fbpx

Thiếu máu thiếu sắt – Bệnh lý thường gặp nhưng chưa được hiểu rõ |Safoli

Tháng Mười Một 19, 2019

Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh lý khá phổ biến, chiếm 75% trong các loại thiếu máu. Vậy, nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt gì? Có cách gì để phòng tránh hay không? Mẹ tham khảo bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt

Sắt là một nguyên tố vi lượng quan trọng để cấu tạo nên hemoglobin. Đây là thành phần có nhiệm vụ vận chuyển oxi tới mọi tế bào trong cơ thể. Khi không đủ lượng sắt trong máu sẽ gây nên tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Cơ thể sẽ trở nên mệt mỏi, da xanh, các cơ quan vận hành kém hiệu quả. 

nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt
Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt.

Thiếu máu thiếu sắt có thể là kết quả của sự thay đổi sinh lý bình thường của cơ thể. Nhưng cũng có thể là hệ quả của một bệnh lý khác vì thế bạn không thể chủ quan.

Bệnh thiếu máu thiếu sắt diễn biến từ từ qua 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: Chỉ giảm sắt dự trữ nên người bệnh chưa bị thiếu máu, thường có một số triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt.

Giai đoạn 2: Đã cạn sắt dự trữ và giảm sắt vận chuyển. Người bệnh chưa có biểu hiện rõ tình trạng thiếu máu; có triệu chứng của nguyên nhân gây thiếu sắt; bắt đầu có triệu chứng của thiếu sắt như: Mất tập trung, mệt mỏi….

Giai đoạn 3: Thiếu máu và thể hiện là có cả triệu chứng của thiếu máu và thiếu sắt. Tuy nhiên, ranh giới giữa các giai đoạn không rõ ràng.

Thiếu máu thiếu sắt sinh lý

+ Trẻ em từ 0-15 tuổi: sự phát triển nhanh chóng của bạn đã sử dụng một lượng lớn sắt dự trữ có thể dẫn tới thiếu máu thiếu sắt.

+ Bé gái tuổi dậy thì có nguy cơ cao mất sắt do mất máu kinh nguyệt.

+ Mang thai: khi mang thai nhu cầu sắt của mẹ tăng gấp 3 lần vì sự tăng khối lượng tế bào hồng cầu mẹ và sự tăng trưởng của thai nhi. Dẫn tới nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt

+ Hiến máu thường xuyên sẽ khiến cơ thể phải liên tục tái tạo một khối lượng máu lớn. Từ đó cơ thể thiếu nguyên liệu tạo máu ,đặc biệt là sắt. Đây là nguyên nhân dẫn tới thiếu máu do thiếu sắt.

 

phụ nữ có thai là đối tượng thiếu máu thiếu sắt
Phụ nữ có thai là đối tượng dễ thiếu máu thiếu sắt

Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu thiếu sắt và được phân loại theo 3 nhóm như sau:

Không cung cấp đủ nhu cầu sắt của cơ thể

+ Do tăng nhu cầu sắt: Trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thai, cho con bú…

+ Do cung cấp thiếu: Ăn không đủ, ăn kiêng, chế độ ăn không cân đối, chế độ ăn  uống của người nghiện rượu, người già…;

+ Do cơ thể giảm hấp thu sắt: Viêm dạ dày, viêm ruột; cắt đoạn dạ dày, ruột;

+ Do ăn một số thức ăn làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytate trong chè, cà phê; nước uống có ga…

Mất sắt do mất máu mạn tính

+ Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt;  sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung…

 + Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.

Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh (Hypotransferrinemia)

Xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh rất hiếm gặp.

Thiếu sắt là một tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên một số người sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cao hơn những người khác, bao gồm:

– Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

– Phụ nữ mang thai

– Những người có chế độ ăn uống nghèo nàn, người ăn kiêng

– Những người hiến máu thường xuyên

– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non

 

trẻ sinh non rất dễ thiếu máu
Trẻ sinh non rất dễ bị thiếu máu.

Triệu chứng của bệnh thiếu máu thiếu sắt

Triệu chứng lâm sàng của thiếu máu thiếu sắt thường khó nhận biết. Thường chỉ khi thiếu máu nặng mới xuất hiện triệu chứng. Vì vậy, việc kiểm tra các thông số huyết học thường xuyên là một điều rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu bạn đang có một số dấu hiệu sau đây, bạn nên gặp bác sĩ để tiến hành kiểm tra tình trạng thiếu máu của mình và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

+ Da và niêm mạch xanh xao (45-50%).

