fbpx

7 mẹo đánh bay mệt mỏi khi mang thai mẹ bầu cần biết

Tháng Một 20, 2018

Mệt mỏi khi mang thai là tình trạng thường gặp trong thai kỳ. Thông thường, mệt mỏi khi mang thai phổ biến trong ba tháng đầu, sau đó giảm dần và tăng lên trong ba tháng cuối. Vậy thì nguyên nhân nào phổ biến khiến mẹ bầu mệt mỏi và giải pháp tối ưu là gì?

Mệt mỏi khi mang thai do sự thai đổi của cơ thể

Mệt mỏi khi mang thai ba tháng đầu

Khi mang thai ba tháng đầu, sự thay đổi đột ngột nồng độ hormon, đặc biệt là progesterone có thể là nguyên nhân gây ra mệt mỏi. Tại sao lại nói như vậy? Bởi, progesterone tăng cao khiến mẹ bầu dễ mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn. 

 

Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu
Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

Thể tích máu và nhu cầu sắt lúc này tăng lên gấp đôi. Mẹ bầu không bổ sung đầy đủ sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Điều này dẫn đến thiếu năng lượng cho cơ thể hoạt động, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ.

Mẹ bầu dù đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho việc mang thai hay không thì đều gặp phải những vấn đề tâm lý trong thai kỳ. Với những thay đổi trong cơ thể khiến mẹ bầu mệt mỏi nhiều hơn. Mẹ bầu lo lắng về sức khỏe của mình, lo cho sức khỏe của em bé.

Đây là tâm lý bình thường và tự nhiên, và mệt mỏi khi mang thai cũng là một phần của thai kỳ.

Mệt mỏi khi mang thai ba tháng giữa thai kỳ

Giai đoạn này mẹ bầu có thể cảm nhận rõ ràng sự lớn dần lên của em bé. cơ thể mẹ cũng thích nghi dần với những thay đổi trong giai đoạn đầu mang thai. Vì vậy, một số mẹ có thể thấy ít mệt mỏi hơn.

Đây là giai đoạn mà mẹ bầu có thể “tranh thủ” hoàn thành những công việc quan trọng. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng nếu triệu chứng mệt mỏi vẫn tiếp tục tái diễn. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong ba tháng giữa, mẹ bầu vẫn có thể gặp tình trạng mệt mỏi khi mang thai.

 

nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi khi mang thai
Rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu mệt mỏi khi mang thai

Mệt mỏi khi mang thai ba tháng cuối thai kỳ

Trong giai đoạn này, trọng lượng của em bé vào độ cao nhất, tạo một áp lực đáng kể lên cơ thể mẹ bầu. Điều này khiến mẹ bầu trở nên “nặng nề” hơn, những bước đi trở nên nặng trĩu, chậm chạp và khó khăn hơn. Ngay cả việc di chuyển cũng khiến mẹ bầu mệt mỏi.

Trọng lượng của em bé cũng khiến mẹ bầu khó ngủ hơn và đi tiểu thường xuyên hơn. Mệt mỏi khi mang thai đến từ những giấc ngủ không đảm bảo, khiến mẹ bầu buồn ngủ vào ban ngày. Việc đi tiểu nhiều lần cũng mang lại cảm giác không thoải mái nhất định, làm tăng cảm giác mệt mỏi cho mẹ bầu.

Một số nguyên nhân khác khiến mẹ mệt mỏi khi mang thai

– Thiếu máu: Khi mang thai, mẹ cần gấp đôi lượng máu để đảm bảo cho cả sự phát triển của thai nhi. Vì thế, một chế độ ăn bình thường sẽ không đáp ứng đủ lượng sắt mà mẹ cần thiết và sẽ gây thiếu máu cho mẹ. Khi lượng máu không đủ để đưa oxy đến tất cả bộ phận trong cơ thể thì mẹ bầu sẽ có hiện tượng mệt mỏi, khó thở.

 

Thiếu máu sẽ khiến bà bầu mệt mỏi khi mang thai
Thiếu máu sẽ khiến bà bầu mệt mỏi khi mang thai

– Tiểu đường thai kỳ: Tiểu đường thai kỳ sẽ khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu, dễ cáu gắt. Bà bầu cần đến gặp bác sỹ để kiểm soát tình trạng này nhằm giảm thiếu tối đa các tình trạng biến chứng thai kỳ.

– Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc mẹ sử dụng trong thai kỳ như thuốc chống ốm nghén, thuốc dị ứng,… có thể gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn,…

Ngoài ra mẹ có thể bị mệt mỏi do một số nguyên nhân khác như: mất ngủ, căng thẳng, ăn uống không đủ chất,…

Giải pháp chung đối phó với mệt mỏi khi mang thai

Dưới đây là 7 cách giúp mẹ giảm thiểu mệt mỏi chóng mặt khi mang thai.

Ngủ đủ giấc

 

ngủ đủ giấc giảm mệt mỏi khi mang thai
ngủ đủ giấc giảm mệt mỏi khi mang thai
       

Phụ nữ đang mang thai thường cảm thấy mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, do sự thay đổi kích thích tố trong thai kỳ gây ra. Để đối phó với vấn đề này, theo các chuyên gia, thai phụ cần phải cố gắng ngủ đủ giấc. Trong trường hợp bị mất ngủ vào ban đêm, chị em nên tranh thủ một giấc ngủ ngắn vào ban ngày để giúp cơ thể được nghỉ ngơi.

