fbpx

Thiếu máu dinh dưỡng – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tháng Mười Một 8, 2017

Thiếu máu dinh dưỡng là bệnh lý khá gặp ở Việt Nam và các nước đang phát triển. Bệnh lý này thường gặp ở phụ nữ có thai và trẻ em.Vậy bệnh thiếu máu dinh dưỡng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu bệnh ra sao? Cách điều trị sao cho hiệu quả.  Hãy cùng xem ngay bài viết sau đây. 

Thiếu máu dinh dưỡng là bệnh gì?

Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin trong máu xuống thấp hơn ngưỡng quy định. Tình trạng này xảy ra do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu với nhiều nguyên nhân.

Những chất dinh dưỡng cần cho quá trình tạo máu như: sắt, acid folic, vitamin B12. Sắt, acid folic có nhiều trong các thức ăn có nguồn động vật như các loại thịt, gan, cá. Ngoài ra, nó còn có ở các loại củ quả, rau lá màu xanh thẫm… Các thành phần này bạn rất dễ gặp trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, việc hấp thụ các chất dinh dưỡng qua thức ăn tỷ lệ không cao. Vì thế, đối với người kén ăn, ăn quá ít hoặc ăn không cân đối thực phẩm thì rất dễ dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng. 

thieu-mau-dinh-duong-dinh-nghia-nguyen-nhan-va-muc-do-nguy-hiem-1
Thiếu máu dinh dưỡng? Định nghĩa nguyên nhân và mức độ nguy hiểm.

Nguyên nhân gây thiếu máu dinh dưỡng là gì

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, hiện nay tỉ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở nước ta còn rất cao. Nhất là ở vùng nông thôn, miền núi: ở phụ nữ có thai (30-45%), phụ nữ tuổi sinh đẻ (25-35%) và trẻ em nhỏ (40-50%).

Nguyên nhân chủ yếu do đây là đối tượng có nhu cầu về sắt, axit folic, vitamin B12 tăng cao, nhưng chế độ ăn không đủ để cung cấp dẫn đến cơ thế thiếu máu.

Cách chế biến không đúng làm mất đi sắt và acid folic. Theo như các nghiên cứu thì acid folic dễ bị mất đi ở nhiệt độ cao, nên khi đun nấu acid folic có thể mất đi 50-90%,  thậm chí 100% khi nấu ở nhiệt độ cao nhiều nước. Các thực phẩm giàu sắt nếu sử dụng cùng các loại trà, cà phê, các đồ uống nhiều tannin cũng sẽ cản trở cơ thể hấp thu sắt.

Những người có nguy cơ cao bị thiếu máu dinh dưỡng

– Phụ nữ tuổi sinh đẻ thường bị mất sắt theo chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Đây là đối tượng có nhu cầu sắt, acid folic và vitamin B12 tăng gấp đôi người bình thường. Vì thế, nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể mẹ bầu rất hay bị thiếu máu. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai ở Việt nam là 30-45%.

thieu-mau-dinh-duong-dinh-nghia-nguyen-nhan-va-muc-do-nguy-hiem-2
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc thiếu máu dinh dưỡng.

Trẻ sơ sinh: Đặc biệt ở bé sinh non, nhẹ cân khi sinh. Hoặc sau khi sinh bé không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ hay ăn dặm quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

 Trẻ em: Đối tượng trẻ nhỏ cũng có nguy cơ cao bị thiếu máu dinh dưỡng, đặc biệt độ tuổi từ 2- 6 tuổi. Độ tuổi này bé chưa ý thích được việc vệ sinh cá nhân, sau khi chơi xong chưa rửa tay đã cầm nắm thức ăn cho vào miệng. Do đó, trẻ em đối tượng thường xuyên mắt bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa hay giun sán, ốm sốt…. Vì vậy nếu không được chăm sóc cẩn thận, không tẩy giun sán định kỳ hàng năm thì tình trạng thiếu máu dễ xảy ra.  Xem thêm: Bệnh thiếu máu ở trẻ em

Thanh thiếu niên: Đối với trẻ lớn, những bé bước vào độ tuổi dậy thì, nhu cầu về sắt tăng cao. Vì thế, nếu không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất như sắt, acid folic, vitamin B12 thì trẻ rất dễ bị thiếu máu, dẫn đến thấp còi, kém phát triển. 

Thiếu máu dinh dưỡng có nguy hiểm không?

Tùy thuộc vào mức độ thiếu máu nặng hay nhẹ mà mức độ nguy hiểm của bệnh cũng khác nhau. 

– Nếu bị thiếu máu nhẹ thì chỉ gây mệt mỏi, xanh xao, miễn dịch kém ở trẻ. Nhưng giai đoạn nặng có thể khiến trẻ thấp còi, có chỉ số thông minh không cao. Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng bị hạn chế vận động, hay ốm đau và chậm biết đi. Trẻ thanh thiếu niên tuổi dậy thì bị thiếu máu có thể chậm tiếp thu, học kém, cơ thể mệt mỏi. 

– Mẹ bầu thiếu máu, thiếu sắt dễ bị sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kì, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Ngoài ra nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa tính mạng người mẹ. Đặc biệt, acid folic là thành phần rất quan trọng trong những tháng đầu của thai kì. Nếu thiếu có thể gây dị tật ống thần kinh cho thai nhi( nứt cột sống, vô sọ,..). Ảnh hưởng vĩnh viễn đến đứa trẻ sau này.

thieu-mau-dinh-duong-dinh-nghia-nguyen-nhan-va-muc-do-nguy-hiem-3
Thiếu máu ở trẻ khiến trẻ có kết quả học tập kém, hay mệt mỏi.

Cách điều trị bệnh thiếu máu dinh dưỡng hiệu quả

– Xây dựng thực đơn ăn uống giàu dưỡng chất. Tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, vitamin B12 và Vitamin B9. Đặc biệt các loại thịt đỏ, gà, cá, gan và các loại rau lá xanh.

– Ăn uống khoa học và nghỉ ngơi đầy đủ.

– Hạn chế uống trà, cà phê sau khi ăn các thực phẩm bổ máu

– Sử dụng các loại thuốc sắt bổ máu để bù đắp sự thiếu hụt sắt, vitamin hiệu quả nhanh nhất. Nên được thăm khám và có chỉ định của bác sĩ để bổ sung sản phẩm hiệu quả.

Những thực phẩm tốt cho người thiếu máu dinh dưỡng
Những thực phẩm tốt cho người thiếu máu dinh dưỡng

Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu dinh dưỡng hiệu quả nhất

– Xây dựng thực đơn ăn uống dinh dưỡng có đẩy đủ tinh bột, chất đạm, chất béo, chất sắt, canxi và vitamin. 

– Bổ sung thêm vào thực đơn các sản phẩm giàu sắt như nội tặng động vật, ngao, hải sản và các loại rau lá xanh thẫm. 

– Uống dự phòng/bổ sung thêm sắt, axit folic, vitamin B12 trong các giai đoạn bé sinh non, ăn sữa công thức hoàn toàn. Đặc biệt là đối tượng phụ nữ mang thai và sau khi sinh. Thuốc sắt Avisure Safoli với thành phần Sắt III Hydroxyd Polymantose 166,67mg tương đương với 50mg sắt nguyên tố,
Acid folic: 0.35mg. Chính là sự tuyệt vời giúp dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ. 

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu được phần nào về thiếu máu dinh dưỡng. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, đừng quên liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước : 1800.0016, đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Xem thêm: Trẻ bị thiếu máu nên uống thuốc gì

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).