trong quá trình chuyển dạ thì tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và con do nguy cơ tiền sản giật, băng huyết.
Hiện nay, chưa có thông tin khoa học nào ghi nhận việc mẹ mắc sốt xuất huyết trong thai kỳ gây nên dị tật thai nhi. Tuy nhiên với những hệ lụy mà sốt xuất huyết mang lại cho cả mẹ và con thì các mẹ phải hết sức cẩn thận, đặc biệt, khi các triệu chứng của sốt xuất huyết lại khá giống với các triệu chứng cúm thông thường.
Bởi vậy, khi thấy bất kì một dấu hiệu nào bất thường liên quan đến sức khỏe, mẹ nên đi thăm khám để đảm bảo sự an toàn nhất cho mình và thai nhi trong suốt thai kỳ.
=>>Xem thêm: Tại sao thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Những bệnh lý khi mang thai gây dị tật thai nhi
Có nhiều nguyên nhân gây nên dị tật thai nhi, một trong số đó liên quan đến bệnh lý của người mẹ. Những bệnh này thường gây ảnh hưởng nhiều nhất ở khoảng thời gian 3 tháng đầu thai kỳ do ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cấu trúc của thai nhi. Một số bệnh nguy hiểm còn có thể gây nên tình trạng sảy thai, thai lưu.
Một số bệnh này có thể kể tên như: Thủy đậu, giang mai, rubella, viêm gan siêu vi,…
+ Nếu mẹ mắc Rubella trong thai kỳ, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên dễ dẫn tới tình trạng con sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ, kèm theo điếc và đục thủy tinh thể bẩm sinh.
+ Trường hợp khác, nếu mẹ bị mắc Cytomegalovirus trong thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đứa trẻ sinh ra bị kém thị lực và thính giác, chậm phát triển thể lực và trí tuệ.
+ Mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng đầu thai kỳ cũng gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ, biểu hiện nhẹ nhất là tình trạng da có sẹo, nặng hơn, trẻ có thể gặp các dị tật như đầu nhỏ, các bệnh lý về mắt, tay hoặc chân bị teo, chậm phát triển hệ thần kinh hay thậm chí là bại não.
+ Giang mai trong thai kỳ cũng là tình trạng cực kì nguy hiểm, có thế dẫn tới tình trạng sinh non, sảy thai hoặc thai lưu. Trường hợp trẻ được sinh ra bình thường thì thường gặp phải các bệnh về mắt, tim, gan, thận gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài các tình trạng liên quan đến bệnh lý người mẹ thì việc người mẹ thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều ô nhiễm, hóa chất độc hại, tia x-quang hay tự ý dùng thuốc cũng là những nguyên nhân gây nên dị tật bẩm sinh cho trẻ.
Dị tật thai nhi là điều mà tất cả các bà mẹ đều lo sợ trong suốt thai kỳ. Mặc dù chưa có bất kỳ căn cứ khoa học nào xác định sốt xuất huyết gây dị tật thai nhi nhưng mẹ cũng cần hết sức cẩn thận đến các tình trạng sức khỏe của mình để tránh những điều đáng tiếc xảy ra cho cả mẹ và thai nhi!
Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.
Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai
Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.
THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.
CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).