Thả lỏng, thư giãn trước khi đi ngủ giúp mẹ ngủ ngon hơn. Hãy tạo thói quen uống một ly sữa ấm, đọc một cuốn sách hay tắm nước ấm trước khi ngủ để cơ thể trở nên thư thái mẹ nhé.

Phòng ngủ chỉ là nơi để ngủ. Hãy sắp xếp phòng ngủ gọn gàng, ngăn nắp, tối giản đồ đạc. Nhưng thứ liên quan đến công việc như máy tính, hồ sơ, tài liệu,… có thể khiến mẹ không hoàn toàn được thư gian lúc ngủ.

Khi ngủ cần kéo rèm lại không để ánh sáng lọt vào hoặc chỉ để đèn ngủ với ánh sáng yếu. Một chiếc nêm êm cũng rất quan trọng cho giấc ngủ của mẹ.

Thêm nữa, hãy giữ cho nhiệt độ phòng khoảng 18-20 độ C, vì đây là nhiệt độ tốt nhất sẽ giúp mẹ ngủ ngon. Đồng thời, mẹ nhớ đặt chậu nước ở trước điều hòa để da không bị khô mẹ nhé.

Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế căng thẳng

Khối lượng công việc của mẹ bầu vẫn còn quá nhiều khiến mẹ bầu tăng mệt mỏi trong thời kỳ mang thai. Điều chỉnh bằng cách giảm thiểu công việc tại cơ quan và quan trọng hơn là người nhà hỗ trợ trong công việc nội trợ.

Việc chia sẻ cùng bà bầu những công việc hàng ngày giúp giảm stress sau những giờ làm việc căng thẳng. Từ đó, phần nào giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi, khó thở khi mang thai.

Chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng

 

chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng
chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng
         

Ăn những bữa ăn bổ dưỡng đảm bảo mẹ bầu có đủ năng lượng cho mẹ và bé trong thai kỳ, bởi nhu cầu năng lượng tăng lên nhiều. Mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đủ sắt, canxi, acid folic, vitamin,… thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của bé.

Nếu không cung cấp đủ năng lượng, mẹ bầu sẽ thường xuyên phải đối diện với những triệu chứng mệt mỏi trong thai kỳ.

Hạn chế trà và cà phê

Cafein trong trà và cà phê có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Đồng thời, tanin trong 2 loại đồ uống này cũng làm giảm hấp thu sắt, nguy cơ khiến bà bầu bị thiếu máu. Mẹ không nên uống trà và café trong thời kỳ mang thai.

Nếu uống thì không được quá 200mg cafein. Thay vào đó, mẹ bầu nên uống nước hoa quả như nước cam, nước bưởi,… để cung cấp vitamin cho cơ thể và tăng khả năng hấp thu sắt. Đồng thời, mẹ cũng nên uống các loại trà thảo mộc, trà bạc hà, trà gừng,..

Những loại đồ uống này giúp giảm buồn nôn, kích thích tiêu hóa giúp mẹ ăn ngon.

Tập thể dục

Không ít thai phụ nghĩ rằng khi mang thai và đang mệt mỏi, tập thể dục sẽ khiến họ kiệt sức hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Theo các chuyên gia, tập thể dục nhẹ giúp thai phụ xua tan cảm giác mệt mỏi.

Trong đó, đi bộ chậm được xem là một trong những bài tập thể dục tốt nhất đối với các thai phụ. Ngoài ra mẹ còn có thể tập một số môn khác như yoga, bơi lội nhẹ nhàng.

Massage thư giãn nhẹ nhàng

 

massage-giup-giai-phong-met-moi
           Masage giúp giải phóng mệt mỏi

Massage nhẹ nhàng giúp tuần hoàn máu của mẹ tốt hơn, giảm đau cơ bắp, xương khớp, đồng thời cũng mang lại cảm giác thư giãn, giải tỏa mệt mỏi. Mẹ hãy gặp các chuyên gia massgage chuyên nghiệp cho bà bầu để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Trường hợp mẹ không đến spa được, mẹ có thể nhờ người thân giúp đỡ. Tuy nhiên, mẹ nhớ chỉ được thực hiện những động tác nhẹ nhàng, không được bấm huyệt để tránh gây ra cơn co thắt. Vùng ngực và bụng cũng không nên massege vì có thể gây ra cơn gò tử cung.

Bổ sung thuốc sắt cho bà bầu đầy đủ

Thiếu máu thai kì là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi chóng mặt khi mang thai. Vì lúc này, nhu cầu tạo máu của cơ thể mẹ tăng lên gấp 2 lần để nuôi dưỡng thai nhi.

Bổ sung sắt, axit folic là cung cấp nguyên liệu thiếu yếu cho quá trình tạo máu cho cơ thể mẹ. Từ đó, mẹ và thai nhi cũng khỏe mạnh hơn.

Hi vọng với những thông tin trên các bạn đã có những kiến thức bổ ích để biết cách giảm mệt mỏi khi mang thai? Các bạn có thể liên hệ đến số  tổng đài miễn cước: 1800.0016 để được nhân viên tư vấn của công ty chúng tôi cung cấp thêm những kiến thức bổ ích về thai kỳ  và lựa chọn những sản phẩm bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu nhất nhé.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).