fbpx

Chăm sóc rạn da khi mang thai cho mẹ bầu

Tháng Tám 28, 2021

Để có thể tận hưởng niềm hạnh phúc đón con chào đời, mẹ sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm tổn hại đến tâm lý và sức khỏe của mình. Trong đó, hiện tượng rạn da khi mang thai có thể gây ra những lo lắng và tổn thương tâm lý cho mẹ. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cách chăm sóc rạn da mang lại hiệu quả cao mà mẹ bầu có thể tham khảo.

Rạn da khi mang thai xuất hiện từ tháng thứ mấy?

Đa số phụ nữ mang thai không thể biết được mình bị rạn da khi nào cho đến khi nhìn thấy các vết rạn trên cơ thể. Tuỳ vào cơ địa mỗi người mà thời điểm xuất hiện các vết rạn sẽ khác nhau. Theo thống kê có đến 90% phụ nữ gặp phải hiện tượng rạn da khi bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, đó là vào khoảng tháng 6, tháng 7.

Các vết rạn da sẽ dần xuất hiện khi trọng lượng cơ thể của mẹ bỗng tăng nhanh hơn mức độ co giãn của da bụng.

90% phụ nữ gặp phải hiện tượng rạn da khi bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ

90% phụ nữ gặp phải hiện tượng rạn da khi bước vào giai đoạn giữa của thai kỳ

Rạn da khi mang thai có thể xảy ra hay không còn tuỳ vào cơ thể của mẹ.

Các nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

+ Di truyền: Hiện tượng rạn da hoàn toàn có thể xảy ra qua di truyền. Nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang thai thì rất có thể bạn cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này.

+ Tuổi tác: Khi mẹ đã quá nhiều tuổi (trên 35) hoặc còn quá ít tuổi thì có khả năng rạn da cao. Điều này được cho là do da đang bị lão hoá dần hoặc vùng da chưa thực sự hoàn thiện.

+ Tiền sử: Trước khi mang thai mẹ đã từng bị rạn da thì khả năng rạn da khi mang thai là rất lớn. Rạn da trước mang thai thường gặp ở thời điểm dậy thì do lúc đó cơ thể có nhiều sự thay đổi.

+ Da thiếu dưỡng chất: Trước và trong quá trình mang thai, mẹ không chăm sóc da thường xuyên khiến da yếu dần, lão hoá nhanh, ít tính đàn hồi có thể dẫn đến rạn da.

+ Lười vận động: Nếu mẹ bầu không vận động thường xuyên cũng có nguy cơ bị rạn da cao hơn các thai phụ khác.

Các vị trí thường bị rạn da là bụng và ngực, tiếp đó là đùi và cánh tay. Các vết rạn da sẽ ngày càng lớn hơn khi tuổi thai càng lớn và cân nặng của mẹ tăng càng nhanh. Màu sắc của vết rạn phụ thuộc vào làn da của mỗi người. Da mẹ trắng sáng thì vết rạn thường có màu hồng. Và nếu da mẹ sẫm màu thì vết rạn thường sáng màu hơn.

Rạn da khi mang thai bao lâu thì hết?

Rạn da đối với phụ nữ mang thai là điều rất khó tránh. Các vết rạn da thường không gây đau nhưng có thể làm mẹ sẩn ngứa do da bị kéo căng. Ban đầu các vết rạn có màu hồng, đỏ hoặc tím, dần dần sẽ chuyển dần thành xám kéo dài đến hết thai kỳ. Sau khi sinh xong thì chuyển về đen tuỳ vào cơ địa mỗi người. Sau khi sinh, da bụng bị trùng xuống, chảy xệ. Tuỳ cơ địa mỗi người mà các vết rạn sẽ mờ dần và biến mất. Còn có trường hợp khác thì các vết rạn trở thành sẹo, gây mất thẩm mĩ, làm mẹ mất tự tin khi ra ngoài. Cần có phương án điều trị sớm để tránh các vết rạn trở nên khó chữa hơn.

Rạn da khi mang thai không gây đau nhưng có thể làm mẹ sẩn ngứa

Rạn da khi mang thai không gây đau nhưng có thể làm mẹ sẩn ngứa

Biện pháp chống rạn da khi mang bầu

Sau đây là các biện pháp giúp mẹ bầu phòng chống rạn da vô cùng hiệu quả. Mẹ cùng tham khảo nhé!

Bổ sung dưỡng chất cho da

Chăm sóc da từ bên trong lẫn bên ngoài là cách hiệu quả nhất để hạn chế rạn da khi mang thai. Mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho da cũng như các loại kem dưỡng da hàng ngày. Không quan trọng phải là thực phẩm đắt tiền hay các loại kem đắt tiền mà hãy quan tâm đến thành phần làn da của mẹ đang cần.

Bổ sung các thực phẩm chứa chất oxy hóa

Việc thêm vào chế độ ăn hàng ngày các thực phẩm chứa chất oxy hóa sẽ giúp nuôi dưỡng làn da tươi trẻ. Ví dụ như việt quất, dâu tây… Vitamin A giúp phục hồi mô da tổn thương từ vết rạn. Vitamin E mang đến lớp màng tế bào da có từ bông cải xanh và các loại hạt. Bổ sung vitamin D giúp giảm các vết rạn khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời…

Kiểm soát cân nặng khi mang thai

Tăng cân là tình trạng bình thường với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn lại trở thành nguyên nhân khiến mẹ bầu bị rạn da. Kiểm soát cân nặng không phải là ăn ít đi mà là với lượng thức ăn khoa học cơ thể mẹ vẫn đủ dưỡng chất cần thiết để thai nhi phát triển. Vì vậy hãy tham khảo các nguồn dinh dưỡng cần thiết trong thời kì mang thai hoặc tư vấn từ bác sĩ để có chế độ ăn hợp lý.

Uống nhiều nước, duy trì độ ẩm cho da

Mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Việc duy trì độ ẩm cho da cũng tăng tính đàn hồi tránh tình trạng rạn da khi mang thai.

Uống nhiều nước, duy trì độ ẩm cho da giúp phòng tránh rạn da khi mang thai

Uống nhiều nước, duy trì độ ẩm cho da giúp phòng tránh rạn da khi mang thai

Massage thường xuyên

Massage là cách giúp da đàn hồi tốt. Cũng đảm bảo mạch máu bên dưới da lưu thông, cung cấp dưỡng chất cho da mỗi ngày. Từ đó mẹ bầu có thể yên tâm hơn về tình trạng rạn da.

Ngoài ra, tẩy tế bào chết, sử dụng tinh dầu thiên nhiên dưỡng da, kem chống rạn da cũng là các cách thường được mẹ bầu sử dụng trước và trong khi mang thai để tránh được tình trạng rạn da. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để sử dụng các loại kem an toàn, tránh gây tác dụng phụ đối với cơ thể nhạy cảm khi mang thai các mẹ nhé.

Mang thai là một hành trình trong mệt mỏi nhưng hạnh phúc. Hiểu và chăm sóc kịp thời, đúng cách thì rạn da khi mang thai sẽ không còn là vấn đề nghiêm trọng nữa. Chúc mẹ bầu luôn rạng ngời và tự tin chuẩn bị đón con chào đời.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).