fbpx

Uống thuốc sắt đi ngoài màu đen: tại sao và phải làm thế nào?

Tháng Ba 13, 2018

Uống thuốc sắt đi ngoài màu đen – một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc sắt. Hiện tượng này không nguy hiểm, nhưng rất cần mẹ để tâm.

Uống thuốc sắt đi ngoài màu đen có nguy hiểm không?

Trong cơ thể, sự hiện diện của urobilin và stercobilin – dẫn xuất từ sắc tố mật, trộn vào phân nên phân có màu nâu. Khi sử dụng sắt, 1 phần sắt được hấp thu vào cơ thể để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng. Phần sắt còn lại trong đường tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành sản phẩm có màu đen, dẫn đến phân có màu đen.

Uống thuốc sắt đi ngoài màu đen có nguy hiểm không
Uống thuốc sắt đi ngoài màu đen có nguy hiểm không?

Vì vậy, nếu uống sắt đi ngoài phân đen, bạn cũng không cần quá lo lắng. Vì đây là 1 hiện tượng không nguy hiểm.

Chú ý khi đi ngoài phân đen có thể là biểu hiện của bệnh lý

Hiện tượng phân đen khi sử dụng chế phẩm sắt là không nguy hiểm. Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý một số trường hợp phân đen là dấu hiệu báo hiệu của một số tình trạng bất thường của cơ thể.

Khi một cơ quan bất kỳ của đường tiêu hóa tổn thương. Dẫn đến chảy máu vào ống tiêu hóa với lượng đủ lớn và thời gian đủ dài sẽ xuất hiện phân có màu đen. Những tổn thương đường tiêu hóa thường gặp là loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm/ rách thực quản, một số bệnh lý tai mũi họng,…

Tham khảo: Thuốc sắt cho bà bầu

Loét dạ dày- tá tràng là bệnh phổ biến nhất do rất nhiều nguyên nhân như: lạm dụng rượu bia, sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau không steroid, … Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng.

Bệnh lý loét dạ dày tá tràng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài màu đen
Bệnh lý loét dạ dày tá tràng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài màu đen.

Một số triệu chứng đi ngoài phân đen của những bệnh này bạn có thể tự theo dõi như: đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, vàng da,…Nếu bạn đang không sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt hoặc ăn những thực phẩm giàu sắt. Có hiện tượng phân đen, bạn nên theo dõi các triệu chứng trên và đi khám để có những chẩn đoán chính xác nhất.

Cách giúp hạn chế hiện tượng uống thuốc sắt đi ngoài màu đen

Rõ ràng, về lâu dài, khi bạn uống thuốc sắt đi ngoài phân đen. Điều đó chứng tỏ thuốc sắt bạn uống bị đào thải quá nhiều. Lượng sắt được hấp thu vào cơ thể không còn nhiều nữa. Bạn vẫn có nguy cơ thiếu máu cho dù vẫn bổ sung thuốc sắt đều đặn hàng ngày. Vì thế, việc lựa chọn và sử dụng thuốc sắt sao cho sắt hấp thu tốt nhất, là cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc sắt.

Áp dụng ngay 4 cách sau, tình hình của mẹ sẽ cải thiện:

1. Uống sắt cùng nước hoa quả có vị chua

Hãy uống thêm các loại nước quả giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi… Vì vitamin C được ví như chất trung gian giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. 

Hoa quả giàu vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn
Hoa quả giàu vitamin C giúp hấp thu sắt tốt hơn.

2. Tránh xa các chế phẩm chứa Canxi:

Canxi và sắt được ví như “kẻ thù không đội trời chung”. Việc bổ sung đồng thời cả canxi và sắt dường như làm cản trở hấp thu của cả 2 và bị đào thải ra ngoài. Vì thế, bạn cần tránh thời gian bổ sung sắt tránh thời gian bổ sung canxi ít nhất 2 tiếng.

3. Điều chỉnh thời gian bổ sung sắt phù hợp

Hãy đọc kỹ cách sử dụng các loại thuốc sắt bạn dùng. Bởi không phải mọi thuốc sắt đều có thời gian sử dụng giống nhau. Một số dạng sắt hấp thu tốt hơn khi uống lúc đói, tuy nhiên cũng có 1 số thuốc sắt hấp thu tốt hơn khi no. Vì vậy, bạn cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ để có chế độ bổ sung sắt phù hợp nhất.

Chú ý thời điểm uống hợp lý giúp giảm hiện tượng đi ngoài phân đen
Chú ý thời điểm uống hợp lý giúp giảm hiện tượng đi ngoài phân đen.

4. Thay đổi thuốc sắt

Nếu như trước đây, việc uống thuốc sắt đi ngoài phân đen hay nóng trong, táo bón là việc mà đa số mẹ bầu xem là lẽ dĩ nhiên. Nguyên nhân do thành phần sắt vô cơ hay sắt ion hóa gây ra. Do vậy, bà bầu uống sắt vẫn phải chấp nhận. Bởi vì không có lựa chọn khác thay thế. Tuy nhiên, hiện nay đã có dòng sắt mới. Dạng sắt hữu cơ có khả năng hấp thu tốt hơn. Sản phẩm sắt thế hệ mới này đã được chứng minh trên các thử nghiệm lâm sàng và cho thấy hiệu quả điều trị thiếu máu tốt hơn các dòng sắt ion hóa mà ít gây tác dụng phụ.

Sắt không ion hóa dẹp bỏ nỗi lo uống thuốc sắt đi ngoài màu đen

Thị trường hiện nay, có rất nhiều dạng thuốc sắt khác nhau Trong đó, thuốc sắt sẽ thuộc 1 trong 2 nhóm: sắt ion hóa và sắt không ion hóa.

Sắt ion hóa (điển hình là sắt II sulfate, sắt II gluconate, sắt II Fumarate..). Đây là dạng sắt có khả năng hấp thu rất nhanh. Tuy nhiên dễ đào thải ra ngoài. Do vậy, đây chính là nguyên nhân chính dẫn tới các hiện tượng uống sắt đi ngoài phân đen.

Sắt không ion hóa ( điển hình là sắt III polymaltose complex). Sắt này có cấu trúc gồm lõi sắt được bao quanh bởi các phân tử đường. Vì thế khả năng khuếch tán qua màng tế bào được diễn ra từ từ, không gây độc cho cơ thể, và hấp thu chọn lọc. Vì thế mà sắt không ion hóa giúp hạn chế các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Chẳng hạn như đi ngoài phân đen, nóng trong, táo bón…

Xem thêm: Thuốc sắt nào tốt cho bà bầu

Trên đây, chính là một số giải đáp cho câu hỏi “Uống sắt đi ngoài màu đen” có sao không?. Hy vọng bài viết giúp các chị em đang uống sắt, đặc biệt bà bầu có thêm được những kiến thức mới và có lựa chọn bổ sung sắt sao cho hợp lý nhất.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).