fbpx

Thiếu máu ở trẻ em – câu chuyện thường bị bỏ quên!

Tháng Mười Hai 21, 2019

Bệnh thiếu máu ở trẻ em là do đâu? Phụ nữ khi mang thai thiếu máu thiếu sắt hay chế độ dinh dưỡng cho con thiếu khoa học là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

Câu chuyện về nguyên nhân trẻ bị thiếu máu

Giả sử đây là bàn tay con bạn. Bạn có nhận ra rằng nó  BẤT THƯỜNG không?

 

trẻ bị thiếu máu
Đừng để trẻ bị thiếu máu!

Nếu không nhận ra bất thường thì xin hãy đọc tiếp DƯỚI ĐÂY

Nếu có thì chúc mừng bạn nhận ra bất thường, nhưng bạn ĐÃ LÀM GÌ CHO BÉ rồi?

Đây là lòng bàn tay của 1 đứa bé 3 tuổi nhưng chỉ nặng 11kg và THIẾU MÁU THIẾU SẮT mức độ nặng vì uống đến 1000 – 1200 ml sữa mỗi ngày. Vâng! 1 ngày từ 5-6 hộp sữa!

Cách đây 3 tháng, bé nhập viện khoa TMH vì viêm phổi và đã được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt. Lúc đó, trị số HGB của bé là 5.4 g/dL (bình thường 11.5 – 13.5). Mình thấy BS trong khoa có kê toa sắt cho bé uống.

Hôm nay gặp lại vì viêm phổi lần thứ 3 trong 3 tháng, HGB chỉ còn 4.2 g/dL, nghĩa là giảm thấp hơn. Mình hỏi ra thì mẹ bé không những không cho giảm uống sữa lại mà còn tăng uống hơn, vì bé chả chịu ăn uống gì.

Khi đang giải thích rằng sữa dù tốt nhưng việc con uống 1 ngày từ 1000-1200ml sữa như vậy sẽ hạn chế hấp thụ sắt cho con và gây thiếu máu cho con. Nên giờ mẹ giảm xuống còn 500ml mỗi ngày thôi. Thay vào đó ăn uống cân đối hơn.

“VẬY SAO CON EM NÓ LỚN? BÁC NHÌN ĐI, NUÔI HẾT MÌNH MÀ NÓ VẪN CÒI CỌC VẦY. GIỜ BÁC BẮT NÓ UỐNG ÍT SỮA LẠI NỮA THÌ NÓ CÒN GÌ?” Bà mẹ mất bình tĩnh với mình!

Lúc này một số bệnh nhân khác đứng sau cũng bắt đầu nhìn mình và quan tâm người mẹ vừa nói vừa bức xúc giống như mình là nguyên nhân gây ra bệnh cho con trai chị.

Mình cười và nói “Giờ nha! Tới giờ ăn cơm, chị lấy 1 hộp sữa ra uống, sau đó 15 phút, chị có còn muốn ăn cơm không? Hay chị lại thấy ngang ngang cái bụng rồi bỏ bữa?

Trẻ con cũng vậy.

Chị nói bé được bà ngoại chăm chính đúng ko?

Sáng bà chỉ cho bé ăn 2-3 muỗng cháo rồi thảy cho nó 1-2 hộp sữa.

Trưa bà ăn cơm cũng đút cho bé 2-3 muống cơm trong chén của người lớn rồi thảy cho nó hộp sữa.

Chiều chị đón bé về rồi cho nó uống sữa rồi than rằng tối nó ăn tí xíu đã ói. Lúc cho ăn thì bà và chị dẫn bé ra ngoài công viên. Thử hỏi đứa nhỏ nào ăn no xong chạy giỡn mà không ói?

Tối chị còn cho nó thêm 1-2 hộp sữa trước khi đi ngủ. Vậy chị nghĩ chỗ nào trong dạ dày con chị chứa thức ăn?”

…bà mẹ im lặng…..

“Chưa nữa…

Một đứa bé chỉ có 1/3 máu so với đứa trẻ khác thì lấy đâu ra sức đề kháng cho con. Đứa trẻ sẽ dễ nhiễm trùng hơn, chậm lớn hơn, chậm phát triển trí tuệ, chưa kể còn một loạt các rối loạn khác do thiếu máu gây ra…

Giờ chị nghe tôi, giảm dần sữa trong 1-2 ngày tới, tuần tới chị chỉ cho bé uống 4 hộp/ngày; tuần tới nữa thì chỉ cho bé uống 3 hộp/ngày. Nếu tốt nhất chỉ là 2 hộp/ngày, tầm 500ml sữa/ngày thôi. Khi chị giảm sữa, cơ thể con sẽ điều chỉnh lại bằng cách ăn uống nhiều hơn.

Hiện giờ bé đang nhiễm trùng nên bác chưa cho bổ sung sắt. Hẹn bé khi nào xuất viện thì quay lại đây”.

Người mẹ cảm ơn rồi dắt đứa bé đi 1 mạch về thẳng khoa của chị.

Mình cũng quay lại công việc trong khoa.

Một bà mẹ bế bé đứng gần đó và nói “Bác ơi, em cũng nuôi con chế độ ăn như vậy, xin bác xem xét nghiệm máu của bé em và tư vấn giúp em. Em sẽ điều chỉnh theo lời khuyên của bác”.

Tôi “Uhm, vậy chị bắt đầu kể cho mình nghe một ngày ở nhà chị chăm bé như thế nào?”

