fbpx

Thiếu máu hồng cầu hình liềm liệu có gây nguy hiểm không?

Tháng Mười 20, 2021

Hồng cầu bình thường có cấu trúc hình đĩa lõm hai mặt, cấu trúc này giúp hồng cầu có thể di chuyển dễ dàng qua các mạch máu. Trong một số trường hợp, vì một số nguyên nhân mà hồng cầu bị biến đổi hình dáng, có dạng khuyết hình lưỡi liềm được gọi là hồng cầu liềm. Vậy thiếu máu hồng cầu liềm liệu có nguy hiểm không? Câu trả lời về vấn đề này sẽ có ở bên dưới!

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là gì?

Thiếu máu hồng cầu liềm là một bệnh thiếu máu nguy hiểm thường mang tính chất di truyền. Bệnh đặc trưng bởi các tế bào hồng cầu bị biến đổi hình dáng, có hình lưỡi liềm hoặc hình mặt trăng khuyết, bề mặt cứng và dính dẫn đến không có khả năng vận chuyển oxy cho các cơ quan của cơ thể.

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh lý di truyền gen lặn

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh lý di truyền gen lặn

Nguyên do là những tế bào hồng hầu có hình dạng bất thường này khó có thể đi qua các mạch máu nhỏ, chúng dễ dàng bị kẹt lại dẫn đến làm chậm quá trình cung cấp oxy và dưỡng chất cho các tế bào trong cơ thể. Hậu quả là các mô, cơ quan không được cung cấp đủ máu dẫn đến tổn thương. Tùy vào mức độ thiếu máu mà mức tổn thương sẽ khác nhau.

Nguyên nhân gây thiếu máu hồng cầu hình liềm

Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm là một bệnh lý di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Bệnh gây ra do đột biến gen cấu thành hemoglobin. Đây là một thành phần của hồng cầu, giúp hồng cầu có màu đỏ. Chức năng của hemoglobin là vận chuyển oxy từ từ phổi đến cơ quan và mang CO2 từ cơ quan lại về phổi để đào thải ra bên ngoài.

Trong cơ thể bình thường, hemoglobin khỏe mạnh được gọi là hemoglobin A. Đối với những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, hemoglobin này được gọi là hemoglobin S, chữ S được viết tắt biểu thị của hồng cầu liềm.

Về cơ chế gây bệnh, do là bệnh di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường do đó khi cả cha và mẹ cùng mắc bệnh thì đứa trẻ sinh ra mới bị mắc bệnh.

Trường hợp chỉ cha hoặc mẹ mắc bệnh thì trong máu của đứa trẻ sẽ tồn tại cả 2 loại hồng cầu, hồng cầu bình thường và hồng cầu hình liềm. Đây là những trường hợp không triệu chứng, tuy nhiên do vẫn mang gen bất thường nên có thể di truyền khiếm khuyết này cho con cái của chúng sau này.

Khi cả bố mà mẹ đều là người mang gen hồng cầu liềm thì con của họ sinh ra sẽ có 25% khả năng không mắc bệnh, 25% khả năng mắc bệnh và 50% mang gen di truyền lặn giống như cha mẹ của chúng.

Gen thiếu máu hồng cầu hình liềm thường gặp ở những những khu vực nhất định như châu Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Tây Ban Nha hoặc tổ tiên Ấn Độ.

Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có nguy hiểm không?

Thiếu máu hồng cầu hình liềm là một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh nếu không được kiểm soát đúng và kịp thời có thể gây nên một số biến chứng sau:

Đột quỵ

Nguyên nhân do các tế bào hồng cầu hình liềm gây tắc nghẽn khiến một số khu vực của não không được cấp máu. Biểu hiện của đột quỵ bao gồm: co giật, yếu/liệt một nửa người, méo miệng, khó nói, và dần mất ý thức. Đột quỵ là tình trạng đặc biệt nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao do đó, khi có bất kỳ biểu hiện nào của đột quỵ, người bệnh cần được sơ cấp cứu ngay lập tức.

