fbpx

Tìm hiểu về bệnh thiếu máu hồng cầu to

Tháng Mười Một 18, 2020

Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển. Theo tổ chức Y tế Thế Giới, thiếu máu dinh dưỡng chiếm 10%-20% dân số nói chung. Trong các dạng thiếu máu dinh dưỡng, thiếu vitamin B12, acid folic là những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu hồng cầu to.

Bệnh thiếu máu hồng cầu to là gì?

Thiếu máu hồng cầu to là một loại thiếu máu có đặc trưng huyết học bởi hồng cầu to hơn bình thường( megalocyt) và có nhiều nguyên hồng cầu cực lớn trong tế bào tủy xương (megaloblast). Đây là dạng thiếu máu ưu sắc vì giá trị hồng cầu thường lớn hơn giá trị bình thường, huyết sắc tố trung bình hồng cầu thường tăng và hồng cầu thường bắt màu đậm hơn bình thường.

"Bệnh

Acid folic và vitamin B12 tham gia quá trình chuyển hóa Thymin thành Thymidin và Ribose thành Desoxyribose. Đây là 2 chất rất cần thiết để tạo nên  DNA và tham gia quá trình trưởng thành nhân hồng cầu. Do đó, việc thiếu vitamin B12 cùng acid folic gây mất cân đối đến quá trình trưởng thành giữa nhân và nguyên sinh chất của hồng cầu. Nhân thiếu DNA không phát triển, trưởng thành được, còn nguyên sinh chất nhiều RNA nên bắt màu xanh đậm, hồng cầu trở lên to hơn bình thường.

Nguyên nhân thiếu máu hồng cầu to

Thiếu máu hồng cầu to là tình trạng thiếu máu do thiếu dinh dưỡng gây nên, chủ yếu là do thiếu acid folic và vitamin B12.

Thiếu axit folic gây thiếu máu hồng cầu to

Acid folic là một vitamin nhóm B cơ thể không tự tổng hợp được, cần cung cấp từ thực phẩm bên ngoài như: men bia, nấm, bắp cải, cà chua, rau xanh… Acid folic được hấp thu ở ruột vào máu. Axit folic giúp cơ thể tạo ra và duy trì các tế bào mới, đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi đối về  DNA có thể dẫn đến ung thư.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thiếu acid folic như:

+ Cung cấp thiếu: Do nguồn thực phẩm hằng ngày không cung cấp đủ, bữa ăn nghèo dinh dưỡng.

+ Do hấp thu kém: Acid folic được hấp thu tại ruột, các tình trạng bệnh lý liên quan đến ruột sẽ làm giảm hấp thu acid folic như ỉa chảy kéo dài, cắt đoạn dạ dày ruột non, lao ruột…

Thiếu vitamin B9 gây thiếu máu hồng cầu khổng lồ
Thiếu vitamin B9 gây thiếu máu hồng cầu khổng lồ

+ Tăng nhu cầu sử dụng: Phụ nữ có thai và cho con bú là đối tượng có nhu cầu acid folic tăng cao hơn so với người bình thường. Việc cung cấp acid folic thông qua các bữa ăn cơ bản sẽ không đáp ứng được nhu cầu của họ. Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt acid folic.

+ Bị ức chế do thuốc và thực phẩm: Các nghiên cứu cho thấy neomycin, hydantoin, PAS, pyrimethamin,… tranh chấp với acid folic gây tăng hoặc giảm nồng độ của chúng trong huyết tương. Các thực phẩm trà xanh làm giảm nồng độ acid folic trong huyết thanh.

Tình trạng thiếu máu do thiếu acid folic được xác định khi định lượng acid folic trong huyết thanh giảm xuống dưới 3 mcg/ ml.

Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật như: thịt, cá, gan và được tạo ra trong cơ thể bởi hệ vi khuẩn có ích đường ruột. Thiếu vitamin B12 gây lên thiếu máu và các rối loạn của hệ thần kinh. Có nhiều nguyên dẫn dẫn đến thiếu vitamin B12, tuy nhiên chủ yếu nằm trong 5 nhóm nguyên nhân dưới đây.

