Tác dụng phụ của thuốc bổ máu là gì? Cách dùng thuốc bổ máu hiệu quả
Tháng Hai 9, 2022Thuốc bổ máu giúp bổ sung các chất cần thiết cho quá trình tạo máu trong cơ thêm. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bổ máu có thể gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về các tác dụng phụ của thuốc bổ máu nhé.
Thuốc bổ máu có tác dụng gì?
Thuốc bổ máu không còn xa lạ gì với mọi người đặc biệt là với phụ nữ. Giống như tên gọi của nó, thuốc bổ máu có tác dụng bổ sung các chất cần thiết cho quá trình tạo máu. Từ đó, hỗ trợ bù đắp sự thiếu hụt máu, giúp cơ thể hoạt động bình thường. Các chất tạo máu bao gồm sắt, vitamin b12, acid folic. Những vi chất này cơ thể không thể tự tổng hợp những được cơ thể hấp thụ từ thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh lý khó hấp thụ sắt, acid folic, vitamin B12 hoặc ăn uống thiếu khoa học, thiếu vi chất. Thì cũng có nguy cơ cao bị thiếu máu.
Do vậy, Thuốc bổ máu được nghiên cứu với mục đích bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Từ đó, hỗ trợ cơ thể tạo nên các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Sản phẩm bổ mãu hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị tình trạng thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu do thiếu acid folic, vitamin B12… Ngoài các thành phần tạo máu, trong thuốc bổ máu còn có chứa vitamin C, B6, kẽm… giúp cung cấp các dưỡng chất cho cơ thể và giúp quá trình tạo máu diễn ra tốt hơn.
Thuốc bổ máu phù hợp cho các đối tượng
Các sản phẩm thuốc bổ máu dùng cho các đối tượng. Chẳng hạn:
– Phòng và điều trị thiếu máu: thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu ác tính, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu nhược sắc hồng cầu to…
– Phụ nữ mang thai.
– Người kém hấp thu sắt từ thực phẩm.
– Những người không ăn uống đa dạng các loại thực phẩm.
Tác dụng phụ của thuốc bổ máu là gì?
Thuốc uống bổ sung máu mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Đặc biệt, nó tăng cường sức khỏe cho người bị thiếu máu, thiếu sắt. Tuy nhiên, thuốc bổ máu cũng có thể có 1 số tác dụng phụ như sau:
– Buồn nôn, nôn
Nôn và buồn nôn chính là tác dụng phụ thường thấy nhất của thuốc bổ máu nói chung và thuốc sắt nói riêng. Nếu gặp phải tình trạng nôn, buồn nôn kéo dài khi sử dụng thuốc bổ máu bạn nên ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ của mình để được tư vấn. Xem đây có phải nguyên nhân, tác dụng phụ của thuốc bổ máu hay do nguyên nhân nào khác.
– Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như táo bón, nóng trong
Khi sử dụng sắt vô cơ, sắt được hấp thu không hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Do đó, nó gây ứ đọng và có thể dẫn đến táo bón. Do vậy, lời khuyên nên lựa chọn sắt hữu cơ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn, tránh nóng trong hay táo bón. Ngoài ra, lời khuyên nên uống sắt cùng với vitamin C giúp tăng khả năng hấp thu sắt và giảm tình trạng nóng trong.
– Thuốc bổ máu có thể gây kích thích đường tiêu hóa
Các biểu hiện kích ứng đường tiêu hóa mà người uống thuốc có thể gặp phải. Cụ thể như một số biểu hiện như đau quặn bụng, co thắt bụng. Do đó nên uống thuốc bổ máu ngay sau bữa ăn.
– Phân và nước tiểu có màu sẫm
Một số trường hợp thuốc sắt gặp tình trạng phân và nước tiểu có màu sẫm. Hay đây chính là sự thay đổi màu sắc, tính chất của phân. Phân có thể đen hoặc xanh kèm theo nước tiểu màu sẫm. Khá nhiều người lo lắng về vấn đề này sau khi uống thuốc bổ máu. Tuy nhiên, đây là tác dụng phụ rất thường gặp và nó không có gì nguy hiểm. Đặc biệt hiện tượng này sẽ biến mất sau khi bạn ngừng sử dụng thuốc bổ máu.
– Phản ứng dị ứng
Phát ban, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, tức ngực, khó thở… Những tác dụng phụ này có thể xảy ra khi bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc bổ máu. Vì vậy trước khi lựa chọn một loại thuốc bổ máu, bạn nên liệt kê các chất bạn bị dị ứng với bác sĩ. Khi bị dị ứng, ngứa ngáy, phát ban hãy dừng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Những tác dụng phụ khác
Nếu lạm dụng thuốc bổ máu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như: tổn thương chức năng gan, mắc các bệnh tim mạch, thay đổi sắc tố da, tổn thương buồng trứng ở nữ, dư thừa sắt gây viêm khớp…
Xem thêm bài viết: Uống thuốc bổ máu có mập không
Sử dụng thuốc bổ máu như nào để đạt hiệu quả tốt nhất
Để phát huy tốt nhất hiệu quả của thuốc bổ máu và tránh được các tác dụng phụ của thuốc bổ máu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Lựa chọn thuốc bổ máu có thành phần phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Trước khi quyết định sử dụng loại thuốc bổ máu nào cần xác định được rõ nguyên nhân thiếu máu. Nếu bạn bị thiếu máu do thiếu sắt và acid folic có thể lựa chọn loại thuốc bổ máu chứa cả 2 thành phần này. Nếu thiếu vitamin B12 là nguyên nhân khiến bạn thiếu máu, có thể chọn vitamin B12 đường uống hoặc tiêm.
– Xem xét về dạng sắt có trong thuốc bổ máu. Nên lựa chọn dạng sắt hữu cơ sẽ giúp hấp thu tốt hơn và giảm các tác dụng phụ của thuốc bổ máu hiệu quả.
– Sử dụng thuốc bổ máu với vitamin C để tăng hấp thu và giảm tác dụng phụ.
– Khi uống thuốc bổ máu chứa sắt nên uống cách xa canxi ít nhất 2 giờ. Bởi khi uống chung sẽ làm cản trở hấp thu của nhau và đào thải ra ngoài.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn các thông tin về tác dụng phụ của thuốc bổ máu cũng như cách sử dụng thuốc bổ máu hiệu quả. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn chi tiết nhất.
Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.
Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai
Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.
THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.
CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).