fbpx

Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không? | Avisure Safoli

Tháng Chín 5, 2019

Cứ ba người lại có một bà bầu bị thiếu máu, vậy bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không? Tuy bà bầu bị thiếu máu khá phổ biến nhưng hậu quả của nó lại không thể xem thường. Vì vậy, mẹ phải chuẩn bị cho mình những hành trang kiến thức để chăm sóc bản thân và con yêu khỏe mạnh. Chủ đề dưới đây sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi sau: Tại sao khi mang thai mẹ dễ bị thiếu máu? Dấu hiệu thiếu máu là gì? Cảnh báo nguy hiểm với cả mẹ và bé. Hướng dẫn điều trị thiếu máu như thế nào?

Biểu hiện bà bầu bị thiếu máu

Thiếu máu có những biểu hiện khác nhau tùy vào mức độ nặng hay nhẹ. Khi mẹ thiếu máu nhẹ các dấu hiệu thoáng qua và không đặc trưng nên dễ dàng bị bỏ qua. Một số dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn nghi ngờ về tình trạng thiếu máu của mình:

 

dấu hieehu bà bầu thiếu máu
Các dấu hiệu thường thấy khi bà bầu bị thiếu máu.

        Da xanh yếu, niêm mạc mắt, lợi nhợt nhạt, …

        Người mệt mỏi, hao gầy, dễ bị mệt, đuối sức,…

        Dễ nổi cáu, cau có, khó chịu với người xung quanh.

        Choáng váng, nhức đầu, hoa mắt.

        Dễ bị nhiễm các bệnh thông thường, sức đề kháng kém.

        Hoạt động yếu ớt, dễ bị ngất, khả năng chịu đựng kém.

Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không? 

Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở thai phụ. Khi nghi ngờ bị thiếu máu mẹ nên đi khám để điều trị kịp thời tránh để lâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi. Mẹ và thai nhi sẽ ra sao nếu bị thiếu máu?

 Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm đến thai nhi không?

Em bé gặp tình trạng chậm lớn, nhẹ cân, suy hô hấp, cơ quan không phát triển, suy dinh dưỡng,… Nặng hơn có thể dẫn đến sinh thiếu tháng, trí tuệ sa sút, khuyết tật cơ quan, tử vong,… Tình trạng thiếu máu nặng gây tử vong khi sinh con vẫn còn ở các nước chưa phát triển. Vì vậy, cần nâng cao chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé trong 9 tháng 10 ngày.  

 

bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm đến thai nhi không
Bà bầu bị thiếu máu gây nhiều hậu quả xấu cho thai nhi.

Trẻ sinh ra bị thiếu máu từ trong bụng mẹ sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh về máu và hệ tim mạch. Trẻ sinh ra thường chán ăn, chậm lớn, còi cọc, thấp lùn, khó nuôi, hay mắc nhiều bệnh. Hơn nữa, thiếu máu còn ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ cho trẻ, làm giảm nhận thức và tiếp thu khi đi học của con.

Khi mang thai bị thiếu máu có nguy hiểm cho mẹ không?

Nếu mẹ chỉ thiếu máu nhẹ thì các dấu hiệu chỉ thoáng qua. Thiếu máu nhẹ không gây hại gì nhiều cho thai nhi và mẹ. Một số dấu hiệu chứng tỏ mẹ thiếu máu nhẹ như: thỉnh thoảng choáng váng, mệt mỏi, đau đầu vài phút, đuối sức khi vận động mạnh,… Những biểu hiện này không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ. Tuy nhiên, nó là báo động cho tình trạng không ổn của cơ thể mẹ trong thai kỳ.

 

phụ nữ khi mang thai có nguy hiểm đến mẹ không
Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không?

Nếu mẹ thiếu máu nặng sẽ có các biểu hiện đặc trưng hơn. Thiếu máu nặng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Mẹ có thể phải đối diện với nguy cơ suy thai, sảy thai, vỡ ối sớm, sinh con thiếu tháng, tiền sản giật, nhiễm trùng phụ khoa, bằng huyết sau sinh,… Thiếu máu nặng có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và con.

Bà bầu thiếu máu nên làm gì để ngăn chặn?

Đảm bảo cung cấp sắt đủ nhu cầu cơ thể trong thai kỳ

Thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân thường gặp nhất. Vì vậy, mẹ nên chú trọng bổ sung sắt từ khi bắt đầu mang thai. Sắt có thể được bổ sung từ các loại thức ăn như: các loại thịt đỏ, thịt bò, sữa, rau cải, súp lơ,… Hoặc mẹ có thể bổ sung sắt từ các thực phẩm bổ sung dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp, nồng độ sắt quá ít thì mẹ sẽ được chỉ định tiêm hoặc truyền sắt cho cơ thể.

 

Bà bầu cần bổ sung đa dạng các thực phẩm bổ máu để tránh nguy hiểm do bị thiếu máu
Bà bầu cần bổ sung đa dạng các thực phẩm bổ máu để tránh nguy hiểm do bị thiếu máu.

Bổ sung acid folic từ trước khi mang thai

Bổ sung thêm acid folic là yếu tố tạo máu. Tăng khả năng sản xuất các tế bào máu là cần thiết khi mang thai. Theo chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên bổ sung acid folic 6 tháng trước khi thụ thai để giảm thiểu nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và thiếu máu ở thai phụ.

Thực phẩm ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt 

Vitamin C nên được chú trọng vì nó là yếu tố giúp sắt được hấp thu tốt hơn. Hơn nữa, vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, nếu dư sẽ được thải trừ ra ngoài, không ảnh hưởng gì đến mẹ và bé.

Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh sử dụng các thực phẩm đem lại hàm lượng cao canxi cùng với việc bổ sung sắt. Canxi là tác nhân gây cản trở hấp thu sắt của cơ thể. Một số thực phẩm giàu canxi được kể đến như sữa và các chế phẩm từ sữa. Đặc biệt là viên uống canxi. 

 

Bổ sung thêm viên sắt để đảm bảo thai kì không bị thiếu máu thiếu sắt
Bổ sung thêm viên sắt để đảm bảo thai kì không bị thiếu máu thiếu sắt.

Mẹ nên kiểm tra định kỳ công thức máu của mình để đảm bảo không bị thiếu máu và điều chỉnh bổ sung sắt sao cho phù hợp. Uống sắt gây ra một số tác dụng phụ như: táo bón, rối loạn tiêu hóa, phân đen, khó hấp thu các chất khác,.. Vì vậy, chỉ bổ sung sắt vừa đủ để không phải xử lý các hậu quả do sắt gây ra.

Nếu có bất kỳ điều gì bất thường, mẹ hãy nhanh chóng đi khám để được tư vấn và xử lý an toàn. Mẹ không nên tự điều trị theo kinh nghiệm của mọi người hay google, sẽ rất nguy hiểm.

Tóm lại, tình trạng thiếu máu ở bà bầu tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ cần nhận biết các dấu hiệu, các biện pháp ngăn chặn và xử trí hiệu quả nhất. Hi vọng rằng, chủ đề Bà bầu bị thiếu máu có nguy hiểm không? Sẽ giúp bạn tích lũy thêm được các kiến thức hữu ích để chăm sóc bản thân và con yêu thật tốt!

 

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).