+ Bệnh Biermer: Trước đây khi chưa tổng hợp được vitamin B12 người ta gọi là bệnh tự miễn.

+ Bệnh đường tiêu hóa: Cắt dạ dày, ruột; Viêm ruột; Sán dây, lao, u ở đường tiêu hóa…

+ Do thuốc: Ức chế tác dụng của vitamin B12 như thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh, làm giảm hấp thu vitamin B12 như EDTA.

+ Bệnh xơ gan, viêm gan mạn, rối loạn chuyển hóa, ung thư… đều gây rối loạn chuyển hóa và dự trữ vitamin B12.

+ Thiếu cung cấp: ăn kiêng, nhu cầu tăng khi mang thai, cho con bú…

=>>Xem thêm: Thiếu máu do thiếu sắt

Những ai hay mắc bệnh thiếu máu hồng cầu to?

Hiện nay, có những đối tượng sau dễ mắc bệnh thiếu máu hồng cầu to như

+ Người đã cắt dạ dày, ruột.

+ Người bị nhiễm sán dây, lao ruột.

+ Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú không được cung cấp đủ vitamin B12 và acid folic.

Bà bầu là đối tượng thường bị thiếu máu
Bà bầu là đối tượng thường bị thiếu máu

Triệu chứng thiếu máu hồng cầu lớn

Trong bệnh thiếu máu hồng cầu to, sự mất cân đối của hồng cầu non gây tán huyết nội tủy. Hồng cầu to hơn bình thường nên bị lách giữ lại và thực bào. Từ đó không vận chuyển được oxy gây thiếu hụt oxy cho cơ thể. Các triệu chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh thiếu máu hồng cầu to là:

+ Hoa mắt, chóng mặt.

+ Khó thở, yếu cơ.

+ Buồn nôn, chán ăn, sụt cân.

+ Trí nhớ giảm, khó tập trung.

+ Tiêu chảy.

Điều trị thiếu máu hồng cầu to

Femtoliter (fL) là đơn vị dùng để đo kích thước của các tế bào máu. Bình thường, hồng cầu có kích cỡ từ 80 đến 100 femtoliters (fL). Khi mắc chứng thiếu máu hồng cầu to sẽ xét nghiệm được kích thước hồng cầu > 100 fl.

Thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu dinh dưỡng nên việc điều trị tập trung vào các biện pháp bổ sung các chất thiếu như vitamin B12 và acid folic.

=>>Xem thêm: Thiếu máu ở trẻ em

Điều trị thiếu máu thiếu vitamin B12

+ Tiêm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu đúng nguyên nhân thì sau khi tiêm vitamin B12 sẽ thấy kết quả rõ rệt: sau 4-5 ngày điều trị hồng cầu lưới bắt đầu tăng, đạt đỉnh sau 7-10 ngày và dẫn trở về bình thường. Nếu hồng cầu lưới không tăng cần xem xét lại chẩn đoán, hoặc thiếu acid folic hoặc bị nhiễm trùng.

+ Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến các triệu chứng thần kinh. Khi đó cần sử dụng vitamin B12 liều cao hơn.

+ Lựa chọn bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 như: Thịt, gan, cá, trứng…

Thiếu máu cần bổ sung vitamin B12
Thiếu máu cần bổ sung vitamin B12

Điều trị thiếu thiếu máu thiếu acid folic

+ Sử dụng acid folic dạng tiêm theo chỉ định của bác sĩ. Dùng đến khi hết tình trạng thiếu máu, thường từ 3 đến 6 tháng.

+ Lựa chọn bổ sung thực phẩm giàu folic như cà chua, bắp cải, rau xanh,trứng…

+ Bổ sung vitamin C: Vitamin C tham gia chuyển hóa acid folic thành acid folinic tham gia tổng hợp DNA cho nhân hồng cầu. Vì vậy bên cạnh bổ sung acid folic cần lựa chọn bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt…

Thiếu máu hồng cầu to là tình trạng thiếu máu mà ai cũng có thể gặp phải. Mong rằng qua bài viết trên, các bạn sẽ có thêm kiến thức về bệnh, cách nhận biết và cách bổ sung dinh dưỡng để phòng tránh bệnh thiếu máu hồng cầu to.

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).