fbpx

Những thực phẩm giàu sắt cho bà bầu rất tốt cho sức khỏe | Avisure Safoli

Tháng Chín 4, 2019

Bổ sung thực phẩm giàu sắt cho bà bầu trong thời kì mang thai được nhiều mẹ quan tâm. Và điều kiện tiên quyết là cần 1 thực đơn cung cấp đầy đủ năng lượng với từng giai đoạn trong thai kỳ. Vậy, những thực phẩm nào chứa nhiều sắt tốt cho quá trình mang thai của bà bầu?

Tác dụng của sắt đối với sức khỏe của bà bầu

Trong cơ thể, sắt là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh hồng cầu. Nhiệm vụ của sắt là vận chuyển O2 và CO2 trong quá trình hô hấp. Đối với bà bầu, sắt ngoài việc sản sinh hồng cầu và vận chuyển 02, co2 thì sắt cho bà bầu còn đóng vai trò nuôi thai nhỉ. Thiếu sắt có thể khiến bà bầu sảy thai. lưu thai hoặc thai sinh non. 

Sắt giúp bảo vệ cơ thể và phòng tránh nhiễm khuẩn. Do sắt tham gia vào thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch cơ thể, giúp chuyển hóa beta- caroten thành Vitamin A để tạo collagen. Collagen có vai trò gắn kết các mô của cơ thể. Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ sắt thì sẽ gây ra chứng thiếu máu.

tác dụng của sắt với bà bầu
Tác dụng của sắt đối với sức khỏe của bà bầu trong thai kì.

 

Trước khi mang thai, người phụ nữ cần 15mg sắt mỗi ngày nhưng khi mang thai, lượng sắt cần sẽ tăng gấp đôi, lên khoảng 30mg/ ngày. Nếu không đáp ứng đủ , bà bầu sẽ mắc chứng thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả thai nhi và mẹ.

Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới(WHO), khi lần đầu phát hiện có thai nên uống bổ sung sắt hàng ngày và cần bổ sung kéo dài suốt thai kì và tới khi sau sinh một tháng. Liều bổ sung dự phòng là 60mg sắt đi kèm với acid folic 400 mcg/ngày.

Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu

Nguồn thực phẩm giàu sắt sẽ giúp bà bầu bổ sung nhu cầu sắt đáng kể, nguồn thực phẩm này ngoài sắt còn bổ sung vitamin và nhiều vi chất khác. Nó giúp đáp ứng một phần nhu cầu sắt tự nhiên cho mẹ bầu. Các thực phẩm giàu sắt gồm có: 

Thịt bò, thịt nạc

Thịt bò chứa khoảng 2,5 – 3mg sắt. Sắt ở động vật được gọi là heme – sắt (cơ thể sẽ dễ hấp thu hơn). Trong thịt bò, phần nạc sẽ chứa nhiều sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Chính vì thế cần loại bỏ phần gân và mỡ bò trước khi đem đi chế biến.

ba-bau-nen-an-thit-do-giau-sat
Thịt đỏ là thực phẩm chứa nhiều sắt cho bà bầu

Gan và nội tạng động vật rất giàu sắt cho bà bầu

Không chỉ có thịt, đây cũng là thành phần vô cùng bổ dưỡng. Các nội tạng phổ biến và dễ chế biến là gan, thận, não và tim, đều chứa nhiều sắt. Không những vậy, thịt của nội tạng giàu protein, vitamin A, vitamin B, đồng, Se(Selen) và nhất là choline, đặc biệt là rất tốt cho sự hình thành và phát triển trí tuệ của thai nhi.

Lòng đỏ trứng gà – chứa hàm lượng sắt cao rất tốt cho mẹ bầu

Protein, calci, phospho, sắt,… là những dưỡng chất nổi bật có trong trứng gà, có tác dụng rất tốt cho quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe bà bầu. Những dưỡng chất này tập trung nhiều ở phần lòng đỏ.

trung-giau-sat-la-thuc-pham-cho-ba-bau
Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều sắt và các chất dinh dưỡng bổ sưỡng cho bà bầu.

Đậu trắng là thực phẩm giàu sắt cho bà bầu

Đậu trắng chứa một lượng sắt non-heme phong phú. Một khẩu phần ăn đậu trắng, đậu hũ có thể cung cấp tới 3,4 mg tương đương với 19% lượng sắt cần thiết. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng đậu trắng có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Đây là thực phẩm chứa nhiều sắt cho bà bầu tuyệt vời có thể dùng để thay thế cho thịt nhằm cung cấp đủ protein.

Súp lơ

Cũng là một thành viên trong gia đình rau họ cải. Súp lơ cực kỳ bổ dưỡng và là nguồn cung cấp sắt rất tốt. Đây là một trong những thực phẩm giàu sắt cho bà bầu rất phổ biến. Hơn thế nữa, súp lơ cũng có nhiều folate, vitamin K và một lượng lớn chất xơ.

Ngoài súp lơ thì rau muống rất có lợi cho những người bị chứng thiếu máu cũng như rất tốt cho các bà bầu với hàm lượng sắt cao có trong lá cây rau muống.

