fbpx

Thiếu sắt có tác hại gì, có gây nguy hiểm không?

Tháng Chín 11, 2020

Sắt là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hầu hết các tế bào trong cơ thể. Vậy, khi cơ thể của chúng ta thiếu sắt có tác hại gì ? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây:

Vai trò của sắt đối với cơ thể

Sắt có ở mọi tế bào trong cơ thể chúng ta và có nhiều chức năng quan trọng cho đời sống hằng ngày. Trong cơ thể, sắt tồn tại dưới dạng ion Fe2+ và Fe3+.

Sắt có trong cấu trúc hemoglobin (huyết cầu tố) và myoglobin (thành phần của sợi cơ). Trong cả hai loại tế bào này, sắt giữ nhiệm vụ nhận, giữ và giải phóng oxy. Hemoglobin có nhiệm vụ mang oxy từ phổi tới các mô và myoglobin giúp cho các tế bào cơ sử dụng oxy và dự trữ. Thiếu oxy có thể ngăn cản các chức năng quan trọng của tế bào dẫn đến bệnh tật và tử vong.

Sắt cấu tạo nên hồng cầu
Sắt cấu tạo nên hồng cầu

Ngoài ra, sắt tham gia vào phản ứng oxy hóa trong chu trình chuyển hóa tạo ra năng lượng của tất cả các tế bào.

Thiếu sắt có tác hại gì đối với từng đối tượng

Thiếu sắt là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thiếu máu, làm giảm hoạt động thể chất và tinh thần, suy giảm miễn dịch, tổn thương các cơ quan khác của cơ thể: màng bồ đào ở mắt, móng, chậm lành vết thương, giảm khả năng chịu lạnh..

Tác hại của thiếu sắt khi mang thai

Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai là một yếu tố quan trọng làm giảm chỉ số phát triển thể chất và trí tuệ của bào thai.

Thiếu sắt ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh và gây tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa như sinh non.

Phụ nữ mang thai bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, da xanh xao.

Thiếu sắt gây tác hại nguy hiểm đến phụ nữ mang thai
Thiếu sắt gây tác hại nguy hiểm đến phụ nữ mang thai

Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể (nghêu, sò, ốc, hến…), trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại, trong phủ tạng đặc biệt là tiết. Khi mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời kì mang thai đến sau sinh 1 tháng.

Thiếu sắt bị gì ở người già?

Người già cơ thể và các cơ quan bị lão hóa, dinh dưỡng kém nên đường ruột kém hấp thu sắt. Hoặc do người cao tuổi thường bị đau lưng, nhức khớp nên thường xuyên dùng các loại thuốc giảm đau, nếu không có sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ thì dễ dẫn đến viêm loét dạ dày.

Tình trạng loét dạ dày ở người cao tuổi thường ở dạng “câm”, nghĩa là người bệnh không thấy đau bụng nhưng tình trạng loét dạ dày – tá tràng đã diễn biến, thậm chí xảy ra biến chứng chảy máu hay thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Làm sụt giảm lượng máu trong cơ thể một cách âm thầm.

Thiếu máu do thiếu sắt không đủ cho nhu cầu cấu tạo nên tế bào máu. Số lượng tế bào máu trong cơ thể quá thấp dẫn đến không cung cấp đủ oxy cho cơ thể, đặc biệt là não, dẫn đến thiếu oxy não và gây ra chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.

Thiếu sắt gây bệnh gì ở trẻ nhỏ?

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở trẻ em và ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Đặc biệt, nếu tình trạng thiếu sắt trầm trọng và kéo dài hơn, có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động.

Biểu hiện của thiếu máu do thiếu sắt thường xảy ra từ từ, khó nhận biết. Tuy nhiên, trẻ thiếu máu thường có dấu hiệu da dẻ xanh xao, chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung, ít đùa nghịch. Trẻ sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, và kém phát triển hệ thần kinh.

Tác hại của thiếu sắt ở trẻ nhỏ gây mệt mỏi quấy khóc
Tác hại của thiếu sắt ở trẻ nhỏ gây mệt mỏi quấy khóc

Để điều trị thiếu máu do thiếu sắt cho trẻ nhỏ cần điều chỉnh chế độ ăn thích hợp bằng cách bổ sung thức ăn có nhiều sắt như đậu nành, gan lợn, lòng đỏ trứng gà. Ngoài ra, cần chữa nguyên nhân khác (giun móc, loét dạ dày – tá tràng…) gây nên giảm hấp thu sắt từ thức ăn.

Để giảm tác hại do thiếu sắt gây ra ở trẻ em, chúng ta cần phòng tránh thiếu sắt ở trẻ ngay từ thời kì bào thai (mẹ ăn chế độ ăn giàu sắt, uống viên sắt). Với trẻ đẻ non, trẻ sinh đôi, trẻ thiếu sữa mẹ nên dùng thức ăn bổ sung sắt hoặc điều trị dự phòng bằng chế phẩm sắt.

Cách bổ sung sắt khi bị thiếu

Để phòng ngừa những tác hại của thiếu sắt, chúng ta có thể bổ sung bằng thực phẩm hàng ngày. Trong thực phẩm nguồn gốc động vật, sắt tồn tại dưới dạng Fe2+, dễ hấp thu hơn sắt trong thực vật 5 lần. Trái với các nguyên tố vi lượng khác, sắt có rất ít trong sữa, đặc biệt là sữa bò (0,1mg/100ml sữa). Các nguồn thực phẩm giàu sắt là: đậu tương (11mg), gan lợn (12mg), gan bò (10mg) trong 100g thực phẩm.

Hoặc bổ sung bằng các sản phẩm viên sắt bán trên thị trường. Những chế phẩm trên thị trường thường được phối hợp với acid folic hoặc vitamin C. Acid folic thêm vào để hạn chế rối loạn tiêu hóa thường do sắt gây ra bởi đường uống. Còn vitamin C sẽ giúp tăng hấp thu sắt. Viên sắt dùng đường uống sẽ hấp thu nhất vào lúc đói.

Tuy nhiên, vẫn nên chọn cách bổ sung những thực phẩm giàu sắt vào thực đơn hàng ngày của gia định bạn hơn là việc lựa chọn những chế phẩm chứa sắt khác.

Những thông tin trên đây hy vọng đã cung cấp những kiến thức thiếu sắt có tác hại gì đối với từng đối tượng. Chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe và có một cuộc sống tràn đầy niềm vui!

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).