fbpx

Các nguyên nhân thiếu máu và cách khắc phục khi bị thiếu máu

Tháng Một 19, 2022

Thiếu máu là bệnh lý thường gặp nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Qua bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nguyên nhân gây thiếu máu và cách khắc phục để phòng tránh được căn bệnh thiếu máu này nhé!

Dấu hiệu bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu nhẹ có triệu chứng lâm sàng tương đối nghèo nàn, thường chỉ được phát hiện khi tiến hành làm xét nghiệm. Những trường hợp thiếu máu nặng có thể gặp phải một số các biểu hiện như: da vàng, nhợt nhạt, cơ thể thấy mệt mỏi, uể oải, bàn tay, bàn chân lạnh, khó thở, nhịp tim đập không đều, đứng lên, ngồi xuống chóng mặt.

Triệu chứng của bệnh thiếu máu

Triệu chứng của bệnh thiếu máu

Nguyên nhân thiếu máu là gì?

Thiếu máu do khá nhiều các nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chủ yếu gồm 1 số các nguyên nhân như sau

– Thiếu máu do mất máu

thường gặp trong những trường hợp như gặp tai nạn giao thông, chấn thương khi đang lao động  khiến cơ thể mất đi một lượng máu lớn. Ngoài ra, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, người bị bệnh trĩ, viêm dạ dày, hoặc ung thư cũng thường xuyên gặp tình trạng mất máu kéo dài dẫn đến thiếu máu. Việc sử dụng các thuốc như aspirin, ibuprofen, thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài gây nên loét dạ dày, chảy máu dạ dày cũng khiến cơ thể mất máu.

– Thiếu máu do sản xuất tế bào hồng cầu bị giảm hoặc bị lỗi

là do cơ thể không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể sản xuất ra đủ tế bào máu và giúp các tế bào này hoạt động tốt. Các bệnh như: thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu do thiếu vitamin và các bệnh về tủy xương và các tế bào gốc là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu kiểu này.

Nguyên nhân gây thiếu máu

Các nguyên nhân gây thiếu máu

Các bệnh về xương tủy và tế bào gốc khiến cơ thể không sản sinh đủ tế bào hồng cầu

Các bệnh thiếu máu bất sản, nhiễm độc chì và bệnh thalassemia. Người bệnh bị thiếu máu bất sản do gen, tủy xương bị tổn thương khi sử dụng thuốc xạ trị, hóa trị, nhiễm trùng khiến cho người bệnh không có hoặc không đủ tế bào gốc.

Thiếu máu do gen bệnh Thalassemia

Thiếu máu do gen bệnh Thalassemia có thể nguy hiểm đến tính mạng

Với bệnh thalassemia đây là bệnh di truyền mang nguồn gen lặn, gen bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường và di truyền từ bố mẹ sang con, bệnh này vô cùng nguy hiểm nhiều biến chứng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Nhiễm độc chì

với một số đặc thù công việc mà bệnh nhân phải làm việc ở nơi có chì dẫn đến nhiễm độc chì hoặc do chế độ ăn uống không may tiếp xúc với chì cũng có thể dẫn đến nhiễm độc, nhiễm độc chì dẫn đến tủy xương bị tổn thương và cơ thể có ít tế bào hồng cầu hơn.

Thiếu máu do thiếu sắt

Với thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ sắt để tủy xương tạo ra huyết sắc tố, một vài nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu sắt đó là do chế độ ăn không cung cấp đủ sắt đặc biệt là với phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, người ăn chay thuần và ăn kiêng; sử dụng các chất kích thích, đồ uống chứa caffein trong thời gian dài; do hiến máu thường xuyên; do chu kỳ kinh nguyệt…

Thiếu máu do chu kỳ kinh nguyệt

Thiếu máu do chu kỳ kinh nguyệt

Thiếu máu do thiếu vitamin B12

Ngoài ra còn có thiếu máu do thiếu vitamin xảy ra khi cơ thể không nhận đủ vitamin B12 và folate đây là hai loại vitamin tạo ra tế bào hồng cầu, nguyên nhân là do chế độ ăn uống không hợp lý thiếu thịt hoặc không có thịt sẽ thiếu vitamin B12, chế biến rau quá chín hoặc lười ăn rau sẽ thiếu folate.

Thiếu máu do các tế bào hồng cầu bị phá hủy

xảy ra khi các tế bào hồng cầu mỏng manh vỡ sớm hơn bình thường, nguyên nhân xảy ra là: mắc bệnh lupus ban đỏ; các bệnh di truyền do gen như thalassemia, thiếu máu hồng cầu hình liềm, xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối; lá lách to khiến tế bào hồng cầu bị phá hủy sớm; độc tố từ bệnh gan, thận; do nhiễm trùng, nhiễm độc từ thực phẩm, thuốc, rắn, nhện; do ghép mạch máu, van tim nhân tạo, khối u, bỏng, tăng huyết áp nặng và rối loạn đông máu.

Cách khắc phục tình trạng thiếu máu

Thiếu máu là căn bệnh nguy hiểm nếu không có cách khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tính mạng. Nếu người bệnh bị mắc bệnh thiếu máu tùy vào nguyên nhân mà có cách điều trị phù hợp. Các cách điều trị thiếu máu thường gặp đó là: truyền máu; sử dụng erythropoietin giúp tủy xương tạo được nhiều tế bào hồng cầu hơn; bổ sung sắt, vitamin B12, folate và các loại vitamin cũng như các khoáng chất cần thiết khác.

Cách phòng ngừa thiếu máu hiệu quả 

Cách phòng ngừa thiếu máu hiệu quả đó là việc sử dụng bổ sung các loại viên uống, thực phẩm chức năng bổ sung sắt và bổ sung qua chế độ ăn uống hằng ngày.

– Những loại thực phẩm có vỏ như ốc, trai, sò, hàu… Đây là những thực phẩm có hàm lượng sắt dồi dào không những thế còn bổ sung vitamin B12, vitamin C.

– Rau bina ( rau chân vịt) với hàm lượng calo thấp, lại rất giàu sắt và axit folic.

Những thực phẩm giúp phòng ngừa thiếu máu

Những thực phẩm giúp phòng ngừa thiếu máu

– Gan và các loại nội tạng động vật như: não, tim, thận đều cung cấp một lượng sắt đáng kể, trong 100mg gan bò có thể cung cấp tới 6.5mg sắt. Ngoài ra, gàn còn giàu protein, vitamin A, vitamin B rất tốt cho cơ thể.

– Các loại thịt đỏ: theo nghiên cứu thì 100mg thịt bò xay có chứa 2.7mg sắt, ngoài sắt thì thịt đỏ là nguồn cung cấp protein, kẽm và vitamin B.

– Các loại đậu như đậu hà lan, đậu nành, đậu lăng cung cấp lượng sắt lớn cho cơ thể. Ngoài ra, đậu còn chứa folate, kali, magie. Vì thế, đậu là lựa chọn bổ máu hiệu quả cho người thiếu máu do ăn chay.

Ngoài ra, các thực phẩm khác như: hạt bí đỏ, yến mạch, súp lơ xanh, đậu phụ, gà tây cũng là thực phẩm bổ máu rất tốt.

Xem thêm: Thiếu máu nên ăn gì

Thiếu máu là căn bệnh phổ biến hiện nay mà ở lứa tuổi nào cũng có thể bị mắc phải. Nếu không may bị thiếu máu thì các bạn nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân từ đó có cách khắc phục phù hợp nhất nhé!

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).