+ Cảm giác mệt mỏi (44%).

+ Khó thở; Nhức đầu (63%).

+ Rụng tóc (30%).

+ Viêm teo lưỡi (27%).

+ Hội chứng chân không yên (24%).

+ Da khô và thô; Tóc khô và hư hỏng.

+ Nhịp tim nhanh (9%).

+ Rối loạn chức năng nhận thức thần kinh; đau thắt ngực.

Giải pháp ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt

Để kiểm soát tình trạng thiếu máu thiếu sắt, chúng ta cần bổ sung sắt mỗi ngày thông qua chế độ dinh dưỡng. Trong khẩu phần ăn, cần lựa chọn thực phẩm giàu sắt cho bữa ăn gia đình. Một số thực phẩm từ động vật bao gồm: gan, thịt cá các loại (đặc biệt là thịt cá đỏ như thịt bò, thịt heo, cá thu, cá ngừ…), lòng đỏ trứng. Một số thực phẩm từ thực vật như các loại đậu, và các loại rau xanh đậm như rau dền, rau ngót, rau muống…

chế độ dinh dưỡng cân bằng phòng ngừa thiếu sắt
Chế độ dinh dưỡng cân bằng để phòng thiếu sắt.

Lưu ý trong khi bổ sung sắt mỗi ngày

Sắt có nguồn gốc động vật dễ hấp thu hơn sắt nguồn gốc thực vật. Do vậy, cần dùng thêm trái cây tươi giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, táo, sơ ri, đu đủ, chuối…) sau bữa ăn có thực phẩm giàu sắt. Điều này sẽ giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Cũng cần lưu ý không nên uống nước trà đặc quá gần bữa ăn. Chỉ nên uống cách sau bữa ăn từ 2 giờ trở đi vì chất polyphenol trong trà sẽ hạn chế việc hấp thu sắt.

 

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần được bổ sung sắt
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần được bổ sung sắt

Theo Bộ Y tế, bé gái trong độ tuổi dậy thì và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nguy cơ cao bị thiếu máu thiếu sắt. Do có sự mất máu qua chu kì kinh nguyệt nên cần được uống viên sắt dự phòng. Liều dùng bổ sung viên sắt mỗi tuần 1 viên (viên sắt có thể kèm các yếu tố tạo máu khác nhau như acid folic, vitamin B12) để tạo nguồn sắt dự trữ cho cơ thể.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và uống bổ sung sắt dự phòng, cần nhớ giữ gìn vệ sinh ăn uống đề phòng nhiễm giun vì giun sán (đặc biệt là giun móc và giun đũa) sẽ gây mất máu và mất sắt qua đường tiêu hóa. Chú ý tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần.

=>>Xem thêm: Thiếu máu cần ăn gì?

Nhu cầu sắt mỗi ngày ở từng độ tuổi

Theo viện dinh dưỡng Quốc gia.

Nhóm tuổi

Nam

Nữ

Nhu cầu sắt (mg/ngày) theo giá trị sinh học của khẩu phần

Nhu cầu sắt (mg/ngày) theo giá trị sinh học của khẩu phần

Hấp thu 10% **

Hấp thu 15%****

Hấp thu 10% **

Hấp thu  15% ***

0-5 Tháng

0,93

0,93

6-8 Tháng

8,5

5,6

7,9

5,2

9-11 tháng

9,4

6,3

8,7

5,8

1-2 Tuổi

5,4

3,6

5,1

3,5

3-5 Tuổi

5,5

3,6

5,4

3,6

6 -7 Tuổi

7,2

4,8

7,1

4,7

8-9 Tuổi

8,9

5,9

8,9

5,9

10-11 Tuổi

11,3

7,5

10,5

7,0

10-11 tuổi (Có kinh nguyệt)

24,5

16,4

12-14 tuổi

15,3

10,2

14,0

9,3

12-14 tuổi (Có kinh nguyệt)

32,6

21,8

15-19 tuổi

17,5

11,6

29,7

19,8

20-29 tuổi

11,9

7,9

26,1

17,4

30-49 tuổi

11,9

7,9

26,1

17,4

50 -69 tuổi

11,9

7,9

10,0

6,7

> 50 tuổi (có kinh nguyệt)

26,1

17,4

> 70 tuổi11,07,3

9,4

6,3

Phụ nữ có thai (trong suốt cả quá trình)

+ 15 ****

+ 10 ****

Phụ nữ cho con bú

Chưa có kinh nguyệt trở lại

13,3

8,9

Phụ nữ sau mãn kinh

Đã có kinh nguyệt trở lại

26,1

17,4

 

Nếu bạn đang thuộc một trong những đối tượng cần phải bổ sung sắt, bạn vẫn chưa biết chính xác mình cần thêm bao nhiêu, hãy gọi điện đến tổng đài miễn cước 1800.0016 của chúng tôi để được tư vấn miễn phí và tìm ra biện pháp dự phòng thiếu máu thiếu sắt.

