fbpx

Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu – Mẹ phải làm gì?

Tháng Mười Một 8, 2019

Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu nguyên nhân là gì? Giải pháp tốt nhất dành cho bà bầu là gì? Các mẹ cùng tìm hiểu sau đây nhé!

Nguyên nhân khiến mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

Hiện tượng mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu thường sẽ là kết quả của rất nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân đó bao gồm:

– Sự thay đổi hormone progesterone: 

Khi mang thai hormone progesterone trong máu mẹ tăng cao, dẫn đến những triệu chứng như nghén, nôn và buồn nôn sau khi ăn cho mẹ. Đồng thời, progesterone còn có tác dụng là giãn cơ trơn ở ruột non, ruột già khiến mẹ bị táo bón. Đây cũng là một nguyên nhân khiến mẹ lo lắng và mệt mỏi.

 

mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu
                                       Mẹ bị ốm nghén gây mệt mỏi khi mang thang 3 tháng đầu

– Những thay đổi ở hệ tuần hoàn của mẹ:

Khi mang thai, nhịp tim và cung lượng tim của mẹ tăng lên; tăng chuyển hóa để thích hợp với cơ thể của mẹ trong giai đoạn này. Điều này cũng khiến mẹ mất nhiều sức nên mệt mỏi hơn.

– Thiếu máu khi mang thai:

Mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều máu hơn để nuôi cả mẹ và bé, vì ậy giai đoạn này các mẹ thường bị thiếu máu. Tình trạng này cũng khiến mẹ có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt,…

– Lo lắng, suy nghĩ nhiều:

Đôi khi chính vì sự lo lắng và quá mức và suy nghĩ quá nhiều của mẹ, hay tưởng tượng cũng dẫn tới sự mệt mỏi cho mẹ.

– Ngoài ra, một số mẹ còn có tình trạng nghén ngủ, lúc nào cũng mệt mỏi và uể oải,…

Thường thì mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu là sự kết hợp của những nguyên nhân trên. Vì vậy, khi thấy mệt mỏi thời gian này các mẹ đừng quá lo lắng vì đây chỉ là sự thay đổi bình thường để thích ứng với cơ thể thôi.

 

thiếu máu khiến mẹ mang thai 3 tháng đầu mệt mỏi
                          Thiếu máu khi mang thai cũng có thể khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi

Giải pháp mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

Khi biết rõ được các nguyên nhân khiến mẹ mệt mỏi rồi, thì mẹ chỉ cần điều chỉnh với từng nguyên nhân thôi. 

Khắc phục tình trạng ốm nghén

Có lẽ ốm nghén là một nỗi sợ bao trùm lấy mỗi bà bầu khi mang thai 3 tháng đầu. Chỉ một chút kích thích đã khiến mẹ có cảm giác bồn chồn muốn nôn rồi. Nhưng cũng đừng lo lắng quá, để giải quyết vấn đề này các mẹ có thể áp dụng một vài cách đơn giản như khi ăn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, thêm gia vị gừng vào các món ăn để giảm cảm giác buồn nôn.

Điều trị thiếu máu cho mẹ

Khi mang thai, cơ thể mẹ cần nhiều máu hơn để nuôi dưỡng sự phát triển của thai nhi và đảm bảo đầy đủ máu cho mẹ. Điều này sẽ khiến nhiều mẹ bị thiếu máu và gây ra tình trạng thiếu máu. Vì vậy, các mẹ cần đi khám thường xuyên để biết tình trạng thiếu máu của mình và biết cách điều trị. Tùy theo mức độ, có thể bổ sung máu qua chế độ ăn uống thậm chí nhiều mẹ phải bổ sung bằng thuốc sắt.

Tham khảo: Mệt mỏi khi mang thai.

 

Mẹ nên đi khám để kiểm soát tình trạng thiếu máu của mình
                                     Mẹ nên đi khám để kiểm soát tình trạng thiếu máu của mình

Chế độ ăn uống để giảm mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

Bổ sung những thực phẩm giàu sắt và bổ máu

– Bí ngô: Thực phẩm này đã được nghiên cứu là giàu các dưỡng chất sắt, vitamin, canxi,… ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành hồng cầu. Vì vậy mẹ chú ý bổ sung những loại thực phẩm này nhé.

