fbpx

Giải đáp: Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Tháng Bảy 26, 2021

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường có thói quen loại bỏ thức ăn có vị ngọt ra khỏi thực đơn của mình. Tự hỏi liệu điều này có đúng, khoai lang có ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết trong máu không? Cùng đọc bài viết để được giải đáp thắc mắc: ‘’Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?’’ mẹ nhé!

Dinh dưỡng trong khoai lang

Khoai lang là một loại thực phẩm có củ phát triển trong lòng đất. Được biết đến với loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ, có hương vị thơm ngon và ăn rất dễ no. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại khoai lang và chúng được đặt tên theo màu sắc và xuất xứ bao gồm: Khoai lang trắng, cam, vàng và tím.

Trong một củ khoai lang có tới 77% là nước, 20% carbohydrate, 1,6% là protein, 3% là chất xơ và gần như không có chất béo. Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời tính trên 100g khoai lang cụ thể như sau:
+ Cabs: 119 Kcal
+ Protein: 0,8g
+ Lipid: 0,2g
+ Glucid: 28,5g
+ Chất xơ: 1,3g
+ Các loại vitamin: A, B, C…
+ Các chất khoáng cần thiết như Đồng, Kali…

Khoai lang cung cấp nhiều dưỡng chất cho bà bầu

Khoai lang cung cấp nhiều dưỡng chất cho bà bầu

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Khoai lang là món ăn dân dã có vị ngọt tương tự như các loại tinh bột khác. Vì vậy mà thường bị loại ra khỏi thực đơn đối với các mẹ đang bị tiểu đường thai kỳ. Nhưng theo nghiên cứu, chỉ số đường huyết của khoai lang khi được làm chín là 54% vẫn đứng sau gạo trắng với chỉ số đường huyết là 83%. Trong khi đó khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, có chỉ số đường huyết trong mức thấp. Vì vậy khoai lang chính là thực phẩm giàu chất xơ tuyệt vời cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Vậy nên ngược với suy nghĩ của nhiều mẹ, nếu biết cách sử dụng khoai lang còn có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết trong máu một cách hiệu quả. Khoai lang không chứa chất béo, cholesterol có khả năng ngăn ngừa quá trình chuyển hoá đường trong thức ăn thành mỡ. Việc sử dụng khoai lang giúp lọc sạch máu, kiểm soát nhịp tim, tăng cường thị lực, xương cốt được cải thiện rõ rệt nhờ iron và calci…

Cách chế biến khoai lang cho bà bầu bị tiểu đường

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không thì câu trả lời chắc chắn là có. Nhưng điểm mấu chốt khi ăn khoai lang tốt cho bệnh tiểu đường chính là cách chế biến và nấu chín.

Theo nghiên cứu khoai lang luộc ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ít hơn rất nhiều so với cách chế biến chiên, hay nướng. Thời gian đun sôi khoai lang lâu làm giảm chỉ số đường huyết xuống nhiều hơn nữa. Vì vậy bà bầu bị tiểu đường thai kỳ tốt nhất nên chọn phương pháp nấu khoai lang lành mạnh và thưởng thức khoai lang một cách điều độ để tốt cho sức khoẻ nhé.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Tiểu đường khi mang thai nên ăn gì?

Để có một thai kỳ khỏe mạnh thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì việc lựa chọn thực phẩm lại càng quan trọng. Đối với phụ nữ mang thai bị tiểu đường thì chế độ ăn giàu protein và chất xơ là điều cần thiết.

Nhóm thực phẩm mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn

+ Ăn thực phẩm chứa protein cùng với carbohydrate giúp cân bằng lượng đường trong máu. Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn thực phẩm nạc như cá, thịt gà, trứng, đậu hũ, quả hạch, các loại hạt…
+ Các thực phẩm có chất béo không bão hoà là một phần không thể thiếu trong bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh nào. Ví dụ như: Cá hồi, bơ, dầu oliu, hạt chia và hầu hết các loại hạt…

Đa số những thực phẩm giàu chất xơ đều có lượng carbohydrate thấp. Ngoài ra chất xơ cũng giúp hệ tiêu hoá của mẹ hoạt động trơn tru, tránh tình trạng táo bón, cũng như hạn chế chứng tiêu hoá khó chịu trong suốt thai kỳ. Các thực phẩm giàu chất xơ lại có lượng đường thấp phải kể đến là các loại rau xanh như đậu Hà Lan, cà rốt… trái cây: táo, cam, đào, lê…

Tất cả các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giải phóng từ từ vào máu. Vì thế mà lượng đường trong máu sẽ được giữ ổn định.

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì?

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì?

Mẹ bầu bị tiểu đường cần tránh những thực phẩm nào?

+ Hạn chế các thực phẩm có đường: các loại bánh ngọt, bánh quy, nước ép trái cây có thêm đường.
+ Hạn chế đồ ăn nhiều tinh bột: Thực phẩm nhiều tinh bột chứa carbohydrate tác động rất xấu tới đường trong máu. Khi bị tiểu đường thai kỳ tốt nhất mẹ nên hạn chế bánh mì trắng, khoai tây, mì, gạo trắng…
+ Đồ ăn chứa nhiều đường và carbohydrate ẩn: Đa phần thực phẩm không phải là nguồn đường hoặc carbohydrate nhưng chúng có thể có một tỷ lệ nhất định như đồ ăn nhanh, rượu, các loại sốt…

Hy vọng bài viết đã giúp mẹ giải đáp thắc mắc ‘’Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?’’ . Tiểu đường thai kỳ là bệnh dễ mắc phải tuy nhiên lại khó điều trị. Vì vậy hãy tìm hiểu kĩ về dinh dưỡng cũng như tuân thủ nghiêm khắc chế độ ăn trong khi mang thai mẹ nhé.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).