Nguồn tham khảo: Viện Dinh dưỡng học Việt Nam: http://vichat.viendinhduong.vn/323/print-article.html

“Nhiều bà bầu uống thuốc sắt thường gặp các tác dụng phụ như táo bón, nóng trong, đi ngoài phân đen. Vì vậy thường có xu hướng sợ uống thuốc sắt, dễ dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Tôi được biết đến 1 loại sắt mới là Iron Polymaltose Complex (viết tắt IPC). Đây là loại sắt 3 hữu cơ có khả năng hấp thụ tốt. Dạng sắt này thường ít gây tác dụng không mong muốn hơn so với thuốc sắt thông thường. Hiệu quả của IPC trong điều trị thiếu máu thiếu sắt đã được chứng minh trong cách thử nghiệm lâm sàng”.

Chia sẻ của Bác sĩ Chuyên khoa II Trần Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa sản II- Bệnh viện phụ sản Trung Ương trên chương trình “Mỗi ngày 1 niềm vui” phát sóng 19/8/2018. 

Hàng ngàn bà bầu Việt đã dùng thuốc sắt Safoli 

Không còn mệt mỏi, không bị nóng hay táo bón và hơn hết là KHÔNG CÒN THIẾU MÁU !

Trước đó Phương có dùng vitamin bầu của Anh. Nhưng không hiểu sao khi xét nghiệm vẫn bị thiếu máu thiếu sắt. Phương được bác sĩ kê Safoli uống điều trị thiếu máu 2 viên/ngày. Sau 4 tuần sử dụng thì tình trạng thiếu máu của Phương đã hết. Hiện tại Phương vẫn duy trì dùng Safoli đến tận lúc sinh để đề phòng thiếu máu” – Chia sẻ của diễn viên Lan Phương trên facebook cá nhân

Diễm đã thử nhiều loại thuốc sắt nhưng cứ uống vào là bị nóng, nổi mụn. Biết đến thuốc sắt Safoli này, Diễm không còn bị táo bón, nóng trong nữa. Đây là loại thuốc sắt ưng í nhất của Diễm rồi.“- Diễn viên Thúy Diễm trong livestream chia sẻ kinh nghiệm bổ sung sắt trong thai kỳ.

“Cách đây 2 tháng, lúc đó là mình 18 tuần, cứ cuối giờ, tầm khoảng 4h chiều là mình thấy mệt mỏi vô cùng..Người lúc nào cũngnhư thiếu oxy ấy. Đi làm về đến nhà là không muốn động đến việc gì hết. Mình cũng không nghĩ là bị thiếu máu. Cứ nghĩ đơn giản là mang bầu thì ai chả mệt như vậy. Nhưng đến khi đi làm xét nghiệm máu mới biết mình bị thiếu máu thiếu sắt. 

Sau 2 tuần dùng thuốc sắt cho bà bầu Safoli thì mình không còn cảm giác mệt mỏi nữa, kể cả là cuối buổi chiều. Đi làm về còn đi chợ, rồi nấu ăn cho cả nhà. Sau 4 tuần mình đi khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ, rất mừng là không còn thiếu máu. Bác sĩ nói “chỉ số đẹp, mọi thứ bình thường”. Mình cũng thở phào nhẹ nhõm, mọi người cũng biết là đi khám thai chỉ mong bác sĩ nói 2 từ “bình thường” là hạnh phúc lắm rồi.”  –  Chị Hồng Phương (Hà Nội) mừng rỡ chia sẻ.

 

Lắng nghe diễn viên Thúy Diễm, Lan Phương chia sẻ kinh nghiệm bổ sung sắt trong thời gian mang thai

mua hang Safoli 

  

  Xem ngay Địa chỉ nhà thuốc ở gần bạn nhất có bán Safoli tại đây.

Tổng đài tư vấn miễn cước phí: 1800.0065 . Liên hệ để được giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe thai kỳ hoặc nhắn tin cho chúng tôi qua fanpage chính thức của sản phẩm để được hỗ trợ.

 Xem thêm:

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).