=====================

Yếu tố gây bệnh thiếu máu ở trẻ em

Dựa vào 1 số dấu hiệu thiếu máu thiếu sắt ở trẻ cùng với những yếu tố gợi ý con bạn đang thiếu máu:

1. Con bạn đang thiếu cân và chiều cao so với tuổi của bé?

2. Bao nhiêu bà mẹ uống bổ sung viên sắt trước lúc mang thai – trong lúc mang thai và trong thời gian cho con bú sữa mẹ hoàn toàn?

3. Bao nhiêu bà mẹ lựa chọn loại sữa công thức giàu sắt cho con hoặc cho con uống sắt liều sinh lý mỗi ngày?

4. Bao nhiêu người đang tự hào rằng con mình “trắng trẻo” nhưng thực ra rằng bé đang thiếu máu?

5. Bao nhiêu người xét nghiệm máu cho cả bố và mẹ trước khi mang thai?

 

thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng đến con sau này
Thiếu máu khi mang thai ảnh hưởng nặng nề đến đứa trẻ sau này.

Chúng ta luôn rối tung với công việc và thường giao con cái cho ông bà chăm. Ông bà chăm thì rất quý nhưng phải kết hợp thêm sự hỗ trợ khoa học từ bố mẹ chúng chứ không thể giao hoàn toàn được.

Và sở dĩ việc nuôi con cần sự phối hợp của cả bố mẹ chúng chứ không đơn thuần giao cho ông bà chúng được. Chúng ta ngày nay có quá nhiều điều kiện để cập nhật kiến thức. Vậy nên mình mong rằng các bố mẹ hãy cởi mở hơn và cập nhật nhiều hơn các thông tin nuôi con chính thống để nuôi con thực sự khoa học hơn và giúp con phát triển tối ưu.

Nguồn: Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang.

Mẹ bầu thiếu máu thiếu sắt làm sao con đủ?

Làm cha mẹ đừng để con phải uống thuốc điều trị khi mình có thể làm điều tốt hơn cho sự khởi đầu của con. Một lần mang thai 1 lần, hình thành 1 cuộc đời con. Vì thế, mẹ bầu đừng để 9 tháng 10 ngày đầu đời của con trôi qua lãng phí vì thiếu chất để hình thành và phát triển.

Ở Việt Nam, Cứ 3 phụ nữ mang thai thì có 1 người bị thiếu máu. Và phần lớn nguyên nhân là do thiếu sắt. Bổ sung sắt cho bà bầu đầy đủ, khoa học là điều cấp thiết.

 

Ths.BS CK II Nguyễn Thị Bích Ngọc – Trưởng khoa sản II, bệnh viện Thanh Nhàn chia sẻ về vấn đề thiếu máu trong thai kỳ.

“Thiếu máu giai đoạn đầu mang thai, nguy cơ gây sẩy thai cao.

Giai đoạn giữa thai kỳ, gây nguy cơ dọa đẻ non, thai chậm phát triển trong tử cung.

Khi sắp sinh, thiếu sắt ảnh hưởng đến quá trình băng huyết sau sinh, nhiễm trùng…”

Mẹ bầu và thai nhi có sự gắn kết kỳ diệu. Tình trạng thiếu máu ở trẻ em có thể được giảm thiểu khi người mẹ được bổ sung đầy đủ chất, đặc biệt là axit folic và sắt trong thai kỳ.

Vì nhiều lý do như: thuốc sắt vị tanh, mùi kim loại khó uống, các tác dụng phụ như: buồn nôn, táo bón, nóng trong… khiến mẹ bầu thường hay dở dang, bỏ thuốc… Còn chưa kể đến việc sắt khó hấp thu nên càng gia tăng tình trạng mẹ thiếu đi nguyên liệu chính tạo máu và gây ảnh hưởng đến thể trạng của con.

Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra loại sắt hữu cơ IPC giúp mẹ bầu xua tan đi các lo lắng về việc bổ sung sắt suốt thai kỳ. Sắt IPC là loại sắt có ưu điểm hơn so với sắt thông thường. Đây là dạng sắt  tương tự dạng sắt Ferrittin dự trữ trong cơ thể với cấu trúc polymaltose bao quanh, không oxy hóa vận chuyển chủ động qua đường tiêu hóa, cho sự hấp thu tối ưu và an toàn, được các bác sĩ sản khoa khuyên dùng.

 

Bac-si-benh-vien-phu-san-trung-uong-chia-se-kinh-nghiem-bo-sung-sat-cho-ba-bau
Bác sĩ bệnh viện phụ sản TW Trần Thị Tuyết Lan chia sẻ kinh nghiệm bổ sung sắt cho bà bầu.

Thuốc sắt Avisure Safoli ứng dụng công nghệ bào chế loại sắt IPC trong viên nang mềm trong vỉ nhôm ép tiện dụng và bảo quản tốt nhất. Sản phẩm là lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa và là lựa chọn hàng đầu của các bà bầu Việt.

 

thuốc sắt được hơn 600000 bà bầu tin dùng
Thuốc sắt cho bà bầu được hơn 600000 bà bầu tin dùng.

Hàm lượng sắt và acid folic trong Safoli đáp ứng nhu cầu khuyến cáo cần bổ sung hàng ngày của tổ chức y tế thế giới, mẹ có thể yên tâm dự phòng thiếu sắt và acid folic thai kỳ. Sử dụng 1 viên sắt Avisure Safoli mỗi ngày giúp cung cấp đủ sắt cho thai kỳ. (166,67mg sắt hữu cơ IPC và 350mcg Acid folic/1 viên sắt Safoli).

 

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).