Hồng cầu hình liềm gây nguy cơ đột quỵ

Hồng cầu hình liềm gây nguy cơ đột quỵ

Hội chứng ngực cấp

Nguyên nhân của bệnh này là do các tế bào hồng cầu liềm chặn các mạch máu trong phổi hoặc một viêm nhiễm nào đó tại phổi. Biểu hiện của bệnh là đau ngực, khó thở, và sốt. Đây cũng là một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng do đó người bệnh cần hết sức đề phòng.

Tăng áp động mạch phổi

Thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể dẫn đến huyết áp tại phổi tăng lên. Bệnh thường gặp ở người lớn và trẻ em với biểu hiện khó thở và mệt mỏi là chủ yếu, một số trường hợp nặng bệnh có thể gây tử vong.

Một số biến chứng nguy hiểm khác

– Mù mắt: Hồng cầu hình liềm có thể làm chậm lại quá trình cấp máu cho mắt tại các mạch máu nhỏ. Hậu quả là mắt dần bị tổn thương và dẫn tới mù lòa.

– Tổn thương gan, thận, lách do các tế bào hình liềm chặn dòng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan nay. Cơ quan không được nuôi dưỡng đầy đủ dẫn đến tổn thương, thậm chí hoại tử.

– Sỏi mật: Do bề mặt cứng, dính, ít độ đàn hồi nên tuổi thọ của các tế bào hồng cầu hình liềm thường ngắn, chỉ khoảng 10-20 ngày. Khi các hồng cầu này vỡ ra giải phóng một lượng bilirubin nhất định. Khi nồng độ bilirubin cao có thể là yếu tố kích thích hình thành sỏi mật.

– Bệnh Priapism: Bệnh chỉ xảy ra ở đàn ông bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, các tế bào hồng cầu bất thường này có thể làm tắc nghẽn một số mạch máu trong dương vật gây đau, cương cứng kéo dài, tổn thương dương vật dẫn đến bất lực.

Điều trị thiếu máu hồng cầu liềm như thế nào?

Do bệnh mang tính chất di truyền và tác động đến gen nên hiện tại việc điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm vẫn gặp nhiều khó khăn. Việc điều trị chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng, đề phòng biến chứng, điều trị tiệt căn và nâng cao đời sống của người bệnh.

Điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm vẫn gặp nhiều khó khăn

Điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm vẫn gặp nhiều khó khăn

Điều trị triệu chứng

– Trẻ bị bệnh có thể được điều trị bằng penicillin bắt đầu từ 2 tháng và kéo dài ít nhất đến khi 5 tuổi để ngăn ngừa các biến chứng nhiễm trùng, viêm phổi.

– Trường hợp quá đau hoặc dùng thuốc uống không hiệu quả, thuốc giảm đau mạnh hơn như narcotic có thể được tiêm vào cơ hoặc khớp.

– Trường hợp thiếu máu nặng sử dụng Hydroxyurea để ức chế sản sinh hồng cầu liềm tại tủy.

– Thở oxy trong những đợt cấp của bệnh.

– Điều trị các biến chứng như giảm thị lực, viêm phổi, đột quỵ…

* Điều trị tiệt căn

Liệu pháp tế bào gốc hay ghép tủy giúp loại bỏ hoàn toàn những tế bào tủy xương sản sinh hồng cầu hình liềm. Tuy nhiên phương pháp này thường tốn kém, nhiều biến chứng nguy hiểm và đòi hỏi kỹ thuật cao do đó chỉ một số cơ sở hiện đại mới có thể thực hiện.

Chế độ sinh hoạt của người mắc thiếu máu hồng cầu hình liềm

– Dinh dưỡng cân đối và đầy đủ, đặc biệt quan tâm đến vấn đề bổ sung folate hàng ngày

– Uống đủ nước

– Tập thể dục mỗi ngày

– Không sử dụng thuốc giảm đau khi chưa cần thiết

– Không sử dụng bia rượu hay các chất kích thích.

– Khám sức khỏe định kỳ

Thiếu máu hồng cầu hình liềm thực sự là một căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, thậm chí gây tử vong cho người bệnh. Do đó, tất cả chúng ta cần hết sức cảnh giác, theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ và điều trị kịp thời.

Những thông tin trên đây đã cung cấp cho bạn những kiến thức khái quát nhất xung quanh vấn đề thiếu máu hồng cầu hình liềm. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).