fbpx

Tìm hiểu về bệnh thiếu máu tan máu: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Tháng Hai 17, 2022

Bệnh thiếu máu tan máu là một trong những bệnh lý về máu nguy hiểm. Nó có thể khiến phá hủy hồng cầu sớm, gây ra thiếu máu, tình trạng diễn tiến nhanh hoặc chậm. Nguyên nhân di truyền hoặc mắc phải. Tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời người đọc xem ngay bài viết dưới đây

Thiếu máu tan máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng giảm lượng huyết sắc tố và tế bào hồng cầu trong máu ngoại vi trong cơ thể người bệnh so với những người khác cùng độ tuổi, cùng giới tính và cùng môi trường sống gây ra các biểu hiện thiếu oxy để cung cấp cho các mô và tế bào trong cơ thể.

Thiếu máu tan máu là là tình trạng thiếu máu do số lượng hồng cầu của người bệnh bị phá hủy nhanh hơn số lượng hồng cầu được tạo ra. Bình thường tuổi thọ của hồng cầu rơi vào khoảng 120 ngày, tan máu là tình trạng  hồng cầu bị phá hủy sớm và rút ngắn thời gian sống xuống ít hơn 120 ngày. Hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đi nuôi mô và các cơ quan trong cơ thể, khi số lượng hồng cầu không đủ thì cơ thể sẽ bị thiếu oxy dẫn đến các mô và cơ quan hoạt động không hiệu quả.

Thiếu máu tan máu hay còn gọi lại thiếu máu tán huyết là bệnh lý cần được phát hiện và điểu trì sớm. Bệnh này cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xét nghiệm để chuẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, có chắc điều trị phù hợp.

Xem thêm: Người bị thiếu máu nên ăn gì

Hình ảnh bệnh thiếu máu tán huyết trên kính hiển vi
Hình ảnh bệnh thiếu máu tán huyết trên kính hiển vi

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu tán huyết

Trong y học bệnh thiếu máu tán huyết được chia ra làm 2 nhóm bệnh lý. Thông qua đặc điểm rối loại tại hồng cầu hoặc rối loạn ngoài hồng cầu.

Các rối loạn tại hồng cầu

Đối với nguyên nhân rối loạn nội hồng cầu là do các khiếm khuyết nội tại của hồng cầu gây ra tình trạng tan máu, liên quan đến bất thường của màng tế bào, chuyển hóa tế bào hoặc do cấu trúc hemoglobin. Các bất thường đó là rối loạn màng tế bào di truyền và mắc phải như hồng cầu hình cầu, rối loạn chuyển hóa và các bệnh huyết sắc tố như bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia hoặc các bất thường về khối lượng và chức năng của một số protein màng hồng cầu gây ra tan máu.

Các rối loạn ngoài hồng cầu

Nguyên nhân của các rối loạn ngoại hồng cầu bao gồm:

– Tăng hệ thống liên võng nội mô.

– Các bất thường xảy ra ở miễn dịch.

– Do người bệnh gặp phải những chấn thương.

– Sử dụng các loại thuốc như quinin, penicillin, methyldopa,…

– Bị nhiễm độc trong môi trường làm việc hoặc do nhiễm trùng. Các vi khuẩn gây bệnh có thể gây thiếu máu tan máu thông qua các hoạt động trực tiếp của độc tố, do vi khuẩn xâm nhập vào và phá hủy hồng cầu hoặc bằng cách sản xuất kháng thể.

Phân loại bệnh thiếu máu tan máu

Có nhiều cách để phân loại bệnh thiếu máu tán huyết này cụ thể như:

Bệnh tan máu do di truyền
Bệnh tan máu do di truyền

Phân loại thiếu máu tán huyết theo bẩm sinh và mắc phải.

Thiếu máu tan máu bẩm sinh là theo gen di truyền trong gia đình có người mang nguồn gen này hoặc mang nguồn gen lặn, con cháu sinh ra sẽ di truyền từ ông bà mà bẩm sinh đã bị bệnh thiếu máu tán huyết di truyền này. Thiếu máu tán huyết bẩm sinh không thể chữa khỏi hoàn toàn. Đối với thiếu máu tan máu mắc phải bệnh này xuất hiện có cả một quá trình bệnh, khác với thiếu máu tan máu bẩm sinh thì thiếu máu tan máu mắc phải có thể phục hồi được.

Phân loại thiếu máu tán huyết theo cấp và mạn

Thiếu máu tán huyết cấp bệnh lý thường xảy ra nhanh chóng, có thể bị thiếu máu nặng mà không hề bị chảy máu, mất máu thường kèm theo những cơn tan máu. Thiếu máu tan máu mạn đây là tình trạng bệnh lý tan máu ít một, từ từ diễn ra trong một thời gian kéo dài.

Triệu chứng thiếu máu tan máu

Người bị thiếu máu tán huyết sẽ có đồng thời các triệu chứng của thiếu máu thông thường kết hợp với một số biểu hiện riêng của tan máu, cụ thể:

– Các triệu chứng của thiếu máu: như da xanh xao nhợt nhạt; niêm mạc nhợt nhạt; hoa mắt, chóng mặt, khó thở nhất là khi thay đổi tư thế đột ngột; cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi dẫn đến lười hoạt động; mạch và tim đập nhanh vì thiếu máu nên thiếu đi lượng oxy cung cấp nuôi tim.

– Các triệu chứng của tan máu:  bệnh nhân có những biểu hiện của sốt rét theo từng cơn, từng chu kỳ; bệnh nhân sẽ bị gan và lá lách to, có thể bị biến dạng xương mặt và xương sọ; vàng da niêm mạc vàng; nước tiểu có màu sẫm hoặc có thể có màu đỏ trong cơn tan máu.

Da xanh xao nhợt nhạt là triệu chứng điển hình của bệnh lý này
Da xanh xao nhợt nhạt là triệu chứng điển hình của bệnh lý này

Phòng ngừa thiếu máu tan máu

Thiếu máu tán huyết là một bệnh lý nguy hiểm. Để phòng ngừa bệnh thiếu máu tán huyết hiệu quả thì người bệnh cần có một vài biện pháp sau:

– Có một chế độ ăn lành mạnh, bổ sung nhiều sắt, axit folic, vitamin B12, vitamin C và có thể bổ sung vitamin tổng hợp nếu cần.

– Phòng tránh sốt rét.

– Khi phụ nữ mang thai cần làm đầy đủ các xét nghiệm RH(D) và kháng nguyên RH khác, các kháng nguyên hệ Kell.

– Để đề phòng tan máu do truyền máu thì cần làm đầy đủ các bước, đúng quy trình, đúng quy định về xét nghiệm sàng lọc cho người bệnh, xét nghiệm hòa hợp khi phát máu.

Sàng lọc trước khi mang thai là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh lý này
Sàng lọc trước khi mang thai là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa bệnh lý này

Thiếu máu tan máu là một bệnh lý rộng và liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, đây là một căn bệnh nguy hiểm và khó điều trị. Vậy nên để tránh mắc phải bệnh lý này mọi người nên có một chế độ ăn bổ sung nhiều máu, một chế độ luyện tập hợp lý và đến bệnh viện để làm đầy đủ các xét nghiệm để có thể phát hiện sớm bệnh lý thiếu máu tán huyết này nhé.

Xem thêm: Thiếu máu uống thuốc gì

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).