 Bí ngô là thực phẩm chứa nhiều sắt cho bà bầu

Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô có giá trị dinh dưỡng cao. Hàm lượng vitamin C có trong bí ngô non nhiều hơn trong bí ngô đã chín. Tuy nhiên, bí ngô chín lại có hàm lượng canxi, sắt, caroten cao hơn trong bí ngô non.

bi-ngo-giau-sat-tot-cho-ba-bau
Bí ngô đem lại hàm lượng sắt cao mỗi ngày cho bà bầu.

Chính vì thế, ăn nhiều bí ngô chín sẽ giúp bổ sung lượng sắt cho cơ thể, giúp bà bầu tránh được chứng thiếu máu.

Chuối

Là trái cây dồi dào vitamin và các khoáng chất giúp bà bầu hạn chế được các vấn đề về hệ tiêu hóa như táo bón, trĩ, đầy bụng, khó tiêu… Không những thế, chuối còn chứa hàm lượng sắt khá cao. Lựa chọn chuối làm món tráng miệng vào mỗi bữa ăn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu.

Nho là thực phẩm giàu sắt rất tốt cho bà bầu

Ngoài chuối ra thì còn có nho rất tốt cho các mẹ bầu. Nho chứa nhiều đường glucose, can-xi, phốt-pho, sắt, vitamin, amino axit… những chất này rất cần thiết để tăng cường sức khỏe và bổ sung máu không chỉ cho phụ nữ mang thai mà còn cho những người lao động nặng nhọc và người già. Không chỉ tốt cho mẹ, nho còn rất tốt cho thai nhi, giúp phòng tránh được  các dị tật bẩm sinh và phát triển hệ thần kinh cho trẻ.

Sô cô la đen dồi dào sắt – Món phụ cực tốt cho mẹ bầu

Không chỉ là một món ăn nhẹ nhàng, ngon miệng mà nó còn là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều sắt. Một thanh sô cô la đen có thể cung cấp tới 2 mg tương đương  với 28% lượng sắt cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, sô cô la đen còn có hoạt tính chống oxy hóa cao, có lợi đối với cholesterol và giúp giảm nguy cơ bệnh lý về tim mạch.

socola-den-là-thuc-pham-giau-sat-cho-ba-bau
Socola đen là thục phẩm giàu sắt được nhiều bà bầu ưa chuộng

Sử dụng thực phẩm giàu sắt như nào để hiệu quả nhất?

Đế sử dụng thực phẩm chứa nhiều sắt hiệu quả nhất đối với sức khỏe của bà bầu thì các mẹ cần chú ý.

Thực phẩm chứa sắt có nguồn gốc động vật sẽ có khả năng hấp thu tốt hơn so với sắt từ nguồn gốc thực vật. Chính vì vậy, các bà bầu nên ưu tiên ăn nhiều thịt, cá, trứng. Việc này vừa giúp  tăng thể lực cho mẹ, vừa cung cấp dinh dưỡng cho cho thai nhi.

=>>Xem thêm: Bà bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày

Vitamin C tăng hấp thu sắt hiệu quả

Sự hấp thu sắt sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu các bà bầu đồng thời sử dụng nhiều thực phẩm giàu vitamin C sau bữa ăn. Đó là các loại hoa quả như ổi, cam, quýt, bưởi, dâu, kiwi,… Chúng ta nên ăn nguyên trái thay vì ép lấy nước, vì trái cây còn cung cấp lượng lớn chất xơ. Nhiều chất xơ giúp bà bầu đi đại tiện dễ dàng hơn và phòng tránh được táo bón. 

bo-sung-vitamin-C-tang-hap-thu-sat
Bổ sung kèm vitamin C giúp tăng hấp thu sắt vào cơ thể.

Một số thực phẩm cản trở hấp thu sắt

Việc cung cấp sắt sẽ gặp hạn chế nếu như mẹ bầu vô tình dùng chung với những chất làm ức chế sự hấp thu sắt của cơ thể. Đó là dẫn chất của tanin có trong trà hay chất phytat có trong ngũ cốc thô.

Hạn chế dùng các sản phẩm từ sữa. Canxi trong các sản phẩm từ sữa ngăn chặn sự hấp thụ chất sắt của cơ thể. Nếu dùng thì bà bầu chú ý nên dùng cách xa bữa ăn. Tương tự như thế, chất caffeine cũng ức chế sự hấp thụ sắt từ thực phẩm. Vì vậy không uống cà phê, coca hay nước ngọt có gas cùng với thuốc sắt.

Các bà mẹ mang thai thì nhu cầu sắt sẽ tăng lên gấp đôi vì phải nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Vì thế, lượng sắt qua thực phẩm hàng ngày là chưa đủ, nhất là các mẹ bị chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt. Triệu chứng thiếu máu hay gặp nhất ở bà bầu là thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi, ù tai. Mẹ bầu nên lựa chọn các thuốc sắt bổ sung đều đặn cho thai kì khỏe mạnh. 

Dinh dưỡng thai kì luôn luôn quan trọng cho mẹ bầu. Với những thực phẩm giàu sắt cho bà bầu trên đây hy vọng sẽ là gợi ý cho mẹ bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày của mình. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).