– Các loại hạt: hướng dương, hạnh nhân, hạt óc chó,…cũng là loại bổ máu tốt cho mẹ bầu, mẹ có thể thay thế đồ ăn vặt bằng những loại hạt này.

– Các loại thịt đỏ như thịt bò, thị lợn giàu sắt và giàu các dưỡng chất bổ dưỡng cho mẹ và bé.

– Ngoài ra còn các loại rau khác như: rau bina, rau súp lơ xanh; ngao, lòng đỏ trứng,… cũng là những thực phẩm bổ dưỡng dành cho bà bầu thiếu máu.

Bổ sung bằng các thuốc sắt cho bà bầu

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại, cũng khiến các mẹ hoang mang không biết loại nào là tốt. Các thuốc sắt có thành phần muối sắt III không oxy hóa có tính ưu việt là không gây kích ứng dạ dày. Vì vậy các mẹ có thể tham khảo để bổ sung khi thiếu.

 

bổ sung sắt hạn chế thiếu máu
                                               Bà bầu có thể bổ sung thêm sắt từ viên uống

Nghỉ ngơi hợp lý

– Các mẹ nên đi ngủ sớm hơn so với bình thường 1-2 tiếng, tránh uống những đồ uống gây mất ngủ như trà, cà phê, tránh đọc sách trước khi đi ngủ và tránh uống nhiều nước trước khi đi ngủ tối.

– Cố gắng nghỉ ngơi nhiều hơn bất cứ lúc nào có thể, đừng cố gắng làm điều gì khi mẹ đã mệt mỏi. Đôi khi nghỉ ngơi một chút cũng khiến mẹ được hồi lại sức và khỏe hơn.

Xem thêm:  Hay mệt mỏi về chiều khi mang thai.

Ăn uống đầy đủ dưỡng chất

– Nên ăn uống những thực phẩm giàu năng lượng như protein, carbohydrate, kết hợp bổ sung cả rau xanh đảm bảo không bị táo bón.

– Ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa,…

Uống đủ nước hàng ngày

Nước là nguồn sống của mỗi người, với bà bầu thì càng quan trọng. Vì vậy mẹ nhớ uống đủ nước hàng ngày khoảng 2l mỗi ngày nhé.

 

 Bà bầu nên uống hơn 2l nước mỗi ngày
                                                  Bà bầu nên uống hơn 2l nước mỗi ngày

Tập thể dục hợp lý 

Vận động cơ thể hợp lý cũng sẽ giúp máu mẹ lưu thông tốt hơn, bớt mệt mỏi hơn. Các mẹ có thể tham khảo và thực hành một số bài tập phù hợp với bà bầu như đi dạo vào sáng sớm hít thở không khí trong lành, tập yoga theo hướng dẫn,…

Trên đây là những thông tin hữu ích để giúp mẹ yên tâm hơn khi gặp tình trạng mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu. Hi vọng sẽ giúp các mẹ biết cách giải cứu mình khỏi tình trạng mệt mỏi. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

Liên hệ tổng đài: 1800.0065 để được tư vấn sức khỏe thai kỳ miễn phí.

ĐẶT MUA ONLINE

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai Safoli có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Vui lòng xem Hệ thống nhà thuốc hoặc liên hệ tổng đài 1800.0016 để được hướng dẫn.

Hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được tư vấn:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chuyên gia tư vấn miễn phí

Đăng ký nhận tư vấn sức khỏe thai kỳ 24/7

Thuốc sắt cho phụ nữ mang thai

Safoli phòng và điều trị thiếu máu thiếu sắt thai kỳ.

THÀNH PHẦN: Sắt (III) hydroxyd polymaltose tương đương 50mg sắt nguyên tố, Acid folic 0,35mg.

CHỈ ĐỊNH: Dự phòng và điều trị thiếu sắt và acid folic trong thời kỳ mang thai khi lượng bổ sung qua thức ăn là không đủ trong 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc từ tháng thứ 4).