fbpx

Uống vitamin B12 có tốt không? Uống nhiều có sao không?

Tháng Mười Hai 29, 2021

Vitamin B12 là dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, giúp cải thiện và bảo vệ sức khỏe toàn diện. Chính vì vậy có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc bổ sung vi chất này. Vậy uống vitamin B12 có tốt không? Uống nhiều vitamin B12 có gây hại cho cơ thể không? Tất cả những băn khoăn này sẽ được giải đáp trong bài viết!

Uống vitamin B12 có tốt không?

Để giải đáp thắc mắc “Uống vitamin B12 có tốt không?”, trước hết chúng ta cần hiểu rõ vai trò của vitamin B12 đối với cơ thể con người.

Vitamin B12 hay còn được gọi là cobalamin, là 1 vitamin nhóm B tan trong nước. Cũng giống như các vitamin khác, vitamin B12 đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Uống vitamin B12 có tốt không?

Uống vitamin B12 có tốt không?

Vai trò phòng ngừa thiếu máu của vitamin B12

Vitamin B12 tham gia vào quá trình hình thành tế bào hồng cầu của cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nồng độ vitamin B12 có liên quan mật thiết đến sự hình thành hồng cầu. Khi cơ thể bị thiếu vitamin B12 sẽ làm giảm sự sản xuất của tế bào hồng cầu. Do vậy, quá trình hình thành hồng cầu không được phát triển đúng cách. Lâu dần dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi cho cơ thể người bệnh.

Uống vitamin B12 có tốt không? Vai trò bảo vệ sức khỏe tim mạch

Vitamin B12 có tác dụng làm giảm nồng độ homocystein – một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do đó, việc bổ sung đầy đủ vitamin B12 sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.

Tham gia quá trình sản xuất năng lượng của cơ thể

Vitamin B12 tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào, giúp tạo ra năng lượng cho cơ thể. Việc bổ sung vitamin B12 cho những đối tượng này sẽ giúp cải thiện mức năng lượng cơ thể rõ rệt.

Điều chỉnh tâm trạng và cải thiện triệu chứng trầm cảm

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng việc tổng hợp và chuyển hóa serotonin. Đây là một chất chịu trách nhiệm điều chỉnh tâm trạng của con người. Khi cơ thể thiếu vitamin B12, cơ thể giảm sản xuất serotonin dẫn đến tâm trạng chán nản.

Ở những người mắc bệnh trầm cảm và có nồng độ vitamin B12 thấp, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm cùng vitamin B12 cho thấy cải thiện bệnh tốt hơn so với nhóm chỉ điều trị bằng thuốc chống trầm cảm đơn thuần. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, nguy cơ trầm cảm tăng gấp đôi khi cơ thể thiếu vitamin B12.

Có thể ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi

Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh, thai phụ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, trong đó có vitamin B12. Các nghiên cứu chỉ ra rằng não và hệ thần kinh của bé cần có đủ nồng độ B12 để phát triển đúng cách. Thiếu vitamin B12 ở giai đoạn đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi, trẻ sinh non, thậm chí là sảy thai.

Thiếu vitamin B12 ở giai đoạn đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi

Thiếu vitamin B12 ở giai đoạn đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi

Theo các kết quả nghiên cứu:

+ Cơ thể mẹ bầu có nồng độ vitamin B12 thấp hơn 250 mg/dL. Nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh cao gấp 3 lần so với người bổ sung đầy đủ

+ Phụ nữ bị thiếu hoặc có nồng độ dưới mức 150 mg/dl. Nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh cao gấp 5 lần so với phụ nữ có nồng độ trên 400 mg/dL.

Giúp da, móng, tóc khỏe mạnh

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo tế bào. Vì thế vitamin b12 là vi chất cần thiết để thúc đẩy da, tóc, móng khỏe mạnh. Thực tế, thiếu vitamin B12 có thể gây ra một số triệu chứng da liễu như: Tăng sắc tố, thay đổi tóc, bạch biến (một số vùng da bị mất màu), đổi màu móng và viêm miệng góc cạnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc bổ sung vitamin B12 cho những người bị thiếu máu sẽ giúp cải thiện các triệu chứng da liễu. Tuy nhiên với những người đã bổ sung đủ vitamin này qua bữa ăn, việc bổ sung thêm không có khả năng cải thiện làn da hoặc sức khỏe của móng, tóc.

Như vậy, có thể thấy vitamin B12 có vai trò quan trọng đối với cơ thể chúng ta. Từ đây có thể kết luận rằng: Uống vitamin B12 đúng cách sẽ rất tốt với cơ thể.. Dù cơ thể không thể tự tổng hợp được, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hấp thu chất dinh dưỡng này qua các bữa ăn hàng ngày. Một số thực phẩm giàu vitamin B12 có thể kể đến như: thịt gia cầm, cá, sữa và chế phẩm từ sữa, trứng,…

Dù là một dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể. Nhưng việc bổ sung quá liều cũng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn. Người đọc có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây: Vitamin B12 nên uống lúc nào?

Uống nhiều vitamin b12 có tốt không?

Có nhiều quan niệm cho rằng vitamin B12 tan trong nước nên khi bổ sung thừa, cơ thể sẽ đào thải qua nước tiểu nên ít gây độc tính cho cơ thể. Tuy nhiên khi dùng liều cao vitamin B12 trong khoảng thời gian dài có thể gây ra các tác dụng tiêu cực như:

+ Sốc phản vệ do cơ địa dị ứng với vitamin B12: Đây là phản ứng hiếm gặp tuy nhiên lại vô cùng nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi bổ sung B12 cho người có cơ địa mẫn cảm cần hết sức thận trọng.

+ Các triệu chứng như: nhức đầu, phát ban, ngứa ngáy,…

+ Gây rối loạn tiêu hóa: Người bổ sung quá liều vitamin B12 có thể gặp các biểu hiện như ăn không ngon, chán ăn, tiêu chảy,…

Uống nhiều vitamin B12 có tốt không?

Uống nhiều vitamin B12 có tốt không?

+ Gặp các triệu chứng trên tim mạch như khó thở, đau ngực, tăng nhịp tim, cao huyết áp,…

+ Gây hoạt hóa hệ đông máu dẫn đến tắc mạch

+ Làm tổn thương thần kinh thị giác ở những người mắc bệnh Leber – bệnh thoái hóa sắc tố võng mạc bẩm sinh.

Với những thông tin được trình bày trong bài viết, hy vọng những băn khoăn của bạn về vấn đề bổ sung vitamin B12 đã được giải đáp. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Xem thêm bài viết liên quan: Thiếu vitamin b12 nên ăn gì

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).