fbpx

Giúp mẹ vượt qua trầm cảm khi mang thai

Tháng Tư 20, 2021

Trầm cảm khi mang thai là một bệnh lý rối loạn cảm xúc vô cùng nguy hiểm. Đồng thời, căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Người thai phụ bị trầm cảm thường không biết hoặc giấu bệnh nên tới khi phát hiện thì đã ở mức độ nặng rồi. Vậy để giúp mẹ bầu vượt qua trầm cảm khi mang thai, thì cần phải làm những gì ? 

Nguyên nhân trầm cảm khi có thai

Mang thai là thời điểm hạnh phúc nhất trong cuộc sống của người phụ nữ. Nhưng có tới ít nhất 10% mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm trong giai đoạn này. Trầm cảm ở mỗi người mỗi khác và không có nguyên nhân chính xác cho đối tượng cụ thể nào. Đây là hậu quả của nhiều tác động như rối loạn hormone, thay đổi tâm sinh lý, hoặc là những biến cố hằng ngày trong cuộc sống,…

Trầm cảm do hormone thay đổi

Khi mang thai, lượng estrogen thay đổi đột ngột, sẽ khiến cho người phụ nữ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra. Đây thường là những suy nghĩ tiêu cực do người thai phụ tự nghĩ, không có ai để giải tỏa, tâm sự nên tự thu mình vào, lâu dần thành chứng trầm cảm.

Trầm cảm có thể do hormone thay đổi
                                            Trầm cảm có thể do hormone thay đổi

Do biến cố trước thai kỳ

Mẹ bầu đã từng bị sảy thai, lưu thai, sinh non, nạo hút thai … thường rơi vào trạng thái căng thẳng, lo sợ về sự an toàn của lần thai kỳ này, dẫn tới những bất ổn về tâm lý. Ngoài ra những trường hợp thai nhi chậm phát triển, đang điều trị dọa sinh non, một số bất thường khác cũng khiến cho mẹ bầu thấp thỏm lo âu.

Tiền sử bị trầm cảm

Bản thân thai phụ hoặc có người thân trong gia đình tiền sử mắc chứng trầm cảm cũng là nguyên nhân dẫn tới việc mắc trầm cảm khi mang thai.

Do biến cố hằng ngày

Những biến động trong cuộc sống như sự ra đi đột ngột của người thân, ly hôn hay mất việc làm. Những áp lực về kinh tế, về sức khỏe ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc của thai phụ.

Do yếu tố về tình cảm

Bản thân thai phụ thấy quá cô độc khi sống một mình, chồng đi công tác xa mà không có ai để chia sẻ. Hoặc là những trường hợp cãi vã, mâu thuẫn giữa hai vợ chồng, nếu không được giải quyết tức thời, sẽ khiến thai phụ cảm thấy lo lắng, bất an, buồn rầu.

Vợ chồng mâu thuẫn sẽ khiến mẹ bầu bất an, buồn rầu

Vợ chồng mâu thuẫn sẽ khiến mẹ bầu bất an, buồn rầu

Mang thai ngoài ý muốn

Những người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc kết hôn ở độ tuổi còn quá nhỏ chưa sẵn sàng tâm lý để làm mẹ. Họ chưa có suy nghĩ chín chắn, chưa chuẩn bị sẵn sàng nên sẽ vô cùng hụt hẫng và lo lắng. Nếu không tháo bỏ những khúc mắc trong lòng thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm khi mang thai sẽ có một số dấu hiệu sau đây:

+ Lo lắng: Người thai phụ lúc nào cũng trong tâm thế lo lắng, sợ hãi những mối nguy hại về đứa con trong bụng có khỏe mạnh không, có bình thường không. Tất cả tạo nên một áp lực cực từ lớn và khó giải quyết.

+ Luôn cảm thấy mệt mỏi, trống rỗng, chán nản, thất vọng,…

+ Mất tập trung: mẹ bầu rất hay quên và không tập trung để tâm vào một vấn đề nào đó.

+ Rối loạn cảm xúc: bản thân thai phụ lúc này không muốn thể hiện cảm xúc với bất kỳ ai, dù vui hay buồn. Dễ tức giận, hay cáu gắt, và thường xuyên khóc vô cớ

+ Làm việc chậm chạp, ứng biến không còn linh hoạt như trước nữa

+ Mất ngủ: thai phụ sẽ khó chìm vào giấc ngủ và hay gặp ác mộng.

+ Thường xuyên nghĩ tới cái chết, bỏ cuộc, để giải thoát cho bản thân.

Trầm cảm khi mang thai mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, trống rỗng
                                Trầm cảm khi mang thai mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, trống rỗng

Bà bầu bị trầm cảm phải làm gì ?

Trầm cảm khi mang thai nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, sẽ gây nhiều nguy hiểm cho người mẹ cũng như sức khỏe của thai nhi. Dưới đây là một số giải pháp giúp mẹ vượt qua trầm cảm sau sinh một cách tốt nhất :

Thư giãn và nghĩ tới con yêu

Đến tuần thai thứ 23, thai nhi có thể nghe và cảm nhận được những gì mẹ bầu nói. Hãy dành thời gian để tâm sự, trò chuyện với bé nhiều hơn. Đồng thời, mẹ bầu cũng phải cười nhiều và luôn vui vẻ. Có như vậy, mọi suy nghĩ tiêu cực mới có thể giảm bớt. Thay vào đó là niềm hạnh phúc chờ đợi con yêu chào đời.

Chia sẻ với người thân trong gia đình

Nếu mẹ bầu đang cảm thấy mệt mỏi, lo lắng một vấn đề nào đó về sức khỏe của bản thân hay của thai nhi. Tốt nhất nên chia sẻ với những người thân trong gia đình để tìm ra hướng giải quyết ổn thỏa nhất.

Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Mẹ bầu nên thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Khi mẹ và bé được bổ sung đầy đủ thì sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn, có sức để làm nhiều việc sẽ khiến bản thân không còn mệt mỏi, lo âu.

Thuốc cho bà bầu nhất thiết phải chứa DHA cần thiết. Bởi vì omega 3 DHA sẽ giúp cải thiện tâm trạng của mẹ bầu tốt lên và thai nhi cũng thông minh, khỏe mạnh.

Thiết lập chế độ sống lành mạnh

Những việc làm đơn giản hằng ngày như: đọc sách, nghe nhạc, chăm sóc da, tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn, ngủ đúng giờ đủ giấc,… phần nào sẽ giúp cho thai phụ cân bằng được cuộc sống, giảm bớt được những căng thẳng , lo lắng hằng ngày.

Mẹ bầu nên thiết lập một chế độ sống lành mạnh

Mẹ bầu nên thiết lập một chế độ sống lành mạnh

Chuẩn bị tâm lý ngày sinh

Mẹ bầu nên tìm hiểu, học hỏi nhiều kinh nghiệm khi mang bầu và sinh con bổ ích. Bởi khi có kiến thức thai kỳ thì mẹ sẽ không còn phải lo lắng về các vấn đề mới lạ sẽ xảy ra nữa.  Giúp mẹ bầu tự tin và giảm bớt căng thẳng, sợ hãi khi cận kề ngày sinh.

Mong rằng, với những thông tin bổ ích dưới đây, phần nào sẽ giúp cho mẹ bầu vượt qua trầm cảm khi sinh. Để mẹ và bé có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, giúp mẹ có một tinh thần vui vẻ nhất để chăm con và mong đợi ngày con yêu chào đời.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).